GLTT tháng 12 số 2 chủ đề: "BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP"

Nguyễn Minh Hiện
PGS.TS
Nguyễn Minh Hiện

Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi diễn tiến dai dẳng, khó dứt điểm và có thể dẫn tới các biến chứng tim mạch nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tăng huyết áp (THA) đang gia tăng một cách nhanh chóng và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp và cứ 5 người trưởng thành trong độ tuổi 25-64 tuổi thì có 1 người bị bệnh này. Tuy nhiên, có tới 60% người bệnh chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Vậy làm sao để nhận biết, phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả? Mọi thắc mắc về vấn đề này sẽ được PGS.TS Nguyễn Minh Hiện giải đáp trong chương trình Livestream lúc 14h00 ngày 27/12/2018 trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h (https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn).

Nguyên nhân gây tăng huyết áp và cách nhận biết như thế nào?

Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch). Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mmHg) và được xác định bằng huyết áp chỉ số: Chỉ số thứ nhất (huyết áp chỉ số trên) là huyết áp “tâm thu” – là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ huyết áp (huyết áp chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương – là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.

Huyết áp ở người trưởng thành bình thường được xác định: huyết áp tâm thu 120 mmHg và huyết áp tâm trương 80 mmHg.

Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp quốc tế (World Health Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết  tâm áp trương ≥ 90 mmHg.

Khoảng 93-95% trường hợp tăng huyết áp vẫn chưa xác định được nguyên nhân (vô căn). Loại tăng huyết áp này gọi là tăng huyết áp nguyên phát. 5-7% còn lại là tăng huyết áp thứ phát, tức là có nguyên nhân (ví dụ: bệnh thận, bệnh cường giáp, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, dùng thuốc…). Nếu tìm được nguyên nhân và điều trị triệt để nguyên nhân đó thì tăng huyết áp có thể khỏi hẳn.

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh. Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác có thể gặp là hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt... tuy nhiên không đặc hiệu. Cách duy nhất để biết bạn có bị bệnh huyết áp không là phải đo huyết áp. Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám tại các cơ sở y tế.

 Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến cố tim mạch

Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến cố tim mạch

 

Biến chứng khôn lường của tăng huyết áp

Trong một chương trình nghiên cứu lớn về dịch tễ tim mạch của Framing, kết quả cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên tục tăng dần theo đường thẳng từ trị số 110 – 115/75 – 80mmHg và tăng rõ nhất khi huyết áp > 140/90 mmHg: cứ mỗi mức tăng 20/10 mmHg thì nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lại tăng gấp đôi. Những người tăng huyết áp có nguy cơ bị tai biến mạch máu não tăng 4 lần và suy tim tăng 6 lần so với người có huyết áp được kiểm soát bình thường. 

Khi người bị tăng huyết áp được kiểm soát huyết áp tốt thì giảm được 35% - 40% nguy  cơ tai biến, giảm 20 – 25% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm > 50% nguy cơ suy tim.

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh và chế độ ăn hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế uống rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý.

Đối với người bệnh tăng huyết áp, bên cạnh lời khuyên tăng huyết ápy đổi lối sống, bác sĩ cũng sẽ kê thêm một số đơn thuốc hỗ trợ. Người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và thông thường các thuốc điều trị huyết áp đều phải dùng lâu dài.

Tăng huyết áp là một căn bệnh mạn tính nên việc hiểu đúng bệnh và nguyên tắc điều trị là điều quan trọng để bệnh ổn định giúp người bệnh có thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy bạn đọc đừng bỏ lỡ buổi tư vấn trực tiếp với PGS.TS Nguyễn Minh Hiện trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h lúc 14h00 ngày 27/12/2018 tới đây.

  Cơ hội được giao lưu trực tiếp với Chuyên gia Nguyễn Minh Hiện

Cơ hội được giao lưu trực tiếp với Chuyên gia Nguyễn Minh Hiện

Quý vị có thể gửi câu hỏi về cho Chuyên gia Nguyễn Minh Hiện bằng những cách sau:

1. Theo dõi và đặt câu hỏi trực tiếp (live stream) trên Fanpage chính thức của chương trình: http://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn từ 14h00 - 15h30 ngày 27/12/2018.

2. Theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00 – 15h30 ngày 27/12/2018 tại website: http://tuvansuckhoe24h.org.

3. Đặt câu hỏi trước cho Chuyên gia Nguyễn Minh Hiện TẠI ĐÂY.

4. Cung cấp cho chương trình số điện thoại di động và tóm tắt nội dung bạn muốn hỏi để có cơ hội được kết nối trực tiếp bằng điện thoại với Chuyên gia Nguyễn Minh Hiện.

Nếu quý độc giả có những thắc mắc liên quan tới bệnh tăng huyết áp vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 18006105 (miễn cước cuộc gọi), hoặc Zalo/Viber: 0902207739 để được chuyên gia tư vấn.

Sản phẩm Định Áp Vương hân hạnh tài trợ chương trình này!

MỜI CÁC BẠN XEM VIDEO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY



Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Nguyễn Minh Hiện tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào bác sĩ. Bà cháu bị cao huyết áp và suy tim độ 2. Bà cháu đang dùng nhiều thuốc tây để điều trị vậy cháu có thể mua định áp vương cho bà uống cùng được không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ

    Hà Hồ
    ( 15:12 / 27.12.2018 )
  • Chào bác sĩ. Ông tôi năm nay 75 tuổi, đã bị đột quỵ 1 lần do bệnh cao huyết áp. Ông tôi hiện đang dùng các thuốc điều trị cao huyết áp và mỡ máu. Tôi định mua cho ông dùng thêm định áp vương. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi định áp vương có tốt không ạ? Tôi có thể cho ông tôi dùng liên tục không?

    Hải Vân
    ( 14:50 / 27.12.2018 )
  • Chào bác sĩ. Tôi năm nay 48 tuổi, trong một lần khám sức khỏe định kỳ tôi được phát hiện là tăng huyết áp. Bác sĩ có thể cho tôi hỏi nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì? Tôi có tìm hiểu trên mạng thì thấy dùng cần tây có thể chữa cao huyết áp. Vậy tôi có thể dùng cần tây như thế nào? Cảm ơn bác sĩ!

    Lê Thanh Bình
    ( 14:42 / 27.12.2018 )
  • Chào bác sĩ. Tôi năm nay 34 tuổi, khoảng 1 tháng trước tôi đột ngột bị tăng huyết áp 170/100. Hiện giờ tôi đang phải dùng thuốc tây y điều trị liên tục. Tôi sợ dùng thuốc tây y lâu dài nhiều tác dụng phụ. Tôi muốn ngừng thuốc tây y và chuyển sang dùng lâu dài thuốc Nam. Bác sĩ cho tôi hỏi có phương pháp chữa cao huyết áp bằng thuốc nam nào hiệu quả không ạ? Tôi ...

    Mỹ Linh
    ( 14:18 / 27.12.2018 )
  • Chào bác sĩ. Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, mẹ bị tăng huyết áp dẫn đến nhồi máu não, đến nay mẹ tôi vẫn điều trị bằng thuốc bác sĩ kê và huyết áp thường xuyên ở mức 130/80, đôi khi là 120/70 như vậy có sao không? Tôi tìm hiểu trên mạng thấy có sản phẩm Định Áp Vương giúp ổn định huyết áp. Vậy tôi có thể cho mẹ tôi dùng được không?

    Lê Hảo
    ( 14:11 / 27.12.2018 )

Số lượng người truy cập

12276846