Chủ đề tháng 9 số 3: "Bệnh tay- chân- miệng ở trẻ: phòng ngừa và điều trị như thế nào?"
Trần Thị Thanh Nho
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), báo cáo giám sát của các địa phương từ đầu năm 2017 đến tháng 8/2017, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện. Một điểm đáng báo động là số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có xu hướng tăng cao và dễ lây lan thành dịch.
Tại sao số ca mắc bệnh tay- chân- miệng ngày càng tăng tại thời điểm này?
Tay- chân- miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có đặc điểm là dễ dàng lây nhiễm qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các phỏng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh này đều có nguy cơ lây nhiễm.
Theo đặc điểm dịch tễ của bệnh tay-chân-miệng thì bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm khi thời tiết ẩm thấp mưa nhiều tạo điều kiện cho virus dễ dàng sinh sôi gây bệnh.
Đường lây của bệnh rất phổ biến như vậy, hơn nữa, thời điểm này trùng thời gian học sinh vào năm học mới, do vậy, bệnh rất dễ dàng bùng phát rộng rãi ở trẻ nhỏ.
Tay- chân- miệng có thể gây tử vong ở trẻ
Hầu hết ca bệnh thường diễn biến nhẹ, khởi phát ban đầu với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy. Giai đoạn toàn phát cơ thể trẻ còn xuất hiện những vết phỏng nước, vết loét trên niêm mạc miệng và lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Nếu bệnh không có biến chứng thì giai đoạn toàn phát sẽ kéo dài 3-5 ngày và lui bệnh. Tuy nhiên, nếu điều trị bệnh tay- chân- miệng không đúng phương pháp và không kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tuần hoàn, suy hô hấp. Thậm chí, trong nhiều trường hợp có thể gây ra hậu quả nặng nề, nhất là gây tử vong cho trẻ.
Phòng bệnh tay- chân- miệng, điều trị bệnh sớm cho trẻ để tránh những mối hiểm họa
Bệnh tay- chân- miệng rất dễ dàng lây lan tuy nhiên lại chưa có vaccin phòng bệnh hay thuốc chữa bệnh đặc hiệu. Khi trẻ bị bệnh, nguyên tắc điều trị là hỗ trợ giảm triệu chứng, đồng thời cần theo dõi sát sao để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng là yếu tố giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để trẻ chống chọi lại bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Chính bởi tính chất bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, lại chưa có vaccin cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, nên chủ động phòng bệnh tay- chân- miệng, cũng như phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng phương pháp là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của các bé yêu. Để các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có kiến thức phòng tránh bệnh cho bản thân, gia đình, đặc biệt là khi trong nhà có trẻ nhỏ, chương trình số tới với chủ đề: “Bệnh tay- chân- miệng ở trẻ: phòng ngừa và điều trị như thế nào?”, với sự tham gia của bác sỹ CK II Trần Thị Thanh Nho- BV Đa Khoa Trí Đức, bác sỹ sẽ chia sẻ, tư vấn và giải đáp trực tiếp những câu hỏi, thắc mắc của quý vị xung quanh căn bệnh thường gặp này.
Chương trình giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra vào lúc 14h00-15h00 chiều thứ 5 ngày 28/09/2017 trên website: tuvansuckhoe24h.com.vn hoặc các bạn có thể tham gia trực tiếp qua livestream lúc 15h15-16h15 trên fanpage (Facebook) Tư vấn sức khỏe 24h.
Quý vị quan tâm tới chủ đề của chúng tôi hay có bất kỳ thắc mắc gì, hãy gửi câu hỏi của mình về cho chương trình theo cách thức sau: gửi câu hỏi vào ô đặt câu hỏi có sẵn trong chuyên mục “Tư vấn Giáo sư” trên website tuvansuckhoe24h.com.vn. Quý vị lưu ý cần cung cấp thông tin càng đầy đủ thì sẽ nhận được câu trả lời càng chi tiết của chuyên gia đặc biệt quý vị nhớ để lại số điện thoại để được ban tổ chức chương trình gọi lại trao đổi trực tiếp với giáo sư.
GEL LÀM SẠCH DA SUBẠC HÂN HẠNH TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH NÀY
MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ BS CK II Trần Thị Thanh Nho tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Con cháu 3 tuổi, bị chân tay miệng, đau nhiều, miệng hôi, cháu đã đưa bé đi khám và được bác sỹ kê Celin, Thymodulin, Alphachoay và cháu có mua Su Bạc thì có được bôi vào các nốt bên trong miệng được không?
Liên( 15:01 / 28.09.2017 ) -
Em bị thủy đậu 12 ngày cũng đỡ rồi, giờ con bị lây, con chưa tiêm phòng, giờ làm sao ạ?
Nhân( 14:59 / 28.09.2017 ) -
Cháu nội tôi 4 tuổi, bị tay chân miệng 2 ngày nay, hiện tại cháu vẫn sốt, bỏ ăn, quấy khóc, sút cân… Gia đình đã đưa cháu đi khám tại bệnh viện và đang điều trị tại nhà. Cháu của bạn tôi cũng bị tay chân miệng tháng trước và có dùng kem Subạc để bôi thì thấy đỡ nhiều. Xin hỏi, cháu tôi dùng Subạc được không?
Trần Văn Kiên( 10:22 / 28.09.2017 ) -
Cháu nhà tôi năm nay 2 tuổi, hiện tại bé vẫn ở nhà chưa đi học mẫu giáo, 2 ngày hôm nay ở chân, tay nổi các nốt mụn nước kèm theo sốt và cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Đi khám bác sĩ bảo bé bị bệnh tay chân miệng. Bác sĩ có kê thuốc uống và kết hợp bôi Subạc. Sau 4 ngày bôi Subạc, các nốt mụn nước đã se lại, bé ăn tốt hơn và ít ...
Hương Lan( 10:21 / 28.09.2017 ) -
Con gái tôi (4 tuổi) bị lây bệnh tay chân miệng từ bạn cùng lớp với các biểu hiện: sốt nhẹ (38-38,5 độ C), đau họng, sổ mũi, ăn ít, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông… Theo lời khuyên của bác sĩ, tôi đã dùng thuốc hạ sốt, uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol kết hợp thoa gel Subạc thì thấy các nốt mụn nước giảm nhanh. Sức khỏe của cháu ...
Trần Văn Tuấn( 10:19 / 28.09.2017 ) -
Chào bác sĩ, bé nhà em năm nay được 3 tuổi, bé thường xuyên ngậm tay và đồ chơi, như vậy có khả năng nhiễm bệnh tay chân miệng không, khi sàn nhà đã được lau sạch sẽ hàng ngày. Nếu đã từng mắc bệnh rồi thì có khả năng nhiễm bệnh lại nữa không ạ? Con nhà chị gái cháu cũng bị tay chân miệng và sử dụng sản phẩm gel Subạc thấy đỡ hẳn và không để lại ...
Trần Thị Châu( 10:18 / 28.09.2017 ) -
Chào bác sĩ, bé nhà em năm nay 4 tuổi, hiện nay chỗ em ở đang có dịch bệnh tay chân miệng, cho em hỏi ở độ tuổi nào thì trẻ có nguy cơ bị bệnh tay chân miệng nhiều nhất? Cách phòng tránh hữu hiệu và nhận biết triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị bệnh này ra sao? Em lo quá ạ. Chị hàng xóm nhà em có dùng sản phẩm gel Subạc bôi cho con thấy ...
Nguyễn Thị Lan( 10:17 / 28.09.2017 ) -
Chào bác sỹ, bác sỹ cho e hỏi, con e 2 tuổi hôm qua đi khám về bị tay chân miệng. Bác sĩ có kê đơn nhưng e thấy bác chỉ kê mỗi thuốc bôi miệng, mà sáng nay e thấy ở mông con nhiều nốt nó rộp lên ý ạ! E dùng thuốc gì để bôi những nốt ngoài da cho con đc ạ? Bác sỹ tư vấn giúp em. Em cảm ơn bác sỹ!
Bích Việt( 08:46 / 22.09.2017 ) -
Chào bác sỹ, 2 tuần trước, con gái lớn của tôi (5 tuổi) đã bị tay chân miệng và dùng gel Subạc thấy hiệu quả, bệnh cải thiện nhanh. Tuy nhiên, mấy hôm nay, con gái thứ 2 của tôi (2 tuổi) cũng xuất hiện các biểu hiện giống bệnh tay chân miệng như lười ăn, có mụn nước ở lòng bàn tay và miệng… Xin hỏi, tôi có thể dùng gel Subạc cho con gái thứ 2 của tôi ...
Tuấn Anh( 08:34 / 22.09.2017 ) -
Chào bác sỹ, con toi bị sốt co nổi mụn nước. Đưa bé đi khám tư thì bs noi cháu bị tay chân miệng và đã kê thuốc về cho bé uống. Sau khi uống thuốc thì k sot nữa nhưng mụn nước lại nổi nhiều hơn, vậy tôi nên làm gì để con tôi nhanh hết bệnh và mụn nước không mọc nhiều hơn nữa. BS tư vấn giùm tôi. Cảm ơn bác sỹ!
Hoàng Thanh( 08:27 / 22.09.2017 )