GLTT tháng 4 chủ đề: “Chung sống với bệnh Parkinson”
Lê Đức Hinh
Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển nặng dần theo thời gian, với các triệu chứng điển hình như: run, cứng cơ và chuyển động chậm chạp. Mặc dù có rất nhiều giả thiết khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được vì sao các tế bào sản xuất ra Dopamin (chất dẫn truyền thần kinh) lại bị chết đi hàng loạt và gây ra căn bệnh này. Chính vì thế, bệnh parkinson đến nay vẫn là thách thức lớn đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc.
Bạn sẽ làm gì để thoát ra nỗi sợ hãi, khi bất ngờ biết mình mắc bệnh Parkinson – một căn bệnh đến nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Trong khi đó, tiến triển của bệnh không dừng lại theo thời gian. Vận động trở nên khó khăn, các cơ bắp bị đau trở nên yếu ớt, khó giữ thăng bằng, dễ té ngã, táo bón, nuốt nghẹn, nuốt khó... thuốc điều trị giảm dần tác dụng.
Ở những giai đoạn muộn, ngoài các triệu chứng vận động, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ, ảo giác, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn. Không chỉ thế, họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về tình cảm, tài chính và sự nghiệp.
Khi mắc phải căn bệnh này, một số người cảm thấy không thể vượt qua được nỗi sợ hãi về bệnh tật và để mặc cho những năm tháng bị bệnh chìm đắm trong đau khổ và tuyệt vọng. Một số khác phải mất nhiều thời gian mới có thể cân bằng lại cuộc sống. Nhưng lại có những người, ngay khi bị bệnh, họ dám đối diện với sự thật về bệnh tật để vượt lên chính mình và học cách chung sống suốt đời với Parkinson.
Phải chăng bí quyết chung sống với bệnh Parkinson của họ là học cách quản lý các triệu chứng bằng thuốc điều trị, bằng tập luyện thường xuyên cũng như học cách cân bằng cảm xúc trong cuộc sống, cách sẻ chia những băn khoăn, lo lắng về bệnh tật với bác sỹ điều trị, với những người thân yêu của mình để tuyên chiến với Parkinson.
Nhân ngày Thế giới phòng chống bênh Parkinson 11/4, Nhãn hàng Vương Lão Kiện hân hạnh đồng hành cùng website: tuvansuckhoe24h.com.vn, tổ chức buổi giao lưu với chuyên đề “CHUNG SỐNG VỚI BỆNH PARKINSON", vào lúc 14h ngày 03/04/2017, với sự tham gia của GS Lê Đức Hinh – Nguyên chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam.
Quý vị độc giả có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến.
Nhãn hàng VƯƠNG LÃO KIỆN hân hạnh tài trợ chương trình này!
Một số hình ảnh trực tiếp của chương trình Giao lưu trực tuyến:
Giáo sư Lê Đức Hinh và MC dẫn chương trình
Đội ngũ hỗ trợ giáo sư trả lời trực tiếp cho độc giả
Giáo sư chụp ảnh kỉ niệm cùng chương trình
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Lê Đức Hinh tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Cháu chào giáo sư! Cháu muốn xin giáo sư tư vấn về bệnh pảkinson của mẹ cháu. Năm nay mẹ cháu 54 tuổi bị bệnh pảkinson hơn chục năm. Từ khi mắc bệnh mẹ cháu đã khám và điều trị ở bệnh viện Việt pháp đến nay liều dùng của mẹ cháu là ngày 6 lần thuốc madopar, mỗi lần 3/4 viên; ngoài ra còn thuốc sifrol và artane. Trước mẹ cháu uống thuốc thì khoảng 30 phút là có ...
Nguyễn Thuỳ chi( 22:17 / 03.04.2017 ) -
cháu xin hỏi: Cháu muốn được gặp trực tiếp bác sĩ Lê Đức Hinh để thăm khám bệnh thì cháu liên lạc bằng cách nào hay qua số điện thoại nào ạ hoặc cháu đến địa chỉ nào để gặp được bác ấy ạ. cháu xin chân thành cảm ơn
VU THI LAN( 16:45 / 03.04.2017 ) -
Tôi 59 tuổi, bị Parkinson 2 năm, đã khám ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hiện đang uống Madopa, Sifrol, thuốc lúc đầu có tác dụng nhưng thời gian gần đây 1 tay phải có cảm giác yếu và làm việc chậm chạp. Lần tái khám gần nhất là tháng 3. Xin hỏi tôi cần điều trị như thế nào?
Hạnh Nguyễn( 16:20 / 03.04.2017 ) -
Xin chào Giáo sư tôi năm nay 44 tuổi tôi sống ở xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ năm 2015 tôi thấy tay trái tôi tự nhiên thỉnh thoảng run run và tôi có đi khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và bác sỹ chẩn đoán tôi bị mắc chứng bệnh pakinson và cho tôi đơn thuốc về điều trị lâu dài tôi xin hỏi bác sỹ là loại thuốc Trihex2 có uống lâu dài được ...
Bùi Mạnh Lâm( 16:19 / 03.04.2017 ) -
-
- Thưa Giáo sư: Tôi năm nay 55 tuổi, trước đây 2 năm tôi bị sự cố về kinh tế nên tinh thần và sức khỏe bị suy sụp và cũng sau gần tại thời điểm đó tôi bị bệnh gút. Từ đó uống thuốc bác sĩ cấp gần như 6 tháng bệnh gút khá bớt hẳn, nhưng trong quá trình uống thuốc của bác sĩ cho tôi hay dùng quá liều. Cũng sau đó, thời gian sau cơ thể ...
Ngọc tan( 15:42 / 03.04.2017 ) -
Thưa bác sỹ, ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, tôi còn nghe nói có phương pháp giải phẫu sọ não. Vậy phương pháp này có giá trị điều trị không? Xin cảm ơn bác sỹ.
Nguyen Ngoc Nam( 15:12 / 03.04.2017 ) -
Năm nay tôi 54 tuổi. Tôi bị bệnh này 12 năm nay. Các năm trước uống thuốc thì đi lại và sinh hoạt bình thường. Nhưng sang năm nay thần kinh tôi không ổn định lúc mơ màng lúc không nhớ mình là ai. Có lúc hoảng loạn toàn nói chuyện ma quỷ! Tôi muốn hỏi bác sĩ bệnh tình của tôi tới giai đoạn nào và phải điều trị ra sao? Có biện pháp nào khác phục ko?
Phạm thị the( 15:05 / 03.04.2017 ) -
Cháu bị rôi loan tiền đình, uống thuốc được 3 tuần, cho cháu hỏi bệnh này uống thuốc trong bao lâu ah.
huy ngan( 14:57 / 03.04.2017 ) -
Mẹ cháu năm nay 54 tuoi bị bệnh pakinson hơn 10 năm nay, gần hai tháng nay bệnh mẹ cháu biểu hiện nặng hơn khó nuốt cứng hàm ảo giác hoảng loạn ko ngủ múa vờn, liều mẹ cháu đang dùng madopar 3/4 viên ngày 6 lần , Sifrol ngày 1 viên, Actan 1 viên, bác cho cháu hỏi tình hình mẹ cháu vậy có phải là giai đoạn cuối của bệnh ko, có cách nào làm giảm các triệu ...
Nguyễn Thị Lụa( 14:23 / 03.04.2017 )