GLTT tháng 4 chủ đề: “Giải pháp mới từ thiên nhiên giúp lợi chắc, răng bền”

 Nguyễn Hồng Hải
TTƯT BSCKI
Nguyễn Hồng Hải

Việt Nam có câu tục ngữ “Cái răng, cái tóc là góc con người”, qua đó cũng có thể thấy ngay từ xưa ông cha ta đã đánh giá cao vai trò của hàm răng và mái tóc, coi đây là hai yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như diện mạo của mỗi người. Trong đó, việc chăm sóc răng miệng làm sao để đảm bảo “lợi chắc, răng bền” luôn được đặc biệt quan tâm bởi răng miệng đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng như tiêu hóa, phát âm và thể hiện nét thẩm mỹ, tâm lý, tình cảm cá tính của từng người.

Sức khỏe răng lợi có vai trò vô cùng quan trọng

Đảm nhận những vai trò quan trọng nên sức khỏe của răng miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi con người. Trong đó, mất răng là một biến cố quan trọng, gây biến đổi tại chỗ và toàn thân, đặc biệt mất răng toàn bộ gây biến đổi trầm trọng về giải phẫu, tâm lý và rối loạn chức năng tiêu hóa, phát âm và thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, quan hệ giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mất răng toàn bộ được xem như một thương tật về các phương diện thể chất, tinh thần và xã hội.

mất răng

Mất răng là điều không ai mong muốn

Nếu răng được ví như chồi cây, thì lợi (nướu) được coi như đất vun trồng để nuôi dưỡng và bảo vệ chồi cây lớn mạnh, phát triển và đảm bảo chức năng của mình. Nếu nướu lợi không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng cùng những hệ lụy của nó. Vì vậy, bảo vệ hàm răng không thể tách rời việc nuôi dưỡng nướu (lợi) mỗi ngày.

Một số bệnh lý răng lợi thường gặp

Sâu răng: là một bệnh lý làm tiêu men răng, ngà răng, các tổ chức không có tế bào. Việc tiêu men răng diễn ra một cách từ từ làm men răng yếu đi và bị phá vỡ hoàn toàn, sau đó ăn sâu dần vào bên trong ngà răng và răng dần bị phá hủy hoàn toàn.

Viêm lợi (viêm nướu răng): thường gây ra do sự tích tụ các mảng bám răng tạo nên những ổ vi khuẩn dẫn đến viêm. Các triệu chứng điển hình của viêm nướu răng là nướu bị đỏ, đau hoặc sưng; nướu răng chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa răng, đau khi nhai, có thể có mủ giữa răng và nướu, hơi thở có mùi hôi mà đánh răng không hết… Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm nướu răng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn là viêm quanh răng.

Viêm quanh răng (bệnh nha chu): là tình trạng nướu bị rút ra khỏi răng và tạo nên những khoảng trống giữa nướu và răng, rất dễ hình thành một ổ nhiễm khuẩn. Khi đó hệ miễn dịch của cơ thể phải chống lại các vi khuẩn ở các mảng bám vào răng hoặc phát triển dưới nướu. Những độc tố của vi khuẩn và phản ứng tự nhiên của cơ thể với hiện tượng nhiễm trùng sẽ bắt đầu phá vỡ xương và mô nâng đỡ xung quanh răng, làm tiêu xương ổ răng. Nếu không được điều trị phù hợp thì xương, nướu và mô hỗ trợ các răng bị phá hủy, dẫn đến tình trạng răng lung lay và rụng răng. Ngoài ra viêm quanh răng còn gây ra tình trạng hôi miệng làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp; làm đau vùng thái dương gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở bệnh nhân bị nha chu.

Phòng nguy cơ mất răng bằng phương pháp chăm sóc răng miệng toàn diện

Để phòng ngừa nguy cơ mất răng cũng như giải quyết các vấn đề viêm nướu lợi, viêm quanh răng, sâu răng… điều đặc biệt quan trọng là cần có giải pháp giúp tăng cường sức khỏe nướu răng hàng ngày. Để đạt được điều đó, cần đảm bảo được hai mục tiêu cụ thể: Một là tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng nướu răng để tăng cường sự chắc khỏe của nướu; hai là tăng cường sát khuẩn, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trên răng, làm sạch răng duy trì hàng ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù có thể đã biết được những vai trò quan trọng của việc chăm sóc răng lợi nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách.  Đồng thời, những giải pháp chăm sóc toàn diện, an toàn, hiệu quả để giúp lợi chắc răng bền là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. 

Vì vậy, để giúp độc giả có được những thông tin toàn diện về các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm quanh răng, cách chăm sóc răng miệng đúng cách cũng như cập nhật những giải pháp mới từ thiên nhiên giúp lợi chắc răng bền, chúng tôi mời tới chương trình Thầy thuốc ưu tú. BSCKI. Nguyễn Hồng Hải - Phó ban Trung ương hội y học Việt Nam để chia sẻ, tư vấn và giải đáp những câu hỏi thắc mắc của quý thính giả gửi đến chương trình chủ đề “Giải pháp mới từ thiên nhiên giúp lợi chắc, răng bền”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức bằng ô phía trên ngay bây giờ hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14 giờ 00 phút – 16 giờ 30 phút chiều thứ 5 ngày 13 tháng 04 năm 2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

GLTT tháng 4

Dung dịch nha khoa Nutridentiz hân hạnh tài trợ chương trình này!

MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN  


Giao lưu trực tuyến: Giải pháp mới từ thiên nhiên giúp lợi chắc, răng bền

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ TTƯT BSCKI Nguyễn Hồng Hải tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào bác sĩ, em năm nay 20 tuổi, em bị sâu răng, Ngày em đánh răng 3-4 lần, súc miệng nước muối, vẫn đau, mỗi lần đau em dùng kháng sinh vẫn không đỡ hết. Cho em hỏi có cách nào chữa không ạ?

    Nguyễn Thị Oanh
    ( 15:53 / 13.04.2017 )
  • Trước đây do thói quen thường xuyên ăn chua nhưng khi đó thì răng em vẫn chưa bị làm sao. Nhưng gần 1 năm nay 1 bên răng của em ê buốt rất khó chịu, nhai hay đánh răng về bên e buốt cũng cảm giác sợ. Xin hỏi bác sĩ em nên điều trị thế nào cho hết ê buốt răng

    Quỳnh Hương
    ( 15:50 / 13.04.2017 )
  • Em thường xuyên nhiệt miệng, nên rất khó chịu, vì khi bị nhiệt như vậy miệng không thơm tho, rất ngại giao tiếp. Trường hợp này em phải điều trị thế nào để nhanh khỏi và cải thiện được chứng hôi miệng? Em cám ơn BS

    Nguyễn Phương Thảo
    ( 15:47 / 13.04.2017 )
  • Chào bác sỹ, em năm nay 26 tuổi, mỗi lần em ăn đồ lạnh, chua hay ngọt quá thì luôn có cảm giác ê biết răng hàm. phải một lúc sau mới đỡ và ăn tiếp được, Xin hỏi bác sỹ là làm sao để khắc phục được ạ. Em xin cảm ơn

    Trịnh Thảo
    ( 14:59 / 13.04.2017 )
  • Chào Bs, em năm nay 43 tuổi, đang làm nghề lái xe, em có thói quen hút nhiều thuốc lá nhiều năm nay. Hiện tại, răng em có hiện tượng răng hàm bị sâu, nhiều khi rất đau nhức, răng ố vàng, và hơi thở nặng mùi. Bình thường em hay dùng kẹo singum nhưng tình trạng không cải thiện được lâu. Xin hỏi BS cách xử lý, làm sao để giảm đau nhức do sâu răng. Xin cảm ơn!

    Hoàng Tuấn
    ( 14:53 / 13.04.2017 )
  • Chào chào cô Hải, cháu năm nay 28 tuổi, khoảng 1 năm cháu hay bị chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng hoặc khi nhai thức ăn cứng, Mặc dù cháu vẫn vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần. Xin cô tư vấn cháu nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

    Hồng
    ( 14:45 / 13.04.2017 )
  • em bị viêm quanh răng thì nên điều trị như thế nào? và ăn uống, vệ sinh ra sao? có nên dùng thêm nước súc miệng hk ạ?

    Phạm Phương
    ( 14:25 / 13.04.2017 )
  • Thưa bác sĩ, hiện chị gái cháu đang mang bầu được 6 tháng và bị đau răng không ngủ được, cháu nghe bạn mách rễ cây lá lốt chữa đau răng khá hiệu quả, vậy có đúng không ạ? Vì hiện tại chị cháu đang mang thai nên không dám điều trị bằng nha khoa. Vậy rất mong bác sĩ tư vấn giúp cháu, cháu cảm ơn nhiều!

    Trần Hoa
    ( 14:16 / 13.04.2017 )
  • Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi bị mất 1 răng và sâu 1 răng và hay bị hôi miệng. Em muốn hỏi răng sâu thì nên xử lý thế nào, có cách nào giữ lại được không? Làm thế nào để phòng sâu răng và giảm hôi miệng ạ?

    Quang
    ( 14:10 / 13.04.2017 )
  • Xin chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi mẹ em năm nay 34 tuổi. Đột nhiên nướu chân răng của mẹ em bị sưng gần nửa hàm và nổi nhiều đẹn ở môi , và môi lúc nào cũng giống như sắp chảy máu ra. Và ở trên đầu tự nhiên nổi nhiều nốt như nốt ruồi son. Xin hỏi đó là biểu hiện của bệnh gì ạ ? Em cám ơn

    Cao Thị Bích Tiên
    ( 13:45 / 13.04.2017 )
1 2 3 Sau

Số lượng người truy cập

12129310