GLTT tháng 8: "Phân biệt các bệnh lý xương khớp thường gặp"

Mai Thị Minh Tâm
TS. BS
Mai Thị Minh Tâm

Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay. Theo thống kê tại các bệnh viện, bệnh xương khớp giờ đây đã không còn là căn bệnh của người già mà đang có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi.

Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các bệnh xương khớp đến sức khỏe

Các số liệu thống kê ban đầu cho thấy, hiện nay có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và khoảng 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Bệnh lý về cơ xương khớp là vấn đề sức khỏe đang được rất nhiều người quan tâm bởi đây là một căn bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở các đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý về cơ xương khớp còn có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy ít dẫn đến tử vong và biểu hiện không nguy cấp như các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thử.. nhưng bệnh cơ xương khớp có thể khó hồi phục, gây di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng vận động và các sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Các bệnh lý xương khớp rất thường gặp trong cuộc sống

Bệnh lý cơ xương khớp- cần phân biệt đúng để điều trị hợp lý

Trong các bệnh lý thường gặp về xương khớp, phải kể đến đầu tiên đó là viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện. Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm 0,5%-3% dân số ở người lớn. Bệnh khởi phát 85% bắt đầu từ từ, tăng dần, 15% đột ngột với các dấu viêm cấp; đa số bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón, ngón gần), gối. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát viêm, sưng, đau nhiều khớp.

Thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp xảy ra khi cột sống bị thoái hóa cùng với sự già đi của cơ thể. Khi dây chằng, đĩa đệm, đốt sống không còn khả năng nâng đỡ và bảo vệ cột sống từ đó gây ra các triệu chứng nhức nhối, tê bì. Vị trí dễ bị thoái hóa nhất là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.

Thứ 3 là bệnh gút,  hiện nay bệnh gút rất phổ biến vì lý do ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Đối tượng thường mắc bệnh Gout là nam giới tuổi trên 30 và thường xuyên dùng bia rượu, ăn hải sản và thịt đỏ. Gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh khởi phát thường kéo theo những cơn đau rất khó chịu, triệu chứng là sưng, đỏ, đau, cứng khớp ở các ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay...

Do có rất nhiều các bệnh lý liên quan đến xương khớp, do đó làm thế nào để phân biệt đúng và điều trị hợp lý thì việc người bệnh có những hiểu biết về các bệnh lý xương khớp là rất cần thiết. Để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về triệu chứng và cách điều trị các bệnh lý xương khớp thường gặp, chúng tôi có mời TS.BSCKII. Mai Thị Minh Tâm- Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội- Khoa Y Dược Đại học Quốc gia Hà Nội  đến tư vấn và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc về bệnh của các độc giả về chuyên đề . Quý vị có thể  gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00’ - 15h00' chiều thứ  5 ngày 10 tháng 8 năm 2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

 

 

Giao lưu trực tuyến “Phân biệt các bệnh lý xương khớp thường gặp

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ TS. BS Mai Thị Minh Tâm tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Tôi bị đau ở cả hai bàn tay với biểu hiện là sưng, nóng, đỏ và hay bị vào buổi sáng, cứ đau bên tay trái lại nhảy sang đau tay phải. Tôi đã được chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp và tôi đang sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh, sau nửa năm trời sử dụng, các triệu chứng đau của tôi đã giảm hẳn, tôi rất mừng. Xin hỏi tôi dùng Hoàng Thấp Linh lâu thì có ...

    Nguyễn Thị Thơ
    ( 14:41 / 10.08.2017 )
  • Mẹ cháu được bác sĩ chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp đã 5 năm nay, gần đây, sau một lần đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, bác sĩ có tư vấn cho mẹ cháu uống Hoàng Thấp Linh. Mẹ cháu đang dùng cũng phải đến 3 tháng rồi, thấy cải thiện triệu chứng và giảm đau rất tốt, buổi sáng ngủ dậy đã không còn bị cứng khớp nữa. Cho cháu hỏi ngoài việc dùng thuốc đều ...

    Đào Thúy Quỳnh
    ( 14:39 / 10.08.2017 )
  • Chị tôi (48 tuổi) bị thoái hóa 2 đốt sống cổ và đau thần kinh tọa đã 5 năm nay. Chị tôi đã dùng thuốc Tây y và thuốc nam nhưng chỉ giảm đau và thường xuyên tái phát. Khi đau quá, chị tôi phải tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào cột sống nhưng tình trạng đau cũng chỉ đỡ một thời gian ngắn. 4 tháng trước, chị tôi bắt đầu dùng Cốt Thoái Vương thì thấy tần suất ...

    Thu Hoài,
    ( 14:36 / 10.08.2017 )
  • Tôi năm nay 27 tuổi, đã mổ thoát vị đĩa đệm L4-L5 do chèn ép rễ thần kinh và phải dùng nẹp cố định ngoài. Mẹ tôi cũng bị thoát vị đĩa đệm và dùng Cốt Thoái Vương thì thấy giảm đau hẳn và vận động dễ dàng. Tôi đã mổ được 1 tháng thì khi nào có thể bỏ nẹp? Tôi có thể dùng Cốt Thoái Vương để phòng ngừa bệnh tái phát được không?

    Tú Nhi
    ( 14:33 / 10.08.2017 )
  • Chồng tôi (42 tuổi) bị cơn gút cấp lần đầu tiên cách đây 5 năm. Chồng tôi thường dùng thuốc colchicine để điều trị bệnh nhưng vẫn bị đau tái phát ở ngón chân và bàn ngón chân mỗi tháng 1 lần, có lúc đau ở đầu gối, nổi nhiều hạt tophi ở chân. 5 tháng trước, bác sĩ có khuyên chồng tôi sử dụng Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị bệnh. Chồng tôi bắt đầu dùng Hoàng ...

    Hải An
    ( 14:29 / 10.08.2017 )
  • Bố tôi năm nay 60 tuổi, đã bị gút 2 năm. Khi mới mắc bệnh, chỉ số axit uric trong máu là 760 micromol/lít, thường xuyên bị sưng mắt cá chân, đau đầu gối. Tần suất tái phát cơn gút cấp là 1 tháng 1 lần. Bố tôi đã dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì nồng độ axit uric giảm còn 580 micromol/lít nhưng các khớp vẫn đau, diễn ra liên tục hơn (10 ngày 1 lần). Được ...

    Thanh Hải
    ( 14:24 / 10.08.2017 )
  • chào bác sĩ ! 5 tháng trước e chụp MRI ,KQ MRI lồi đĩa đệm l5-s1 (T) , không thấy chèn ép dây thần kinh ,e hơi đau lưng sau trái gần cột sống ,đau mông phải , ngón chân cái chân phải hơi tê ( 1 vài động tác ) , e đã ngừng thuốc sau khi đièu trị 2 tháng vì e bị viêm dạ dày , trào ngược dạ dày (Hp âm) . Bác sĩ cho em ...

    tran gia hung
    ( 13:24 / 10.08.2017 )
  • Cháu chào bác sỹ. Cháu năm nay 27 tuổi ạ, cháu mới sinh con được 20 tháng, nhưng từ khi sinh xong, cháu rất hay bị mỏi phần lưng dưới (vùng thắt lưng) khi đứng ngồi lâu. Buổi tối đi ngủ nhiều hôm cháu thấy đau mỏi cứng hết lưng, phải nằm thẳng ra mới dễ chịu. Bác cho cháu hỏi cháu có đang bị vấn đề gì về xương khớp không ạ? Cháu có cần đi bệnh viện khám ...

    Liên
    ( 13:24 / 10.08.2017 )
  • Thưa BS em hơi nhức nhức ở khớp nối giữa ngón út và bàn chân nhưng nó cũng ko đau lắm chỉ hơi sưng liệu có phải triệu trứng gout không ạ

    Nguyễn Quang Tuyết
    ( 13:17 / 10.08.2017 )
  • chào các bác sỹ, e năm nay 31 tuổi, cứ mỗi lần uống rượu bia vào đến lúc ngủ dậy là 2 đầu gối có cảm giác tê mỏi, xin hỏi bác sĩ e bị bệnh gì?biện pháp khắc phục trường hợp này là như thế nào, xin bác sĩ cho e giải pháp tốt nhất ạ? càm ơn bác sĩ nhiều ạ

    Nguyễn văn Quý
    ( 13:15 / 10.08.2017 )
1 2 Sau

Số lượng người truy cập

12128904