Hỏi đáp 24h
  • Kính nhờ bác sĩ.rnCon gái cháu hiện được hơn 2 tháng tuổi.rnrnTừ lúc sinh con cháu đã có u máu ở mặt (theo như cháu tìm hiểu).rnrnHiện tại nó đã lan rộng hơn so với lúc mới sinh.rnCháu xin mô tả hình dạng: đường kính khoảng 2cm, nằm tại vùng dưới mắt, bên cạnh sống mũi. Các tia máu đỏ hơi nổi lên trên bề mặt da mặt, theo dạng các tia máu. Vậy xin bác sĩ tư vấn dùm cháu:rn1. Đây là loại bệnh gì, có nguy hiểm không?rn2. Cách thức điều trị như thế nào (tiêm, uống thuôc..) và thời gian kéo dài bao lâu.rn3. Sau điều trị có để lại di chứng, hay tác dụng phụ.rn4. Con cháu hiện mới hơn 02 tháng tuổi (sinh ngày 05/04/2013), vậy phương pháp điều trị nào thích hợp. Có nên để đến ngoài 03 tháng tuổi mới điều trị không.

    ngô quang hải
    ( 11:49 / 16.06.2013 )

    Chào bạn,

    U máu (dị dạng mạch máu bẩm sinh) là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Hầu hết các dị dạng thường xuất hiện ngay khi sinh hoặc trong vài tuần, vài tháng sau sinh. Khối u thường phát triển nhanh từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 10. Sau đó, 80 % trường hợp bệnh phát triển chậm lại và một số dị dạng sẽ mất hẳn. Trước một bệnh nhi bị u máu cần điều trị, việc cân nhắc thận trọng giữa hiệu quả can thiệp và tác hại lâu dài cho cuộc sống sau này của trẻ là rất cần thiết. Theo dõi diễn tiến và không can thiệp là biện pháp tốt nhất hiện nay trong điều trị u máu. Các bác sĩ thường rất dè dặt trong việc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Ngoài nguy cơ tái phát và tử vong do chảy nhiều máu, việc phẫu thuật các u lớn ở da mặt có thể tạo sẹo xấu, nhất là các u ở môi, mũi, tai và giữa gốc mũi.

    Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng. Đó là:

    U ở vùng niêm mạc.

    U ở mắt, ống tai, đường thở.

    U có nguy cơ lan tỏa xâm lấn.

    Tùy từng trường hợp cụ thể, cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị. Bạn nên đưa con đến bệnh viện nhi để khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

    Chúc con bạn sớm hồi phục!

Số lượng người truy cập

12252208