Chủ đề tháng 8 số 3: Nghiên cứu mới trong điều trị vẩy nến

Đặng Văn Em
PGS.TS
Đặng Văn Em

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da có vẩy phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp tới khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu. Theo thống kê có khoảng 4% dân số nước ta mắc bệnh này. Bệnh tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp giúp điều trị dứt điểm bệnh. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ tuối lứa nào và tổn thương gặp ở bất kỳ phần nào của bề mặt da. Biểu hiện của bệnh thường là những dát đỏ có vẩy trắng, khi cạo ra như sáp nến, vị trí khu trú ở vùng tỳ đè, nhiều trường hợp có thương tổn ở khớp và móng (30-40%).

Bệnh vẩy nến là một bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh có thể gây ra những tác động, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi vì bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách, hay bệnh nhân không tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng và tái phát với tần suất ngày càng nhiều.

Bệnh vẩy nến là bệnh mạn tính

Bệnh vẩy nến là bệnh mạn tính

Với những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật, hiện nay, hàng loạt các thuốc mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong kiểm soát bệnh vẩy nến, giúp hạn chế thương tổn, giảm tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một xu hướng mới hiện nay đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị, phòng tái phát mà ít gây tác dụng phụ.

Vừa qua, đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng kem Explaq kết hợp uống Methotrexat liều thấp (7,5mg/tuần)” do PGS.TS Đặng Văn Em làm chủ nhiệm đã hoàn thành và mang lại tin vui cho nhiều bệnh nhân vẩy nến. Để hiểu rõ hơn về kết quả và ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu này trong điều trị bệnh vẩy nến, chúng tôi  có mời PGS.TS Đặng Văn Em- chủ nhiệm bộ môn Da liễu- bệnh viện TƯ QĐ 108 đến tư vấn và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc về bệnh vẩy nến của các độc giả về chuyên đề “Nghiên cứu mới trong điều trị vẩy nến”. Quý vị có thể  gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30’ - 16h30' chiều thứ  4 ngày 19 tháng 8 năm 2015 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN  


Giao lưu trực tuyến: “Nghiên cứu mới trong điều trị vẩy nến



Explaq hân hạnh tài trợ chương trình


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Đặng Văn Em tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào bác sĩ, tôi bị bệnh vẩy nến đã 5 năm nay. Tôi nghe nói bị bệnh vẩy nến thì phải kiêng bia, rượu, nhưng rất khó, vì công việc của tôi thường xuyên phải đi gặp đối tác, nhậu với anh em. Có lẽ vì vậy nên bệnh hay tái phát, nhiều khi thấy khó chịu, mất tự tin. Tôi phải làm thế nào? Tôi có dùng được kem Explaq được không, dùng như thế nào?

    Nguyên
    ( 09:29 / 18.08.2015 )
  • Tôi năm nay 30 tuổi bị bệnh vảy nến cách đây 5 năm, cho tôi hỏi mức độ bệnh của vảy nến đánh giá ra sao.

    Hòa
    ( 09:24 / 18.08.2015 )
  • Bệnh vảy cá và bệnh vảy nến khác nhau nhiều không bác sĩ ? Sao nghe nhiều người bàn về bệnh vảy nến, còn bệnh vảy cá tuy không nguy hiểm nhưng cũng gây khó chịu cho người bệnh mỗi khi trời lạnh, da nứt nẻ ra. Có cách điều trị cho bệnh vảy cá không thưa bác sĩ?

    Thu
    ( 09:22 / 18.08.2015 )
  • Tôi năm nay 50 tuổi, bị vảy nến 10 năm, bác sĩ cho tôi biết phải bôi thuốc gì để khỏi bệnh, nếu chiếu tia UVA thì có hại cho sức khỏe không?

    Dũng
    ( 09:19 / 18.08.2015 )
  • Tôi đã bị vẩy nến 12 năm. Tôi đã tìm hiểu về bệnh và được điều trị nhiều thứ thuốc. Hiện nay tình trạng bệnh cũng ổn định và tôi chấp nhận sống chung với nó, nhưng tôi muốn hỏi bác sĩ. Trên thế giới hiện nay có thuốc hoặc liệu pháp nào mới hay không? Ở VN hiện nay đã có chưa và nơi nào có thể tiếp cận điều trị được?

    Thanh
    ( 09:18 / 18.08.2015 )
  • Tôi bị bệnh vẩy nến da đầu từ nhiều năm nay nên rất khó chịu và ngại giao tiếp với mọi người. Xin bác sĩ tư vấn cách điều trị và chăm sóc da đầu cho người bị bệnh vẩy nến da đầu như tôi?

    Hoa
    ( 09:13 / 18.08.2015 )
  • Tôi bị vẩy nến 9 năm nay, điều trị chủ yếu bằng corticoid. Sau này, nếu bệnh đỡ hơn tôi dùng giảm liều corticoid được không vì tôi dùng corticoid thì thấy cơ thể bị giữ nước?

    Phong
    ( 09:11 / 18.08.2015 )
  • Con tôi bị bệnh vảy nến ở thể móng, nhìn sùi sùi, gây đau đớn cho cháu. Cháu nên chữa bệnh như thế nào? Nhìn cháu bị bệnh tái phát mà tôi rất đau lòng, dùng nhiều thuốc mà bệnh của cháu vẫn không thuyên giảm

    Dũng
    ( 09:08 / 18.08.2015 )
  • Cách đây 3 năm, tôi đi khám và được chẩn đoán bị vảy nến thể mảng thông thường, bác sĩ có kê toa cho tôi sau 2 tuần sử dụng tôi thấy thuốc có hiệu quả. Giờ đây tôi thấy bệnh lại tái phát, xin bác sĩ có thể cho hỏi tôi có thể dùng lại thuốc theo toa cũ được không

    Luyến
    ( 09:06 / 18.08.2015 )
  • Do công việc phải thường xuyên ngâm chân tay trong nước nên chân tay của tôi bị sần sùi, da khô, nứt nẻ vào mùa đông có những mảng vẩy trắng, bong ra, gây ngứa. Đi khám thì bị vẩy nến, tôi có dùng kem thảo dược Explaq và uống Kim Miễn Khang do bác sĩ kê. Liệu dùng lâu có gây ảnh hưởng gì đến cơ thể như giữ nước, phù, teo da gì không?

    Thành
    ( 09:05 / 18.08.2015 )
1 2 3 Sau

Số lượng người truy cập

12130177