GLTT tháng 3 số 1: "Đau đầu thường xuyên có phải là dấu hiệu của đột quỵ não?"
Nguyễn Minh Hiện
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Những cơn đau đầu thường xuất hiện bất ngờ và đau như búa bổ thường khiến người bệnh dễ chủ quan vì nhầm lẫn giữa đau đầu thông thường với đau do đột quỵ não. Vì vậy, nhận biết và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ, trong đó có đau đầu là vô cùng quan trọng.
Đau đầu thường xuyên có phải là dấu hiệu của đột quỵ não
Đau đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu của đột quỵ não
Đột quỵ làm cho phần não được cấp máu bởi động mạch, rơi vào tình trạng thiếu oxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Vì vậy, nhận biết và xử lý kịp thời các dấu hiệu của đột quỵ vô cùng quan trọng.
Về lý thuyết, đột quỵ não có 2 dạng chính: Các mạch máu não vỡ gây chảy máu gọi là xuất huyết não; Các mạch máu não bị tắc nghẽn còn gọi là nhồi máu não. Cả 2 trường hợp này đều gây tổn thương não nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Khó có thể biết chính xác bạn có bị đột quỵ não hay không, nhưng nhiều trường hợp nhờ các dấu hiệu sớm bạn có thể nhận biết được. Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não cần được phát hiện kịp thời và có ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhân. Trong đó, đột nhiên đau đầu là một lý do rất đặc trưng song thường bị bỏ qua. Đa phần các cơn đau đầu đều lành tính và có thể điều trị đơn giản bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đau đầu lại là dấu hiệu cho thấy những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khoẻ. Chúng ta không được bỏ qua các dấu hiệu và triệu chứng đau đầu không rõ nguyên nhân hoặc đau đầu với tình trạng đang dần xấu đi. Đau đầu còn có thể là dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ chảy máu não song nhiều người chủ quan không để ý. Khi đột quỵ xảy ra, tiên lượng không thể cứu chữa. Bạn cần đi khám ngay lập tức với các dấu hiệu đau đầu nguy hiểm sau:
- Đau đầu dữ dội, xuất hiện đột ngột.
- Đau đầu kèm theo sốt, cứng gáy, phát ban, rối loạn tâm thần, mất ý thức, co giật, thay đổi thị giác, ví dụ như nhìn mờ, nhìn thấy quầng xanh đỏ, hoa mắt chóng mặt, yếu hay liệt cơ, mất thăng bằng, mắt đỏ, tê bì hoặc nói khó.
- Đau đầu dữ dội sau khi bị đau họng hoặc nhiễm khuẩn hô hấp.
- Đau đầu xuất hiện sau khi bị chấn thương đầu, ngã hay va chạm mạnh ở đầu.
- Đau đầu lần này khác với những lần đau đầu trước đó ở người trên 50 tuổi.
- Đau tiến triển tăng dần trong một ngày hay đau kéo dài trong một vài ngày.
Xử trí khi gặp người bệnh tai biến. Chuyên gia nói gì?
Đột quỵ không được xử trí kịp thời gây nhiều hậu quả, trong đó nặng nề nhất là dẫn đến tử vong. Theo thống kê, đột quỵ não có tỷ lệ 9,5 % trong tổng số trường hợp tử vong chung và là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong sau ung thư, cao hơn cả tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim. Đây cũng là nguyên nhân đứng hàng đầu gây tàn phế ở người trưởng thành.
Tai biến mạch máu não cần cấp cứu y tế khẩn cấp để ngăn chặn hoặc phục hồi các mô não bị tổn thương cấp và ngăn chặn các tổn thương thần kinh sau đột quỵ, tránh tàn phế mà không tăng tỷ lệ tử vong. Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử lý kịp thời để giảm tới mức tối thiểu khối lượng mô não bị tổn thương. Cần nhớ thời gian mất là não mất!
Để giúp quý vị được hiểu rõ hơn về biểu hiện đau đầu trong đột quỵ não, cũng như biện pháp xử lý kịp thời, cách phòng và điều trị hiệu quả an toàn, chúng tôi có mời tới tham gia buổi tư vấn trực tuyến ngày hôm nay là PGS.TS. Nguyễn Minh Hiện - Chủ tịch hội đột quỵ Miền Bắc, đến tham gia giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đau đầu thường xuyên có phải là dấu hiệu của đột quỵ não?”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vì vậy đừng quên để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00’ chiều thứ 5 ngày 15/03/2018 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn. và trên fanpage: https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn/
Nattospes hân hạnh tài trợ chương trình này!
MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Nguyễn Minh Hiện tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Hôm trước bác hàng xóm nhà tôi bị đột quỵ mà cả khu chẳng ai biết phải làm thế nào. Nhân đây, bác sĩ có thể cho tôi vài lời khuyên khi gặp trường hợp bị đột quỵ não được không? Và nên làm gì để phòng ngừa đột quỵ não? Xin cảm ơn!
Thúy Hằng( 14:23 / 15.03.2018 ) -
Bà tôi 64 tuổi. Mấy tháng trước bà phải nhập viện vì đột quỵ não khiến cả nhà vô cùng lo lắng. Khi đó, chỉ số huyết áp của bà đo được là 220/150mmHg. Sau thời gian nằm viện điều trị, tôi thấy bà có sử dụng Nattospes, đến nay, huyết áp của bà đã về mức 140/90mmHg. Xin hỏi, mức huyết áp như vậy đã là tốt chưa và bà tôi cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ ...
Anh Dũng( 14:22 / 15.03.2018 ) -
Tôi nghe nói sơ cứu bệnh nhân đột quỵ bằng cách lấy kim đâm vào tai, ngón tay liệu có đúng không thưa bác sĩ? Ông tôi bị đột quỵ hiện đang sử dụng Nattospes theo đúng liệu trình, nay đã cải thiện được vận động, nói nghe rõ hơn trước nhiều. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu khi bị đột quỵ sử dụng sản phẩm có khỏi hoàn toàn được không?
Phương Thanh( 14:20 / 15.03.2018 ) -
Thưa bác sĩ, bố tôi bị đột quỵ do xuất huyết não, đã điều trị được 5 tháng tại khoa nội thần kinh. Từ khi xảy ra đột quỵ bố tôi vẫn tỉnh táo nhưng nói chuyện rất khó khăn. Thông qua tìm hiểu tôi có mua cho bố sử dụng sản phẩm Nattospes. Dạo gần đây bố tôi đã nói được nhiều từ rõ ràng và sức khỏe có phần ổn định hơn. Tuy nhiên, có lúc bố tôi ...
Trần Huy( 14:18 / 15.03.2018 ) -
Tôi năm nay 35 tuổi, công việc áp lực cộng với việc thường xuyên dán mắt vào màn hình máy tính khiến tôi luôn cảm thấy mệt mỏi. Dạo này tôi còn thường bị đau nửa đầu. Đọc trên báo thấy nói rằng tôi có khả năng bị đột quỵ não. Tôi đang rất lo lắng, bác sĩ cho hỏi có cách nào để xác định rõ tình trạng hiện nay của tôi không? Anh họ tôi khuyên nên dùng ...
Vũ Thị Hiền( 14:14 / 15.03.2018 ) -
tôi 38 tuổi, là nhân viên văn phòng, tôi thường hay bị đau đầu trong 1 năm gần đây (1 đến 2 lần/ tuần) thường đau ở vùng bên trái đầu, cơn đau xuất hiện sau khi tôi làm việc nhiều với máy tính, mất ngủ hoặc dùng rượu bia. mỗi lần đau đầu khoảng 30 đến 60 phút rồi tự hết, đôi khi tôi cũng có dùng thước giảm đau. Nhờ BS tư vấn giúp về tình trạng bệnh ...
mai văn ca( 09:29 / 13.03.2018 )