Hỏi đáp 24h
  • Xin nhờ BS giúp cho em ạ! Em từng bị méo miệng vì liệt dây thần kinh số 7 (do lạnh). Em đã đi châm cứu, hết rồi, nhưng nó cứ tái phát lại. Sau đó em có đi vào khám ở BV ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, và được BS cho biết em bị di chứng liệt dây thần kinh số 7, rồi cho em 2 loại thuốc viên để uống. Em không bị tái phát khoảng vài ba tháng. Nhưng gần đây em hay bị ngứa ngứa, giật giật đâu đó trên khắp vùng mặt, cứ gãi nhẹ là hết, rồi lại ngứa chỗ khác. Và nếu không uống thuốc thì sẽ bị méo miệng lại. Hiện tại, em bị mất toa thuốc ở BV ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh cho (ah, có 1 loại là Baclofen gì gì đó..), nên em ra tiệm thuốc tây và họ bán cho em Valparin-200 (2v/ngày)+Prindax Tab (3v/ngày), trước đây có giảm nhưng nay uống hoài mà không thấy giảm gì! BS có thể giúp em, chỉ cho em phải làm gì hay uống thuốc gì không ạ? Xin chân thành cảm ơn các BS

    Trịnh Tiến Dũng
    ( 18:48 / 28.03.2013 )

    Chào bạn !
    Liệt dây thần kinh số 7 tùy theo nguyên nhân, vị trí tổn thương có thể gây ra các triệu chứng biểu hiện như: sa trễ da mặt, mất rãnh mũi má, liệt nửa cơ mặt, môi dưới sa trễ, khó mím miệng, ăn uống khó khăn, nhắm mắt không kín…Khả năng phục hồi của dây thần kinh số 7 phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên nhân gây ra tổn thương, vị trí tổn thương, mức độ thương tổn, thời gian bị tổn thương,…Các phương pháp điều trị nội khoa, châm cứu… thường đáp ứng với những trường hợp tổn thương dây thần kinh số 7 thể nhẹ, chủ yếu do phù nề, chèn ép... Còn với những tổn thương thực thể như đứt, dập nát, thường khả năng phục hồi kém.Trường hợp của bạn, thông tin về tổn thương còn ít nên chưa thể tư vấn cụ thể, bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa nội thần kinh và ngoại thần kinh để các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
    Ngoài ra để giúp bệnh mau bình phục bên cạnh dùng thuốc theo BS kê đơn, bạn kết hợp phương pháp vật lý trị liệu để xoa nắn và vận động những bắp thịt ở mặt có thể giúp chống co thắt. Dùng phương pháp chườm nóng cũng có tác dụng làm giảm đau, giảm co thắt bắp cơ. Bạn cũng nên học cách thư giãn, sử dụng phương pháp châm cứu, uống bổ sung các loại vitamin, nhất là B12, B6 và kẽm cũng rất có ích trong việc phục hồi. Tránh bị nhiễm lạnh, nhất là khi ngủ ban đêm. Phòng chống nhiễm vi khuẩn bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thường xuyên điều độ; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng như bến tàu xe, siêu thị, chợ… để tránh bị lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn gây ra. Không lạm dụng thuốc corticosteroid trong điều trị các bệnh cơ xương khớp.
    Chúc bạn sức khỏe

Câu hỏi cùng nhóm bệnh Thần Kinh

Số lượng người truy cập

12358530