GLTT THÁNG 7 "Điều trị bệnh vẩy nến: Kết hợp trong uống ngoài bôi"

Trần Thị Thanh Nho
BS CK II
Trần Thị Thanh Nho

Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính, thường gặp và hay tái phát. Ở các nước Âu - Mỹ, tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến chiếm 1 - 2% dân số còn ở Việt Nam, tỉ lệ vẩy nến là 5 - 7% tổng số bệnh nhân da liễu đến khám tại các phòng khám da liễu.Với những triệu chứng điển hình thường gặp là xuất hiện mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau (từ vài milimet đến hàng chục centimet), nền cộm, thâm nhiễm, bề mặt phủ vẩy trắng như nến, khu trú một vùng hay rải rác khắp đầu mặt, thân mình, tay chân.

Bệnh vẩy nến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

Vẩy nến là bệnh phổ biến có tỉ lệ người mắc cao thứ 2 trong những người đến khám ở chuyên khoa Da liễu chỉ đứng sau bệnh viêm da cơ địa. Căn nguyên hay còn gọi là bệnh sinh của vẩy nến đã được nghiên cứu từ lâu song vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, ngày nay người ta cho rằng vẩy nến là bệnh ngoài da di truyền liên quan đến 1 gene lặn ở trên nhiễm sắc thể

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc... gen này được khởi động dẫn đến tăng sản tế bào biểu bì sinh ra vẩy nến.

Bệnh vẩy nến có nhiều thể khác nhau như vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể mảng, vẩy nến thể đồng tiền,… đó là những vẩy nến thể ngoài da, ít ảnh hưởng đến những chức năng khác trong cơ thể. Tuy nhiên một số thể khác như vẩy nến thể khớp, vẩy nến mụn mủ, vẩy nến thể đỏ da toàn thân,… ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác trong cơ thể như tim, thận, khớp, thậm chí có thể gây tử vong.

Bệnh vẩy nến ít gây nguy hiểm song lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hôi, quan hệ vợ chồng,.. Nhiều người bệnh vẩy nến, khi phát hiện bệnh cảm thấy shock và rất ngại ngùng, đặc biệt là khi nhận phải ánh mắt kỳ thị của những người xung quanh điều này có thể dẫn đến trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân vẩy nến mắc trầm cảm cao hơn hẳn so với người bình thường.

Kết hợp “Trong uống – Ngoài bôi” điều trị và dự phòng tái phát bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn, việc điều trị chủ yếu là dự phòng tái phát và điều trị triệu chứng. Người bệnh chỉ đi khám khi bệnh tình bùng phát, và khi triệu chứng bệnh được cải thiện thì người bệnh cần điều trị dự phòng để tránh tình trạng bệnh trở lại, nặng hơn và khó điều trị hơn. Liệu pháp “Trong uống – Ngoài bôi” có giúp điều trị cũng như dự phòng tái phát bệnh vẩy nến hay không?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh vẩy nến tái phát? Phương pháp nào an toàn, ít tác dụng phụ được áp dụng trong kiểm soát bệnh

Để hiểu rõ hơn về bệnh vẩy nến cũng như giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả và đặc biệt là cách phòng ngừa bệnh tái phát, chúng tôi có mời BS CK II Trần Thị Thanh Nho  – BV Đa Khoa Trí Đức đến tư vấn, chia sẻ và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc liên quan của quý thính giả gửi về chương trình “Điều trị bệnh vẩy nến: Kết hợp trong uống ngoài bôi”. Quý vị có thể  gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vị vậy đừng quên để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 9h45’ - 10h45' sáng thứ  3 ngày 18 tháng 7 năm 2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

 

MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

 

 


Kim Miễn Khang và Explaq hân hạnh tài trợ chương trình này!

Hình ảnh BSCKII Trần Thị Thanh Nho tư vấn cho độc giả của website tuvansuckhoe24h.com.vn

Kết hợp trong uống ngoài bôi trị bệnh vẩy nến

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ BS CK II Trần Thị Thanh Nho tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Tôi bị mắc bệnh vẩy nến đã 7 năm nay, bị trên da đầu, 2 cùi chỏ và ở chân. Tôi đã dùng nhiều loại thuốc nhưng chỉ đỡ được một thời gian bệnh lại tái phát. 2 tháng trở lại đây, theo lời khuyên của hiệu thuốc gần nhà, tôi uống Kim Miễn Khang và sử dụng kem bôi Explaq thì thấy các đám vẩy thu hẹp dần, bớt hẳn ngứa. Xin hỏi, tôi dùng 2 sản phẩm này ...

    Quốc Minh
    ( 09:06 / 18.07.2017 )
  • Chào bác sĩ. Cháu là Nuyễn Quyết Thắng. Năm nay chàu 25t. Cháu bị vảy nến được 6 tháng. Bệnh của cháu hiện tại chiếm diện tích 70% cơ thể. Nhưng ở trên móng và lòng bàn tay không có. Nó xuất hiện một ít trên mặt và trên đầu. Cháu đến bệnh viện da liễu TP.HCM thì bác sĩ kê đơn thuốc cho cháu gồm. 1. Xamiol Gel bôi 1 lần đầu buổi sáng. 2. Daivobet bôi 1 lần ...

    Nguyễn Quyết Thắng
    ( 09:05 / 18.07.2017 )
  • Thưa bác sĩ. Em bị Vảy Nến toàn thân. Em tìm hiểu phương pháp chiếu tia UVB cho bệnh vảy nến. Bác sĩ cho e hỏi là: Chiếu tia UVB có tác dụng phụ không ạ. T2 chiếu tia UVB bệnh sẽ tái phát nhanh không ạ. Và tái phát nhiều hơn lúc bị bệnh không ạ. T3 chiếu tia UVB có mất nhiều kinh phí không??? Em xin cảm ơn bá sĩ

    Nguyễn Loan
    ( 08:42 / 18.07.2017 )
  • e bị vảy nến lan trên 5 ngón tay trái. có cách nào chữa được bệnh này bác sĩ giúp với ạ. Đi khám da liễu, xét nghiệm có nấm ở móng tay

    phan ngọc minh
    ( 08:34 / 18.07.2017 )
  • Chồng em bị vẩy nến da đầu khoảng 3 năm nay, vậy bác sỹ cho em hỏi bị vảy nến có chữa khỏi hoàn toàn được không, chồng em đang dùng thuốc bôi Daivonex, Daivobet có dùng kéo dài được không? Bên cạnh đó chồng em cũng đã uống Kim Miễn Khang được 2 tháng nhưng chưa khỏi hẳn, xin bác sỹ tư vấn.

    Chị Hiền
    ( 01:00 / 06.07.2017 )

Số lượng người truy cập

12139166