GLTT tháng 7 số 2 chủ đề: “Ngăn chặn tăng huyết áp gây đột quỵ trong ngày nắng nóng ”

Phạm Gia Khải
GS.TS
Phạm Gia Khải

Chúng ta đang bước vào những ngày cao điểm của mùa hè. Đây là thời gian có thể gây xuất hiện nhiều bệnh, trong đó đầu tiên phải kể đến đó là bệnh tăng huyết áp? Và điều này rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát, có thể gây ra nhiều ca đột quỵ. Vậy tại sao mùa hè lại có thể gây tăng huyết áp, và biến chứng đột quỵ? Câu trả lời sẽ được GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam giải đáp trong chương trình live stream lúc 14h00 ngày 26/07/2018 trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h: (https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn). Chương trình có chủ đề: “Ngăn chặn tăng huyết áp gây đột quỵ trong ngày nắng nóng?”.

Mùa hè – Tại sao phải phòng ngừa huyết áp tăng cao và biến chứng đột quỵ?

Nguyên nhân là do: Vào mùa hè, sự bài xuất mồ hôi gia tăng, trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Do vậy, cơ thể bị mất một lượng nước lớn sẽ khiến cho thể tích máu bị giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn tới các bệnh lý về mạch máu, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Thứ hai, người bệnh cao áp huyết trong mùa hè thường ngủ không ngon giấc, sẽ xuất hiện hiện tượng mắc những cơn tăng huyết áp kịch phát, tức là ban đêm huyết áp tăng cao đột biến, nguy cơ gây đột quỵ rất cao.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, có gần 3/4 số người ở độ tuổi 70 trở lên bị tăng huyết áp. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng. Đây là trở ngại cho những người vốn bị tăng huyết áp sẵn. Người bị tăng huyết áp thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu. Nếu không kiểm soát tốt và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, trong đó đầu tiên phải kể đến là đột quỵ. 

Thêm một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tăng huyết áp ngày hè là do thời tiết nắng nóng khiến người bệnh tăng huyết áp lười vận động và thường xuyên ngồi phòng lạnh với nhiệt độ thấp. Điều này có thể gây sốc nhiệt khi đi từ ngoài nắng vào lạnh, với người tăng huyết áp sẽ khiến mạch máu đang ở trạng thái giãn nở bình thường lập tức co lại làm huyết áp đột ngột tăng cao.

 Cẩn thận tăng huyết áp ngày hè

Cẩn thận đột quỵ do tăng huyết áp ngày hè

Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp và đột quỵ do nắng nóng mùa hè?

1. Sử dụng thuốc đều đặn

Đầu tiên cần kiểm soát tốt huyết áp của mình bằng việc sử dụng thuốc đều đặn hoặc sản phẩm ổn định huyết áp. Nếu thuốc tây khiến người bệnh thấy mệt mỏi với tác dụng phụ, hãy sử dụng các loại thực phẩm chức năng từ thảo dược để kiểm soát huyết áp.

2. Thăm khám sức khỏe đều đặn

Thêm vào đó, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ: Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám tư vấn phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả. Hoặc tự trang bị máy đo huyết áp tại nhà để chủ động đo huyết áp.

3. Tập thể dục vận động thường xuyên

Các bài tập vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu. Thêm vào đó, để các bài tập phát huy hiệu quả, hãy tập luyện điều độ. Tuy nhiên, người cao tuổi cần lưu ý, không nên ra ngoài trời tập vào buổi sáng quá muộn, hoặc buổi chiều quá sớm, vì khi đó ánh nắng gay gắt có thể gây hại đến sức khỏe.

4. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Vào mùa hè, nên bổ sung các thực phẩm như ngũ cốc thô, đậu, rau quả, trái cây tươi, sữa và những sản phẩm từ sữa ít béo; ăn nhiều thực phẩm giàu chất kali như cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu. Nên ăn cá, thịt trắng như thịt gà, thịt gia cầm bỏ da…

Thêm vào đó, trong ngày hè, người bệnh tăng huyết áp nên uống nhiều nước. Nên tạo thói quen uống 1 ly nước (chừng 250ml) sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm. Nước đun sôi để nguội là tốt hơn cả, tránh dùng các loại nước giải khát có đường hay nước đóng chai có gas.

Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về bệnh tăng huyết áp và các biến chứng, cũng như có thêm cách phòng ngừa hiệu quả từ các phương pháp tự nhiên, Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Ngăn chặn đột quỵ do tăng huyết áp ngày hè”. Chương trình có sự tham gia của GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam.

XEM LẠI TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN


GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam.

GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam.

Quý vị có thể gửi câu hỏi về cho GS.TS Phạm Gia Khải bằng những cách sau:

1. Theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 14h – 15h30 ngày 26/07/2018 tại website: http://tuvansuckhoe24h.org.

2. Theo dõi và đặt câu hỏi trực tiếp (live stream) trên Fanpage chính thức của chương trình: https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn từ 14h00 - 15h30 ngày 26/07/2018.

3. Đặt câu hỏi trước cho GS.TS Phạm Gia Khải TẠI ĐÂY

4. Cung cấp cho chương trình số điện thoại di động và tóm tắt nội dung bạn muốn hỏi để có cơ hội được kết nối trực tiếp bằng điện thoại với GS.TS Phạm Gia Khải.

Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới bệnh tăng huyết áp vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 1800.6105 (miễn phí cước cuộc gọi), hoặc kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.739 để được chuyên gia tư vấn.

Thực phẩm chức năng Định Áp Vương hân hạnh tài trợ chương trình này!


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Phạm Gia Khải tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Tôi bị tăng huyết áp đã nhiều năm nay. Tôi nghe nói huyết áp tăng cao lâu dài dễ dẫn đến đột quỵ, tại sao lại vậy? Có giải pháp nào cho tình trạng tăng huyết áp của tôi không?

    Thành Nam
    ( 14:56 / 26.07.2018 )
  • Mẹ tôi đi khám bệnh, đo chỉ số huyết áp là 140/85 mmHg, như vậy có được coi là tăng huyết áp không thưa giáo sư? Bình thường mẹ tôi không có dấu hiệu gì thể hiện tăng huyết áp cả, có cần dùng biện pháp gì không?

    Thảo
    ( 14:45 / 26.07.2018 )
  • Tôi mới đi khám định kỳ về, đo huyết áp chỉ số là 150/90 mmHg, bác sĩ kết luận tôi bị tăng huyết áp, tôi đang rất lo. Xin Giáo sư tư vấn, làm thế nào để kiểm soát tăng huyết áp? Có thể sử dụng thảo dược được không?

    Hoàng
    ( 14:30 / 26.07.2018 )
  • Xin giáo sư chỉ ra những triệu chứng của bệnh tăng huyết áp? Liệu một người hoàn toàn không có dấu hiệu gì có thể mắc tăng huyết áp không? Tôi bị tăng huyết áp mà hơi béo, liệu tôi có cần giảm cân không?

    Minh Tuấn
    ( 14:16 / 26.07.2018 )
  • Tôi bị tăng huyết áp, bác sĩ có khuyên nên áp dụng chế độ ăn nhạt, giảm muối. Xin giáo sư cho lời khuyên, tôi nên có ăn uống theo thực đơn như thế nào? Tập luyện và dùng thực phẩm chức năng Định Áp Vương có giúp ổn định huyết áp không?

    Minh Thành
    ( 14:06 / 26.07.2018 )

Số lượng người truy cập

12248358