Hỏi đáp 24h
  • Chào bác sĩ,rnEm là nam năm nay 22 tuổi tình trạng sức khỏe tương đối tốt không có tiền sử bất kỳ bệnh gì (Ngoại trừ việc đứt dây chằn chưa phẫu thuật) nhưng do tính chất làm việc có yếu tố thời gian hơi lộn xộn nên cảm thấy hơi mệt mỏi và để phòng tránh việc mất cân bằng dinh dưỡng cũng như sức khỏe em có xài sản phẩm tảo xoắn spirulina để bổ sung và cân bằng dinh dưỡng. (Có bảng hàm lương dinh dưỡng trên website)rnhttp://spi-1.com/san-pham/Tao-Spirulina-Japan-Algae-+10--Deep-Sea-No.1-164.htmlrnBan đầu em xài liều dùng là 15v/ngày (HDSD của nhà sản xuất là 20~40v/ngày) thấy sức khỏe cải thiện nhiều ít mệt mỏi và tinh thần tốt, ít bị bệnh lặt vặt uể oải, nhưng sau đó em thấy có vẻ quà nhìu nên sau khoảng 2 tháng sử dụng em giảm còn 10v/ngày. (Em xài tới nay đã được 6 tháng liên tục và bắt đầu có dấu hiệu lạ)rnDạo gần đây em bị sưng môi dẫn tới khô nứt và chảy máu rất đau kéo dài trong 10 ngày vào bệnh viện khám da liễu thì bác sĩ cho xét nghiệm sinh hóa tổng hợp rồi nói chàm môi nhưng ko rõ nguyên nhân bác sĩ nói có thể do dị ứng. Em ngưng sử dụng tảo thì hết và khi xài lại thì lại bị lại, lặp lại tới lần thứ 3 thì em ngưng hẳn ko xài nữa và sau 2 tháng khi đã phục hồi thì hiện nay em xài với liệu lượng 5v/ngày tuy ko bị sưng môi nữa nhưng em có cảm giác ko có tác dụng gì.rnrnVậy xin bác sĩ giải đáp thắc mắc dùm em là sử dụng sản phẫm này có phải là nguyên nhân gây bệnh chàm môi ko!? và em có nên tiếp tục sử dụng hay không!? Hay bác sĩ có thể tư vấn cho em thêm cái gì nên ko nên hay cách dùng tảo đúng cách ko ạ!?rnrnEm chân thành cảm ơn bác sĩ.rn 

    Đặng Quang Minh
    ( 01:02 / 28.11.2013 )

     Chào bạn, nếu 3 lần bạn sử dụng tảo và nhận thấy hiện tượng dị ứng trên lặp lại thì khả năng cao là do dị ứng với thành phần của viên tảo này. Tuy sử dụng với liều 5 viên có thể bạn không gặp tình trạng dị ứng nhưng hiệu quả chưa chắc đã đạt vì liều sử dụng này quá bé với liều sử dụng theo hướng dẫn (20- 40 viên/ngày). Do đó bạn có thể ngưng sử dụng.

    Xin cung cấp thêm cho bạn  cũng như với bất kỳ dược liệu nào khác, người dùng tảo Spirulina nên tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc để tùy theo cơ tạng, thể trạng và tình trạng bệnh lý mà linh động áp dụng như sau:
    1. Người bệnh tim mạch: Để chia sẻ gánh nặng cho trục tiêu hóa không nên dùng tảo ngay sau bữa ăn chính, ngoại trừ trường hợp dùng tảo ở liều thấp. Tốt hơn nên uống tảo khoảng 1 giờ sau bữa điểm tâm để tận dụng công năng trợ tim của khoáng tố magnesium và calcium trong tảo, sau khi đã kiểm soát huyết áp. Để tránh tác dụng lợi tiểu ban đêm khiến bệnh nhân có thể mất ngủ do thành phần kalium trong tảo, không nên dùng tảo Spirulina vào buổi tối.
    2. Người bệnh tiểu đường: Để vừa cung cấp dưỡng chất, vừa chống cảm giác đói bụng vốn là nỗi khổ của nhiều người bệnh tiểu đường, nên dùng tảo trước mỗi bữa ăn và nhất là vào buổi tối để người bệnh không bị dằn vặt vì cảm giác đói trong đêm rồi sinh mất ngủ. Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống viêm đa thần kinh ngoại biên có thể yên tâm dùng chung với tảo vì thành phần sinh tố B và nhiều loại acid amin trong tảo có tác dụng cộng hưởng với thuốc  đặc hiệu.
    3. Người bệnh dạ dày: Nhằm tối ưu hóa công năng chống tác dụng xoi mòn của chất chua trong dạ dày, vừa cung cấp chất đạm để làm lành ổ loét, nạn nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên dùng tảo theo kiểu hai mặt giáp công, uống trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút và sau bữa ăn khoảng nửa giờ, nghĩa là tối thiểu 3 lần trong ngày.
    4. Người lao tâm: Với người căng thẳng thần kinh vì stress, việc dùng tảo trước bữa ăn sáng với ly nước khoáng lớn (300ml) là biện pháp nên được thực hiện mỗi ngày. Nhưng quan trọng không kém là thói quen dùng tảo khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể kịp thời biến tryptophan trong tảo thành serotonin, hoạt chất giữ vai tro quyết định cho giấc ngủ yên bình.
    5. Người lao lực:  Tùy theo mức độ suy nhược có thể dùng tảo sau mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Đừng bắt đầu với liều cao. Trái lại, nên bắt đầu với liều trung bình rồi tăng dần sau mỗi đợt dùng thuốc 5 ngày cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn thì trở lại liều thấp để ổn định tác dụng.
    6. Người cao tuổi: Để cung cấp dưỡng chất một cách hòa hoãn theo đúng nhịp sinh học của cơ thể người cao tuổi chỉ nên dùng liều thấp và chia đều trong ngày. Cách này cũng có thể áp dụng cho người chay trường, chẳng hạn dưới hình thức sau mỗi bữa cơm và thêm một lần trước khi đi ngủ. Riêng với người tập dưỡng sinh hay vật lý trị liệu thì 500mg tảo Spirulina sau mỗi buổi tập là điều cần thiết.
    7. Thai sản phụ: Bên cạnh chất đạm cần thiết cho sự tăng trưởng của thai nhi, trẻ sơ sinh, để cung cấp cho cơ thể acid folic, tiền sinh tố A, sắt ... nên dùng tảo Spirulina ở liều trung bình trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Trong ba tháng cuối nên theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong suốt thời gian cho con bú, người mẹ có thể yên tâm dùng tảo với liều cao. Khéo hơn nữa là dùng tảo sớm hơn cho người muốn mang thai vì nhu cầu về acid folic bội tăng nhiều tuần trước khi thụ tinh.
    8. Trẻ con: Tảo Spirulina trên nguyên tắc có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ rối loạn tiêu hóa do lạm dụng thuốc kháng sinh, nhưng phải hỏi ý kiến thầy thuốc. Điểm bất lợi duy nhất là tảo có mùi vị không ngon khi pha vào sữa. Xin đừng quên liều trung bình mỗi ngày không được vượt quá 150mg/kg trọng lượng của trẻ/ngày.
    9. Công nhân: Với người phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, người làm việc trong văn phòng cao ốc đóng kín,  việc áp dụng tảo Spirulina thường xuyên với liều trung bình, hay cho dù định kỳ 7-10 ngày trong tháng, chẳng hạn dưới hình thức sau bữa trưa và chiều, là một trong các biện pháp cơ bản để bảo vệ sức khỏe. Khéo hơn nữa là dùng tảo trước và sau ca trực cũng như tăng liều sau mỗi lần nghỉ bệnh.
    10. Vận động viên: Nên áp dụng tảo Spirulina dưới hình thức như sau dùng liều tối đa sau mỗi lần thi đấu liều trung bình sau buổi tập luyện và liều thấp sau mỗi bữa ăn để bảo tồn tác dụng trong suốt thời gian nghỉ ngơi.
    11. Người béo phì: Nhằm tận dụng chất xơ để kéo theo chất béo trong thực phẩm xuống thẳng ruột già, thay vì được hấp thu qua niêm mạc ruột non, cũng như để ức chế cảm giác đói, người muốn giảm cân nên dùng tảo Spirulina với liều trung bình nhưng trước mỗi bữa ăn chính khoảng 30 phút.
    12. Bệnh nhân sau đợt xạ trị, sau liệu trình chống lao: Để chống thiếu máu cũng như nhằm yểm trợ tiến trình tổng hợp kháng thể, nên dùng tảo Spirulina ở liều cao sau mỗi bữa ăn chính cho đến khi xét nghiệm huyết học trở về định mức bình thường. Sau đó có thể tiếp tục dùng tảo dài hạn ở liều trung bình.

    Chúc bạn sức khỏe!

Số lượng người truy cập

12252177