GLTT tháng 3 “Bệnh eczema: Giải pháp phòng ngừa và điều trị toàn diện”
Nguyễn Thị Vân Anh
Bệnh eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, bệnh chàm thể tạng, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa rất khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh phức tạp nhưng bao giờ cũng có vai trò "thể địa dị ứng", về mô học có hiện tượng xốp bào (Spongiosis). Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, vậy có giải pháp nào để phòng ngừa và điều trị bệnh eczema không?
Bệnh eczema làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
Bệnh lý eczema có biểu hiện với các triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Biểu hiện bệnh trong giai đoạn cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình.
Trong khi biểu hiện mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Dù là biểu hiện cấp tính hay mạn tính, bệnh đều gây ngứa và khó chịu, thậm chí gây viêm, đau. Ngoài ra, bệnh còn gây mất thẩm mỹ làm người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, vậy giải pháp nào là hiệu quả cho bệnh eczema.
Tổn thương điển hình trong bệnh lý eczema
Giải pháp điều trị bệnh eczema
Điều trị bệnh eczema cần rất cẩn trọng, cần có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Tuỳ theo biểu hiện bệnh là cấp tính hay mạn tính mà cho thuốc điều trị phù hợp. Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh lý eczema còn chưa được làm sáng tỏ, vì vậy chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn được bệnh lý này. Do đó, mục tiêu đầu tiên trong điều trị bệnh eczema là làm giảm dị ứng, giảm ngứa cho làn da. Thêm vào đó cần tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch da; tăng cường dưỡng ẩm cho da, tăng tái tạo da và làm tăng cường sức khỏe làn da để dự phòng tái phát bệnh.
Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu điều trị bệnh eczema cũng như phòng ngừa bệnh tái phát như thế nào? Phương pháp nào an toàn, ít tác dụng phụ được áp dụng trong điều trị bệnh?
Để hiểu rõ hơn về bệnh eczema cũng như giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả và cách phòng ngừa phù hợp, chúng tôi có mời TS.BSCK II Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên trưởng khoa Nội - BV YHCT Trung Ương đến tư vấn, chia sẻ và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc liên quan của quý thính giả gửi về chương trình “Bệnh eczema: Giải pháp phòng ngừa và điều trị toàn diện”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vì vậy đừng quên để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00’ - 16h30' chiều thứ 5 ngày 16 tháng 3 năm 2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.
Eczestop hân hạnh tài trợ chương trình này.
Giao lưu trực tuyến: “Bệnh eczema: Giải pháp phòng ngừa và điều trị toàn diện”
MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ TS.BSCKII Nguyễn Thị Vân Anh tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Chào bác sĩ, cứ mùa đông là em bị bong da các đầu ngón tay và ngón chân, ở nhà có mẹ và một số người thân cũng bị triệu chứng như em. Chỉ bong da và không ngứa, bong nhiều lớp dẫn đến đau rát, mong bác sĩ tư vấn giúp em.
phạm ngọc sơn( 15:33 / 16.03.2017 ) -
Thưa bác Sỹ ở dưới cổ chân e bị một khoản màu trắng khi khô rà rất ngứa. Gần đây e thấy chân lông ở xung quang đó lên mụn và lan rộng ra rất ngứa. E gãi mà chảy máu mới thui xin bác Sỹ tư vấn giúp
Lương Văn hậu( 15:31 / 16.03.2017 ) -
Chào bác sĩ, con nhà em được hơn 3 tháng tuổi cháu bị chàm đầy 2 má, 2 cánh tay, 2 chân, 2 vành tai. Đi khám ở viện da liễu, bs kê kem dưỡng ẩm cho bé. Em có rửa và tắm lá chè xanh đặc cho bé sau đó bôi dưỡng ẩm dexeryl của Pháp sau mỗi 6-8h thì các vết chàm khô đỡ rất nhiều nhưng vết chàm ướt ở 2 vành tai e bôi sát trùng ...
Đoàn Thị Bằng( 13:12 / 16.03.2017 ) -
Em chào bác sĩ, em năm nay 34 tuổi .em hay bị ngứa em động tay lên da chỗ nào là ngứa và mẩn hết lên chỗ đó. Em hay bị ngứa nhất là mỗi khi tắm xong ,em tắm xong là em ngứa và mẩn hết toàn thân, em bi như vậy mấy năm rồi, mấy năm trước em hay mua thuốc chống di ứng về uống nhưng cũng chỉ dc mấy tiếng.rồi tình trạng ngứa vẫn ko thay ...
Cao thu hà( 12:29 / 16.03.2017 ) -
Chào bác sĩ ! Em là nam 18 tuổi , một năm trước em có bị lột da đầu . Em đã đi khám bệnh viện da liễu 2 lần , được biết bệnh là "viêm da tiết bã" . Trong quá trình uống , và bôi thuốc thì không còn lột da . nhưng khi hết thuốc thì da vẫn tiếp tục lột . Hiện giờ em bị lột ở phần da đầu , mặt , sau tai cổ ...
trần đức hoàn( 09:23 / 16.03.2017 ) -
thưa bác sĩ cho cháu hỏi tại sao cháu bị ngứa khu đeo thắt lưng và chỗ đeo đồng hồ ngưa kinh luôn lắm lúc gãi chảy cả máu bs ạ. cháu ko biết là cháu bị sao nhưng cứ mùa đông mới bị ngứa nhiều (cháu bị 3 năm rồi) đi khám bs bảo viêm da cơ địa vậy có đúng ko ạ
Triệu Ồng Trẩn( 09:20 / 16.03.2017 ) -
Bác sĩ em bị đị ứng với nước rữa chén hay sao các đầu ngón tay của em bị ăn hết dấu vân tay ban đầu bị 1 ngón h nó lang sang các ngón khác lun bac sĩ.Đi xét nghiệm thì ns bị nấm còn lúc đi khám người khác ns bị chàm.Và em đi khám các bác sĩ cho thuốc bôi với vitamin e ún mà mãi không hết.Em không biết phải làm sao mong bác sĩ tư ...
Phan Viết Tính( 09:16 / 16.03.2017 ) -
Chào bác sĩ. Con tên Ngân năm nay 15 tuổi. Hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng. Con bị bệnh về da liễu. Con đã đi nhiều nơi chữa nhưng hầu hết không biệu quả. Con bị khoảng 2 năm. Nó cũng dạng như vảy nến và thường xuyên mọc lên mặt con. Lúc đầu nó chỉ có một đốm bên vành mũi. Sau đó nó lan ra khắp vành mũi này và không lâu sau bên vành mũi kia ...
Nguyễn Đỗ Hoàng Ngân( 09:09 / 16.03.2017 ) -
Chào bsi.bé nhà c đi khám người ta bảo bị chàm hay còn gọi là viêm da ý.bsix bảo dùng hồ nước nhưng cháu bôi cho bé được 2 lần thì những vùng bôi đều bị vẩn đỏ và khô bong da.Cho c hỏi như thế có phải do tác dụng của thuốc mang lại không ạ!
Hoàng thị lệ( 09:08 / 16.03.2017 ) -
tôi là phụ nữ 52 tuổi,đã mãn kinh 4năm,tôi bị viêm da cơ địa và viêm mũi dị ứng, người hay mệt mỏi.tôi nghe nói viêm da cơ địa cần bổ sung thêm vi taminA,C,và kẽm.mong chuyên gia tư vấn giúp tôi.tôi cần bổ sung các vitamin và kẽm với lượng và thời gian như thếnào? uống vào lúc nào trong ngày là tốt nhất. khi uống cần lưu ý gì?tôi chân thành cảm ơn chuyên gia!
đinh an toàn( 09:06 / 16.03.2017 )