GLTT THÁNG 6 SỐ 1: “THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH, ĐIỀU TRỊ RA SAO?”

Nguyễn Văn Thông
GS.TS
Nguyễn Văn Thông

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là lứa tuổi từ 30-50 (chiếm khoảng 90%), ngoài ra người cao tuổi cũng dễ gặp phải căn bệnh này. Bệnh gây đau thắt lưng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí gây tàn phế nếu không được điều trị sớm và đúng cách.Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh và những biến chứng cụ thể ở đây là gì? Bệnh có điều trị dứt điểm được hay không? Câu trả lời sẽ được GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giải đáp trong chương trình live stream lúc 14h ngày 14/6/2018 trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h: (https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn). Chương trình có chủ đề: “Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh - Điều trị ra sao?”. 

Nguyên nhân “khó lòng bỏ qua” gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh hay gặp nhất, vì đây là vị trí chịu nhiều tác động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Thoát vị xảy ra do đứt, rách vòng sợi, làm nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể vào lỗ ghép, ra sau, lệch bên gây chèn ép rễ, dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng. Cũng có thể ra trước hoặc vào thân đốt, vì vậy, sau đợt cấp  người bệnh thường có hội chứng đau cột sống thắt lưng mạn tính. Vị trí thoát vị thường ở các đốt sống L4 - L5 và S1 do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống.

Nguyên nhân quan trọng nhất là do chấn thương, đặc biệt là chấn thương ở những người bệnh đã bị thoái hóa cột sống. Nguyên nhân thứ hai, đó là do tác động cơ học kết hợp với tiền sử đã thoái hóa cột sống thắt lưng như làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức, hoặc chơi các môn thể thao tác động mạnh (bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng rổ, chạy...); có thể xảy ra ở người béo phì do trọng lượng của cơ thể sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở thắt lưng hoặc ở người có tiền sử cong vẹo cột sống (bẩm sinh hoặc do ngồi sai tư thế).

 thoat-vi-dia-dem

Thoát vị đĩa đệm làm chèn ép rễ thần kinh

Với người cao tuổi, thoát vị đĩa đệm xảy ra do lão hóa xương khớp, nặng hơn là thoái hóa cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng, khi bưng bê vật nặng sai tư thế. Ngoài ra, một số chuyên gia còn đề cập đến yếu tố di truyền (nếu bố, mẹ bị mắc chứng bệnh này). Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người do đặc thù nghề nghiệp như ngồi lâu, ngồi nhiều giờ, lặp đi lặp lại nhiều tháng, nhiều năm cũng có thể gây nên thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm làm rễ thần kinh bị chèn ép, gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi bị thoát vị đĩa đệm, nếu không được xử trí kịp thời có thể trở thành bệnh mạn tính gây đau thắt lưng thường xuyên. Nếu có chèn ép rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa sẽ gây đau nhức, buốt ra vùng mông, dọc theo đùi xuống cẳng chân, mu bàn chân và ngón chân (đặc biệt là đau rát mu bàn chân phía bên có dây thần kinh tọa bị chèn ép). Khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây teo cơ làm hạn chế vận động và đại tiểu tiện khó khăn do rối loạn cơ tròn, thậm chí phải thụt tháo và thông tiểu. Biến chứng này làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu chủ quan không điều trị thì vấn đề tê liệt, tàn phế chỉ là “chuyện sớm chiều”.

Chuyên gia nói gì về các phương pháp trị thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh?

Tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ quyết định điều trị nội khoa hay chỉ định phẫu thuật. Đối với thoát vị mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng, đau quá mức không đáp ứng với thuốc giảm đau thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giải phóng chèn ép thần kinh và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị làm giảm áp lực nhân đĩa đệm như: Đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm thoát vị làm cho khối thoát vị nhỏ lại, dần trở về vị trí cũ nhờ đó có thể giải phóng thần kinh bị chèn ép; dùng hiệu ứng nhiệt của tia laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh; Lấy nhân đệm bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi, mổ ít xâm lấn…

Thông thường, nếu bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ít xuất hiện hoặc cơn đau không dai dẳng, không phải cơn đau cấp thì có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn dùng thuốc có tác dụng giảm đau và giảm co thắt cơ bắp. Nghỉ ngơi tại giường trong một tư thế thoải mái khiến cho người bệnh cảm thấy bớt đau hơn nhưng cũng cần chú ý không nên nằm quá lâu. Vật lý trị liệu có thể bao gồm liệu pháp dùng nhiệt, siêu âm và kéo giãn.

Chỉ định phẫu thuật khi: Điều trị nội khoa thất bại sau 3 - 6 tuần; liệt rễ thần kinh cấp tính, bệnh nhân đau quá mức không đáp ứng với thuốc giảm đau; thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ và dây chằng dọc sau. Ngoài ra, còn có một trường hợp đặc biệt cần can thiệp mổ cấp cứu. Tuy nhiên sau phẫu thuật lại phát sinh rất nhiều vấn đề như nhiễm trùng, bệnh tái phát… cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Một phương pháp khác chưa được nhắc tới nhưng được đánh giá cao vì nó tác động lên cả triệu chứng và căn nguyên gây bệnh đó là sử dụng các sản phẩm thiên nhiên. Đặc biệt là sản phẩm có thành phần chính dầu vẹm xanh có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm, chống oxy hóa, giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp, kết hợp với các thảo dược mạnh gân cốt và các vitamin, acid amin hỗ trợ nâng đỡ dẫn truyền thần kinh. Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh về xương khớp, cột sống nói chung nên áp dụng phương pháp này.

Vậy tại sao sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh lại có tác dụng vượt trội với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bị chèn ép rễ thần kinh? Nó tác động vào triệu chứng và căn nguyên theo cơ chế nào? Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có thêm cách điều trị hiệu quả, Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh - Điều trị ra sao?”. Chương trình có sự tham gia của GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

VIDEO TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN


 GS.TS Nguyễn Văn Thông

GS.TS Nguyễn Văn Thông

Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

cot-thoai-vuong

Thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương hân hạnh tài trợ chương trình này

Quý vị có thể gửi câu hỏi về cho GS.TS Nguyễn Văn Thông bằng những cách sau:

1. Theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 14h – 15h30 ngày 14/06/2018 tại website: http://tuvansuckhoe24h.org.

2. Theo dõi và đặt câu hỏi trực tiếp (live stream) trên Fanpage chính thức của chương trình: http://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn từ 14h00 - 15h30 ngày 14/06/2018.

3. Đặt câu hỏi trước cho GS.TS Nguyễn Văn Thông TẠI ĐÂY

4. Cung cấp cho chương trình số điện thoại di động và tóm tắt nội dung bạn muốn hỏi để có cơ hội được kết nối trực tiếp bằng điện thoại với GS.TS Nguyễn Văn Thông.


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Nguyễn Văn Thông tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Bác sĩ ơi cho con hỏi, mẹ con đang bị thoát vị đĩa đệm nên hay bị đau lưng và đau chân. Con nghe nói bệnh này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. vậy các biến chứng là gì và mẹ con nên được điều trị như thế nào?

    Mai Thị Mai Anh
    ( 10:12 / 14.06.2018 )
  • Tôi nay 36 tuổi, cao 1.65m, nặng 75kg. Gần đây tôi thấy đau ở 2 khớp gối, cảm giác khớp gối yếu không đủ sức gánh toàn bộ cơ thể, ngoài ra 2 khớp vai cũng cảm thấy yếu không có sức, xoay tay thì cảm giác các khớp xương kêu lộp cộp. Hiện tôi không biết mình đang gặp vấn đề gì về sức khỏe, tôi nghi ngờ mình bị thoái hóa khớp gối, hoặc bị thiếu dịch nhờn ...

    Hoàng Gia Thành
    ( 10:11 / 14.06.2018 )
  • Thưa chuyên gia, em có người thân bị thoát vị đĩa đệm nhưng không biết đang ở mức độ nào nên chưa biết nên áp dụng phương pháp điều trị nào mới phù hợp. Nhờ chuyên gia tư vấn giúp em!

    Nguyễn Khánh Linh
    ( 10:10 / 14.06.2018 )
  • Kính chào chuyên gia. Em cảm thấy mình bị cứng cổ, thi thoảng còn đau cổ, lắc đầu cũng thấy đau. Nhưng nhiều người lại bảo đó là đau vai gáy. Giờ em mới 33 tuổi, cao 1,76m thì cần điều trị như thế nào ạ?

    Nguyễn Đăng Sâm
    ( 10:08 / 14.06.2018 )
  • Thưa bác sĩ, em bị thoát vị đĩa đệm L4-L5 và thoái hoá cột sống. Lưng em lúc nào cũng đau. Em làm gì để khắc phục tình trạng trên. Em mới dùng sản phẩm Cốt Thoái Vương và cải thiện được một chút. Mong chuyên gia tư vấn dùm để lưng em hết đau.

    Tạ Duy Quang
    ( 10:07 / 14.06.2018 )
  • Xin chào bác sĩ. Dạ ,thưa bác sĩ! Chân em bỗng dưng bị đau nhức ,mỏi ở chân phải. Bóp gió nổi cục máu đen .xin bác sĩ cho em hỏi, nguyên nhân, hay lý do nào em lại bị như vậy,? Nếu là bệnh đó là bệnh gì? Cách phòng và tránh như thế nào ạ! Mong chương trình giúp đỡ và tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

    Đặng văn hòa
    ( 19:43 / 07.06.2018 )
  • Chào bác sĩ. Cháu năm nay 17 tuổi, 2 bên ngực cháu không đều. Lúc lớp 7-8 cháu nằm ngủ nghiêng hẳn về bên trái nên biến dạng bên trái luôn (lõm sâu xuống khoảng 1,5-2cm). Cháu đi chụp CT bác sĩ nói xương bình thường, tim chuẩn luôn không lệch hay bị ép, chỉ là do bị tổn thương sụn. Nhưng cháu rất gầy, cao 1m7 nhưng nặng chỉ 50kg. Hầu như 3 năm nay cháu không lên 1kg ...

    Hiếu
    ( 23:13 / 02.06.2018 )
  • Thưa bác sĩ bạn em bị kinh từ mùng 6/5 Đến ngày 26/5 em vs bạn gái mới quan hệ em hỏi có thai được không và cách tính ngày an toàn để quan hệ

    nguyễn thành Nam
    ( 01:46 / 26.05.2018 )

Số lượng người truy cập

12251083
Nguyễn Quỳnh Trang
Vừa đặt hàng thành công
0974058xxx