GLTT tháng 9 chủ đề: "Phương pháp phòng tránh và điều trị bướu cổ"
Trần Đình Ngạn
Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt thường. Bướu cổ thường được biết đến với bệnh bướu cổ đơn thuần, đây là dạng bướu cổ lành tính thường gặp nhất có nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt iod trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bướu cổ còn bao gồm các bệnh lý tuyến giáp nguy hiểm khác như: suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp, hay ung thư tuyến giáp và các bệnh lý này đều có một biểu hiện chung là có bướu ở cổ. Vì vậy, trong dân gian sử dụng thuật ngữ bướu cổ như một tên gọi chung của các bệnh lý tuyến giáp.
Bướu cổ đa phần là lành tính, bệnh hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng biện pháp nâng cao miễn dịch và cung cấp đầy đủ iod trong chế độ ăn hàng ngày. Sau một chặng đường dài nỗ lực đẩy lùi bệnh bướu cổ có hiệu quả trong những năm trước đây, thì hiện nay, các chương trình phòng chống bướu cổ ít được quan tâm, thêm vào đó là tỷ lệ người dân sử dụng muối iod ngày một giảm. Đây là nguyên nhân khiến cho số người mắc bệnh bướu cổ đang tăng trở lại với tốc độ khá nhanh.
Sử dụng muối iod để phòng ngừa bướu cổ
Hiện nay chúng ta đã có nhiều phương tiện cũng như phương pháp (trực tiếp và gián tiếp) để chẩn đoán xác định bệnh tuyến giáp. Đồng thời cũng có nhiều tiến bộ trong điều trị các bệnh lý bướu cổ từ tây y đến đông y. Theo y học hiện đại, có thể điều trị các bệnh lý tuyến giáp bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, việc điều trị nội khoa trong tây y vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Điều trị sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc thuốc bổ sung hormon tuyến giáp là chưa đủ để cải thiện các triệu chứng của bệnh tuyến giáp cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. Điều trị ngoại khoa cũng ghi nhận một tỉ lệ tái phát bệnh khá cao, đồng thời cũng có nhiều nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Do đó, phương pháp “đông tây y kết hợp” đang được nhiều chuyên gia y tế quan tâm và là xu hướng điều trị bệnh an toàn, hiệu quả đối với các bệnh nhân bướu cổ. Bên cạnh đó, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên một chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, đồng thời luôn chủ động phòng ngừa các bệnh tuyến giáp bằng các sản phẩm hỗ trợ điều trị là điều vô cùng cấp thiết hiện nay.
Để chia sẻ với quý vị về phương pháp điều trị, phòng ngừa tái phát bệnh bướu cổ an toàn và hiệu quả, cũng như tuyên truyền và nâng cao hiểu biết về phòng chống bướu cổ cho cộng đồng một cách khoa học, chúng tôi có mời tới tham gia buổi tư vấn trực tuyến PGS. TS. Trần Đình Ngạn – Nguyên chủ nhiệm khoa Tim-Thận-Khớp và Nội tiết, bệnh viện Quân Y 103 với chủ đề ngày hôm nay là “Phương pháp phòng tránh và điều trị bướu cổ”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vì vậy nhanh tay đặt câu hỏi và đừng quên để lại số điện thoại chính xác để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00’ chiều thứ 5 ngày 15/09/2016 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.
Thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương - Hân hạnh tài trợ chương trình này!
MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Giao lưu trực tuyến: “Phương pháp phòng tránh và điều trị bướu cổ”
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Trần Đình Ngạn tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Chào bác sĩ, năm 2010 em bị bướu giáp nhân cả hai tuyến. Bướu của em phát triển nhanh và to nên phải mổ gấp. Sau khi mổ xong em vẫn thăm khám, uống thuốc đều vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút trong khoảng 3 tháng. Sau đó, em không có điều kiện nên không tái khám và ngừng thuốc luôn. Liệu bệnh của em có tái phát khi không uống thuốc không? Em thấy nhiều người bị ...
Thủy( 14:39 / 14.09.2016 ) -
Cách đây 1 tháng cháu đi khám bệnh, với triệu chứng khó thở, hồi hộp, đau ngực, tay rất run, cháu được xét nghiệm máu, siêu âm tuyến giáp thì được chẩn đoán bướu cổ basedow, có dấu hiệu suy tim. Cháu có tham khảo thì biết đến sản phẩm Ích Giáp Vương, nhiều người sử dụng sản phẩm hiệu quả tốt nên muốn dùng kết hợp để bệnh nhanh khỏi. Xin hỏi, trường hợp của cháu có thể sử ...
Ngọc Anh( 14:38 / 14.09.2016 ) -
Thưa Bác Sĩ cho xin hỏi bệnh nhan bị bướu tuyến giáp lan tỏa đã điều trị bằng iode 131 tại khoa y học hạt nhân năm 2013 sau đó uống tiếp thuốc kháng giáp Thyrozol 5mg. Năm 2014,2015,2016 suy giáp BS bệnh viện đa khoa Long an cho uống Tamidan 100mcg. Ngày 30/8/2016. Kết quả xét thử máu tại bệnh viện Long an. Kết quả: FT3. ....4.94......p lo/i..... (3.1 -6.8).....QTKT.PPXN.MD20. FT4....26.79.....p lol/ L....(12 -22)......như trên MD21. TSH.....
Le trung bich sinh1958( 11:53 / 14.09.2016 ) -
tôi năm nay 45 tuổi,bị cao huyết áp, sống tại thành phố biển nha trang,về ăn uống rất cẩn thận vì tôi mắc phải bệnh sốc phản vệ,nay lại bị phình tuyến giáp,bác sĩ cho uống thuốc Berlthyrox mỗi sáng uống 1/2 viên 100 mcg uống xong cảm tưởng như tăng huyết áp người run nẩy bẩy vậy là sao vậy bác sĩ
Lại thị nhàn( 08:19 / 03.09.2016 ) -
Em bị suy giáp nhẹ.tuyến giáp bình thường, ko to, ko có nhân, ko mệt mỏi, cân nặng 43kg, ko giảm cân, nhịp tim 70-80. Xét nghiệm thấy chỉ số TSH tăng 0.62 đơn vị. Liệu có cần thiết phải điều trị bằng thuốc hay không? Có thể bù vào đường ăn không?
Phạm Hà( 23:48 / 02.09.2016 ) -
Chào bác sĩ .Gàn đây tôi phát hiện thấy mình có 1 hạch nhỏ bằng ngón tay út ở bên phải cổ. Có đi khám viện K1 . bác sĩ kết luận u nang keo tuyến giáp lành tính kích thước 2 cm. Bác sĩ không kê đơn thuốc , mà kết luận phẫu thuật cắt nang keo. Tôi xin hỏi Tôi có thể thực hiện phẫu thuật ở bệnh viện đa khoa tỉnh được không hay phải lêm viện ...
Trịnh Thị Thanh( 18:16 / 24.08.2016 ) -
chào bsi, con năm nay 17t rồi, con bị bướu cổ BASEDOW hồi lớp 5, đến giờ có điều trị uống thuốc thì cũng có sự suy giảm..nếu như bệnh này thì có được mổ hay không ạ..dùng loại thuốc gì cho tốt để có thể diệt bệnh bướu cổ này luôn ạ
Trinh( 09:37 / 24.08.2016 ) -
Thưa BS! Tôi là nam, 55 tuổi. Vừa qua, qua siêu âm giáp phát hiện thấy: Nhân giáp thùy phải d # 8mm. Đã làm xét nghiệm giải phẫu bệnh sinh thiết, kết quả: Lành tính và ở mục "Chẩn đoán giải phẫu bệnh" ghi: "Phình giáp thùy phải". Nhưng BS không cho thuốc mà bảo về theo dõi thêm một thời gian khi bướu lớn rồi mổ. Theo tôi được biết, điều trị bưới cổ có nhiều phương pháp ...
Văn Đình( 09:49 / 22.08.2016 ) -
Chào bác sĩ. Cách đây 2 tháng tôi có đi siêu âm và thử máu xac định tuyến giáp thì có kết quả kết luận TD đa nang giáp keo thùy trái, kích thước 2cm. Cấu trúc echo kém dmax #26×16. Chưa có hạch. Có các đốm echo dày dạng sao đuôi sao chổi. Không tăng phân bố mạch. Xét nghiêm máu p-lcd 22.3(tỉ lệ tế bào TC lớn) Thể tích khối tiểu cầu.0,23 Bệnh viện không cho thuốc uống ...
Phan miên thao( 22:08 / 18.08.2016 ) -
Con 16t mổ cừờng giáp xong con nghe nói cắt tuyến giáp toàn phần có nguy cơ cao bị suy giáp phải k ạ? Vậy con có thể ăn muối iot? Và con làm gì để ngừa và làm tuyến giáp khoẻ mạnh dể k suy giáp? con cảm ơn
Minh châu( 15:30 / 15.08.2016 )