GLTT chủ đề tháng 6 số 2: “Làm sao để ngăn chặn hệ quả khó lường của trầm cảm”

Nguyễn Văn Thông
GS.TS
Nguyễn Văn Thông

Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người. Đây là con số đáng báo động được Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai đưa ra nhân ngày Sức khỏe thế giới (7/4) với chủ đề “Trầm cảm – Hãy cùng trò chuyện” nhằm tăng cường nhận thức của toàn xã hội về sức khỏe tâm thần. Chúng ta cũng thường nghe đến trầm cảm đi kèm với các vụ tự tử hay giết người, vậy căn bệnh này là như thế nào, tại sao nó lại nguy hiểm đến vậy và chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những hệ quả đáng tiếc mà nó gây ra?

 

Làm sao để ngăn chặn hệ quả khó lường của trầm cảm!

Trầm cảm là bệnh như thế nào?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến công việc và xã hội đứng thứ hai sau bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trầm cảm đa phần do sang chấn tâm lý khi bị chấn động bởi một “cú sốc” nào đó ở trong cuộc sống hoặc do phải làm việc, sống trong một môi trường áp lực kéo dài quá sức chịu đựng. Trong đó, một số áp lực tâm lý hay gặp như mất người thân, ly hôn, con cái bỏ nhà, bị người yêu cự tuyệt, áp lực cơm áo gạo tiền hoặc những biến động lớn trong cuộc sống... Những sang chấn tâm lý này theo thời gian dần tác động khiến người bệnh rơi vào trạng thái thất vọng, chán nản và đau khổ. Tương tự,  khi bị bỏ rơi, khi mất hy vọng, thành công hay thất bại trong sự nghiệp, phạm lỗi, bị xử phạt, bị hiểu lầm làm giảm tính tự tôn cũng dễ dẫn tới trầm cảm… Các bác sĩ cho biết, người mắc chứng trầm cảm thường có các dấu hiệu điển hình như: 

-         Cảm giác buồn chán, trống rỗng;

-         Khó tập trung suy nghĩ, giảm trí nhớ;

-         Luôn có cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; Cảm giác bản thân tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng;

-          Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều.

-         Hay cáu gắt, giận dữ, tính cách thất thường.

-         Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày. Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều.

-         Người bệnh luôn tự tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân và người quanh mình. Vì thế, họ lại càng trở nên bi quan, bất an, căng thẳng thần kinh, xúc động và đôi khi làm cho mọi việc trở nên thái quá. Khi bệnh trầm cảm đã ở mức trầm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy chán sống, muốn bỏ tất cả và có ý định tự tử, một số khác thì có ý định làm hại những người xung quanh.

Trầm cảm – bệnh lý đáng sợ hơn chúng ta tưởng!

Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và cả sức khỏe bệnh nhân. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trên tâm thần kinh mà còn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch, mất ngủ, đau đầu, đau lưng, giảm ham muốn tình dục, rối loạn ăn uống, gây mệt mỏi kéo dài và hệ quả nguy hiểm nhất chính là tự sát hoặc hoang tưởng dẫn đến làm tổn thương người khác.

Trầm cảm là một triệu chứng tâm lý. Khi bị trầm cảm, con người ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật chán trường, buồn bã và tuyệt vọng. Căn bệnh này có tác động gián tiếp khiến con người có thể chết bất kỳ lúc nào. Người ta thường chỉ tự sát khi cuộc đời không còn gì có thể cứu vãn, và trầm cảm có thể làm được điều đó. Trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy cuộc đời trở nên thật vô vọng, để rồi tự kết thúc cuộc đời đau khổ của mình. Bên cạnh đó, để xoa dịu tâm trạng, người bệnh có xu hướng tự tìm đến những "phương thuốc" giúp họ thoải mái hơn, và đó thường là chất kích thích như bia rượu, thuốc lá...Và chính những tác nhân này lại càng làm cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là tử vong nếu không được quan tâm chăm sóc và điều trị tích cực

Khi chứng trầm cảm khi lên đến cực độ có thể gây nguy hại cho những người xung quanh. Điều này đặc biệt đúng với những trường hợp trầm cảm nặng sau sinh (Postpartum Depression), vì họ có thể gây nguy hiểm cho chính những đứa con của mình

Làm thế nào để ngăn chặn những hệ quả khó lường của trầm cảm?

Mục tiêu trong điều trị trầm cảm nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh hoặc ổn định bệnh càng sớm càng tốt, khi đó có thể duy trì các chức năng xã hội cho người bệnh và tiến tới hồi phục hoàn toàn.

Việc điều trị trầm cảm hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức và khó khăn. Phần lớn bệnh nhân trầm cảm đều không được nhận biết và điều trị sớm, nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm còn bị kỳ thị. Một số trường hợp bị ảnh hưởng trên các cơ quan khác nên lại đi khám tại các chuyên khoa khác trước khi đến khám tại chuyên khoa tâm thần, dẫn đến việc chậm chễ trong việc phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa.

Ngoài ra, điều trị trầm cảm cần phải kéo dài, tuy nhiên việc dùng thuốc tây y thường gây ra tác dụng không mong muốn, khiến bản thân bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nên cả bệnh nhân và gia đình đều không tuân thủ, bỏ điều trị. Chính vì vậy càng làm cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Thực tế, Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nặng nhưng không phải không có phương pháp điều trị triệt để, vì vậy, bản thân người bệnh cũng như gia đình cần kiên trì điều trị, thay đổi nhiều phương pháp nếu cần thiết để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh

Để giúp quý vị được hiểu rõ hơn về trầm cảm và cách để ngăn chặn hệ quả khó lường của bệnh lý này, chúng tôi có mời GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh, Viện Nghiên cứu y dược lâm sàng, BV TƯ Quân đội 108 -  Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam đến tham gia tư vấn trực tuyến với chủ đề “Làm sao để ngăn chặn hệ quả khó lường của trầm cảm?”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vì vậy đừng quên để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 13h15’ chiều thứ 5 ngày 15/06/2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

Kim Thần Khang hân hạnh tài trợ chương trình này.

MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN  




Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Nguyễn Văn Thông tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào bác sỹ, năm nay tôi 51 tuổi, trong người tôi hay mệt mỏi, cứ nửa đêm ngủ hay giật mình, hoảng loạn, lo sợ, ngủ không sâu, và có cảm giác ai đó đè lên mình. tình trạng này đã kéo dài 4-5 năm. Xin Bác sỹ tư vấn giúp tôi liệu tôi bị làm sao và khắc phục như thế nào?

    KHuyên
    ( 13:21 / 15.06.2017 )
  • Chào bác sỹ, bố cháu năm nay 50 tuổi. Bố cháu thường xuyên lo âu, căng thẳng. Bố cháu đi khám bác sỹ thì được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu và đã được kê đơn thuốc trong đó có Kim Thần Khang. Uống một thời gian thấy có hiệu quả, ăn ngủ ngon hơn, bớt lo âu, căng thẳng. Vậy cháu muốn hỏi bác sỹ là gần đây bố cháu bị đau dạ dày thì có tương ...

    Thành
    ( 13:20 / 15.06.2017 )
  • Gần đây, do phải làm thêm vào buổi tối nên tôi thường có biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ và hay suy nghĩ linh tinh. Sau khi uống Kim Thần Khang 2 tháng theo lời khuyên của bạn bè thì tôi thấy hết căng thẳng, không còn mất ngủ và cơ thể khỏe mạnh, dễ chịu. Xin hỏi, tôi dùng Kim Thần Khang lâu dài có bị tác dụng phụ nào không

    Lê Lan
    ( 13:19 / 15.06.2017 )
  • Tôi 54 (tuổi) thường có biểu hiện kém ăn, ngủ ít, mệt mỏi và hay lo âu. Tôi đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật và kê thuốc an thần cùng một số vitamin nhóm B. Tôi dùng kết hợp với Kim Thần Khang thì thấy đỡ mệt mỏi hơn rất nhiều. Vậy dùng như thế có gây tương tác thuốc không, thưa bác sĩ?

    Công Huy
    ( 13:18 / 15.06.2017 )
  • Khi bi tram cam vua dieu tri thuốc tay vua uống kim than khang co hết han bệnh khong

    Nguyễn van an
    ( 12:31 / 15.06.2017 )
  • Gần đây cháu gặp phải một tinh huống mà cháu nghĩ đã có người có ý đồ xấu làm hại cháu. Mặc dù cháu không thấy có bất kì dấu hiệu nào là mình bị làm hại nhưng cháu cứ luôn suy diễn,tưởng tượng ra rất nhiều tình huống xấu xa,khủng khiếp rằng họ đã làm cách nào để hại mình. Và cháu luôn tin rằng những gì cháu đang suy diễn chắc chắn đã xảy ra rồi và cháu ...

    Ngân
    ( 07:04 / 15.06.2017 )
  • Thưa bác sĩ, cháu chỉ bị đau dữ dội ở vùng thái dương mỗi khi nhai và há miệng rộng , nhưng lại kh đau răng gì cả, cứ khoảng 2-3 tháng là lại bị , mỗi lần như vậy thường kéo dài 2-3 ngày , nằm thì không sao nhưng lúc đi lâu lâu cháu lại bị chóng mặt , cảm giác như sàn nhà bị nghiêng í ạ , nhưng chỉ thoáng qua thôi, khoảng 3 giây lại ...

    Linh
    ( 09:27 / 14.06.2017 )
  • - Hiện tại, em đã đi làm việc, công việc cũng căng thẳng. Gần đây em có dấu hiệu hay nổi giận, tay rung, chán ăn, ngủ không sâu. Tim đập nhanh, sụt cân. Vấn đề như thế nghiên về bệnh nào? Hướng để được thăm khám như thế nào? Em trân trọng cảm ơn.

    Nguyễn Cẩm Nhàn
    ( 08:48 / 14.06.2017 )
  • thưa bác sỹ e năm nay 21 tuổi, thời gian gần đây e thấy trong người lúc nào cũng uể oải, khó chịu, không tập trung được và da của em thì ngày càng khô và bị sạm đen..đồng thời mặt của em thì có nhiều mụn và chủ yếu là mụn bọc..xin bác sỹ tư vấn dùm e là với những dấu hiệu như vậy thì e có thể bị mắc bệnh gì ạ..e xin cảm ơn ạ.

    nguyễn bá lộc
    ( 21:04 / 13.06.2017 )
  • Tôi 44 tuổi, hiện có chồng và 2 con trai khoẻ mạnh. Cuộc sống tuy không khá giả nhưng cũng không phải lo lắng về kinh tế. Mặc dù vậy về quá khứ tôi đã trải qua quá nhiều thăng trầm, và thường xuyên ốm đau.! Cho tới tháng 11/2016 tôi thấy mình có những biểu hiện bị lo âu, hoảng loạn... Tôi đã khám và điều trị tại viện sức khoẻ tâm thần BV Bạch Mai và được chẩn ...

    Hoàng Thị Trang
    ( 15:27 / 13.06.2017 )
1 2 Sau

Số lượng người truy cập

12253411