GLTT tháng 11 số 1:“Cần Tây – Vị thuốc quý giúp kiểm soát tăng huyết áp”

Dương Trọng Hiếu
GS.TS
Dương Trọng Hiếu

Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm hàng đầu bởi đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hôn mê sâu và cuối cùng là tử vong. Chính vì vậy, làm sao để tìm ra giải pháp điều trị tăng huyết áp một cách toàn diện, vừa hiệu quả, lại an toàn vẫn luôn là băn khoăn của các nhà khoa học. Mới đây, người ta đã phát hiện ra rằng – cần tây – một loại cây vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày lại là một vị thuốc rất quý giúp kiểm soát tăng huyết áp vừa hiệu quả, vừa an toàn.

Tăng huyết áp - Hiểm họa gây ra những biến chứng khôn lường

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000, số người tăng huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số người trưởng thành trên toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025. Năm 2003, thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới/Hội tăng huyết áp quốc tế (WHO/ISH0) cho thấy, tăng huyết áp đứng hàng thứ 4 trong số 6 yếu tố nguy cơ chính chi phối gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

 

Tăng huyết áp gây ra những biến chứng khôn lường

Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Đối với người tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ não cao gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Người ta nhận thấy rằng, tăng huyết áp kéo dài không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Biến chứng tim mạch, biến chứng trên mắt, não, thận và cuối cùng là dẫn đến tử vong.

Cần tây - vị thuốc quý giúp kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả và an toàn

Cần tây là một loại rau quen thuộc trong ngăn bếp của mỗi gia đình, đồng thời cũng là vị thuốc quý chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó không thể không nhắc đến tác dụng với người bị tăng huyết áp.

Theo Đông y, cần tây có có vị chát, mùi nồng, tính lương (mát). Quy vào 2 kinh vị và can. Từ xa xưa, do có tác dụng bình can thanh nhiệt (mát gan), tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), giải độc... nên cần tây được dùng để trị tăng huyết áp, kèm theo các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược... Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu để đánh giá tác dụng của cây cần tây trên bệnh nhân tăng huyết áp đều cho thấy:

+ Chiết xuất hạt cần tây có tác dụng hạ áp thông qua tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch. Hơn thế nữa, các thành phần có hoạt tính trong chiết xuất hạt cần tây có khả năng gây giãn mạch thông qua ức chế kênh Ca2+ .

+ Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn có tác dụng làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Ngoài ra, do có hàm lượng nước cao và các tinh dầu nên cần tây cũng có công dụng lợi tiểu rất tốt. Việc ăn cần tây thường xuyên giúp gia tăng lượng nước tiểu trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại như acid uric dư thừa và urê.

 

Cần tây - vị thuốc quý giúp kiểm soát tăng huyết áp

Với một bệnh mạn tính cần điều trị suốt đời như tăng huyết áp thì lựa chọn các biện pháp an toàn là vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ tránh được tác dụng phụ của thuốc tây y, kiểm soát huyết áp ổn định bền vững, ngăn chặn các biến chứng.

Những nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, cần tây có những tác dụng vô cùng lớn lao với người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, để giúp người bệnh có thể sử dụng tiện lợi và mang lại hiệu quả cao nhất, an toàn nhất hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã có giải pháp nào giúp ứng dụng những tác dụn của cần tây trong điều trị tăng huyết áp được tiện lợi và hiệu quả chưa? Đó là câu hỏi, là mối quan tâm mà rất nhiều người bệnh tăng huyết áp mong mỏi được giải đáp.

Vì vậy, để giúp giúp quý vị có thể hiểu rõ hơn về cách kiểm soát, điều trị tăng huyết áp cũng như những thông tin cập nhật về việc ứng dụng cần tây trong điều trị tăng huyết áp, chúng tôi có mời GS.TS Dương Trọng Hiếu - Nguyên trưởng phòng Y vụ - Vụ Y học Cổ truyền – Bộ Y tế  đến tham gia tư vấn trực tuyến với chủ đề “Cần Tây – Vị thuốc quý giúp kiểm soát tăng huyết áp”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vì vậy đừng quên để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 9h30’ sáng thứ 4, ngày 01/11/2017 trên website:  www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

Định Áp Vương hân hạnh tài trợ chương trình này

MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN


Giao lưu trực tuyến: Cần Tây – Vị thuốc quý giúp kiểm soát tăng huyết áp



Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Dương Trọng Hiếu tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào giáo sư tôi năm nay 45 tuổi bị huyết áp cao, đã dùng thuốc tây coversyl được 9 tháng nay nhưng huyết áp vẫn chưa ổn định lên xuống thất thường. huyết áp hiện nay của tôi là 145/106. huyết áp tâm trương hơi cao. Xin Bác sĩ cho biết tôi phải làm gì như thế nào. Cảm ơn Bác sĩ.

    Bạch Công Thủy
    ( 16:20 / 31.10.2017 )
  • Bà nội bị huyết áp cao lên tới 140 (bà 68 tuổi) vậy có nguy hiểm ko thưa GS, Bà em cần chú ý gì ạ?

    Đỗ Thị Hiền
    ( 16:17 / 31.10.2017 )
  • Chào giáo sư, nếu bị stress mạn tính có gây nên bệnh lý tăng huyết áp mạn tính không ạ?

    long
    ( 16:15 / 31.10.2017 )
  • Chào bác sĩ, em 29 tuổi, đi khám tim mạch thì được chuẩn đoán tăng huyết áp, em đeo holter 24h huyết áp trung bình là 133/85, em không muốn sử dụng thuốc tây có được không, và nên áp dụng những biện pháp nào để kiểm soát huyết áp tốt nhất ạ?

    Cao văn hùng
    ( 16:13 / 31.10.2017 )
  • Xin chào BS! xin BS cho biết cách dùng thuốc hạ huyết áp như thế nào là đúng nhất. mẹ tôi bị cao huyết áp, có BS dặn chỉ cho bà uống thuốc khi đo thấy huyết áp bà cao. Vậy tôi phải đo huyết áp cho mẹ ngày mấy lần. Có BS lại dặn uống như ăn cơm, không được bỏ bữa dù đã khỏi. Vậy đâu mới đúng.

    Nguyễn Thị Huyền
    ( 16:12 / 31.10.2017 )
  • Năm nay tôi 30 tuổi hay chơi thể thao huyết áp ổn định từ 70-110. Hôm nay ngủ dậy thấy chóng mặt, quay tròn rồi nằm ra, phải từ từ mới dậy được nhưng vẫn chóng mặt. Đo huyết áp lên 140, không sốt chỉ thấy đầu hơi nặng, thi thoảng ra mồ hôi. Tình trạng kéo dài từ sáng đến chiều chưa khỏi. Nhờ giáo sư tư vấn giúp.

    tuan anh
    ( 16:10 / 31.10.2017 )
  • Sin chao bs bs cho hoi nam nay toi 46t do huyet ap 142/100 nhu vay co cao ko va dieu tri ntn

    Nguyen duc muoi
    ( 16:07 / 31.10.2017 )
  • Dạ chào bác sĩ. Ba cháu có bệnh cao huyết áp. Trước đây chỉ đau nặng đầu mỗi khi huyết áp cao khoảng 160mmhg trở lên. Nhưng dạo này sau lần tăng huyết áp gần nhất huyết áp đã ổn định xuống còn 120 - 130mmhg mà triệu chứng đau nặng đầu vẫn còn. Xin cho cháu hỏi triệu chứng đấy là như thế nào có cần khám hay uống thuốc gì cần thêm không. Xin cảm ơn

    Trần Hữu Trọng
    ( 16:04 / 31.10.2017 )

Số lượng người truy cập

12133403