GLTT tháng 5 chủ đề: "Mối liên hệ giữa các bệnh lý Tai – Mũi - Họng và xu hướng điều trị"

Nguyễn Thị Ngọc Dinh
PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Dinh

Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, nắng mưa đột ngột như hiện nay là những điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,… Mặc dù các bệnh lý này không quá nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, trong đó có thể gây ra các bệnh lý trên tai gây ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực.

Các bệnh lý Tai – Mũi - Họng có liên quan mật thiết với nhau

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, nhưng chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Ngoài ra còn có thể do nguyên nhân khác như: bụi, khói thuốc lá, hơi khí hóa chất, do sử dụng quá mức giọng nói, trào ngược dạ dày thực quản…. Các viêm nhiễm đường hô hấp trên dẫn đến tình trạng phù nề, xung huyết niêm mạc họng, và dây thanh quản gây khản tiếng, mất tiếng...

Các bệnh lý Tai – Mũi - Họng có liên quan mật thiết với nhau
Các bệnh lý Tai – Mũi - Họng có liên quan mật thiết với nhau

Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm khuẩn cũng gây tắc nghẽn, sưng đường mũi, họng và ống Eustachian (bộ phận nối giữa vòm họng và tai), từ đó dẫn đến viêm tai giữa. Viêm tai giữa thường phát triển nhanh chóng với các triệu chứng điển hình như: đau tai, sốt, chảy dịch từ tai, ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực,... Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm và nặng nhất là điếc vĩnh viễn.

Chính vì vậy, các bệnh lý tai mũi họng như 1 vòng luẩn quẩn có liên hệ mật thiết với nhau. Khi mắc bệnh lý này có thể dẫn tới bệnh lý kia và ngược lại.

Điều trị các bệnh lý Tai – Mũi - Họng khó khăn như thế nào?

Các bệnh lý tai mũi họng thường là mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm khi gặp các yếu tố khởi phát bệnh. Tùy vào từng bệnh lý mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau. Nhìn chung bệnh nhân sẽ được sử dụng các thuốc kháng sinh, giảm dị ứng, chống viêm…Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc tây điều trị dài ngày không chỉ làm suy kiệt sức khỏe vì tác dụng phụ của thuốc, mà còn làm kiệt quệ cả về tinh thần người bệnh bởi các thuốc tây chủ yếu giảm triệu chứng mà không điều trị được căn nguyên của bệnh. Thậm chí, sự đeo bám và tái lại thường xuyên của bệnh còn có thể gây stress, không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của bản thân người bệnh mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên có khả năng lây nhiễm cao nên mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh như: hạn chế tiếp xúc với người bệnh, giữ gìn chân tay sạch sẽ, giữ ấm cơ thể, mang khẩu trang khi đi ra ngoài hay tiếp xúc với người bệnh… Trước những thực trạng về bệnh lý tai mũi họng thường gặp, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, cùng với những hệ lụy của các bệnh lý này mang lại, một vấn đề đặt ra là: phương pháp phòng tránh và điều trị các bệnh lý này như thế nào để hiệu quả, an toàn và triệt để? Vấn đề này đang là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay.

Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng, cách phòng ngừa và phương pháp điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng thường gặp, chúng tôi có mời PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đến tư vấn và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc về bệnh của các độc giả về chuyên đề “Mối liên hệ giữa các bệnh lý Tai – Mũi - Họng và xu hướng điều trị”. Quý vị có thể  gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h - 16h30' chiều thứ  5 ngày 18 tháng 5 năm 2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

TPCN Tiêu Khiết Thanh và Kim Thính hân hạnh tài trợ chương trình này.

MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN  




Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào bác sĩ, bác sĩ cho e hỏi e bi thủng màng nhĩ tai bên phải và cũng bị nặng tai. Vậy cho em hỏi có chữa được không?

    Điên Hoang
    ( 10:31 / 19.05.2017 )
  • Thưa bác sĩ, cháu bẩm sinh bị hở hàm ếch (cháu ko có cái chắn ngang ở cổ họng) nên cháu bị nói ngọng. Bố mẹ cháu có cho cháu đi chữa ở việ Tai Mũi Họng năm cháu 12 tuổi, nhưng bệnh ko khỏi hẳn. Xin BS tư vấn giúp cháu xem cháu có thể chữa khỏi được không ạ, và chữa theo phương pháp nào. Cháu muốn được tự tin hơn trong giao tiếp, vì khi nói chuyện ...

    Nguyễn Thị nguyệt
    ( 15:54 / 18.05.2017 )
  • Bác sĩ ơi, cho cháu hỏi cứ cách ngày cháu lại ho, có chút đờm, ho thường xuất vào buổi tối, ít vào ban ngày. Đợt trước kéo dài gần 2 tháng, có uống thuốc nhưng khi uống nước lạnh lại ho ạ. Cho cháu hỏi thì có sao k ạ?

    Trinh
    ( 15:35 / 18.05.2017 )
  • Bé nhà em 6 tuổi bị Abidan từ nhỏ, bây giờ A của cháu rất to nhìn vào thấy rỗ như lá phổi.Liệu cháu có phải cắt A không ? bao nhiêu tuổi thì cắt được ạ ? Ngoài cắt ra còn phương pháp nào tốt hơn không ?

    LE THI CANH
    ( 15:00 / 18.05.2017 )
  • Bsy cho e hỏi amidan của em nó hay viêm sưng thì dùng gì

    Thanh Vương
    ( 14:41 / 18.05.2017 )
  • Chào bác sĩ, cháu năm nay 34 tuổi. Cháu bị viêm xoang từ nhiều năm nay nên muỗi khi làm việc trong phòng máy lạnh thì cháu hay bị ngạt mũi, sổ mũi. Khi thời tiết trở lạnh thì cháu hay bị đau nhức đầu, đau hốc mắt và hắt xì, sổ mũi liên tục. Mỗi khi cháu làm việc mà cúi đầu nhiều thì cháu hay bị chóng mặt, sau đó là đau đầu. Vậy cho cháu hỏi, cháu ...

    Nguyễn Văn Hiếu
    ( 14:41 / 18.05.2017 )
  • Tôi là giáo viên nên thường phải nói rất nhiều. Tuy nhiên, sau một trận cảm nặng, họng tôi trở nên yếu hẳn, thường xuyên bị đau rát, ho khan, khản tiếng, nặng hơn là mất tiếng. Triệu chứng của tôi như thế thì có thể sử dụng được Tiêu Khiết Thanh không và nếu dùng thì sau bao lâu tôi có thể khỏi bệnh vậy ạ?

    Thanh Nam
    ( 13:54 / 18.05.2017 )
  • Cháu có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, tuy nhiên gần đây, cháu có thêm một số triệu chứng khác như đau, rát cổ họng kèm theo nước mũi chảy nhiều, rất khó chịu. Xin hỏi, hiện tại cháu đang mắc bệnh gì? Liệu cháu có thể dùng Tiêu Khiết Thanh để khắc phục tình trạng đau rát họng được không? Mong bác sĩ tư vấn.

    Minh Thư
    ( 13:53 / 18.05.2017 )
  • Tôi (33 tuổi) làm nhân viên bán hàng, bị viêm thanh quản cách đây 3 năm và đã được điều trị. Tuy nhiên, gần đây tôi mắc bệnh viêm xoang sàng, có đờm và dịch mũi. Một người đồng nghiệp bị viêm thanh quản giống tôi đang uống Tiêu Khiết Thanh thì thấy hiệu quả rất tốt. Xin hỏi, trường hợp của tôi thì có thể sử dụng Tiêu Khiết Thanh được không?

    Minh Phương
    ( 13:52 / 18.05.2017 )
  • Tôi bị viêm thanh quản mạn tính 2 năm, mặc dù uống thuốc kháng sinh đã cải thiện nhưng do làm nghề giáo viên, phải thường xuyên nói nhiều nên bệnh hay tái phát. Tôi nghe đài thấy bác sĩ có đề cập tới sản phẩm Tiêu Khiết Thanh nên đã mua về dùng. Sau 4 tháng, tôi thấy có hiệu quả tốt, bệnh ít tái phát hẳn. Xin hỏi, tôi sử dụng sản phẩm này lâu dài có tác ...

    Lê Mai
    ( 13:44 / 18.05.2017 )
1 2 3 4 5 Sau

Số lượng người truy cập

12131147