Chủ đề tháng 9 số 2: Điều trị và dự phòng tái phát sỏi mật sớm lúc 14h30 ngày 20/9/2012

Dương Xuân Nhương -
TS.BS
Dương Xuân Nhương -

 

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc các thành phần có trong dịch mật. Quá trình kết tụ và lắng đọng được tiến triển trong thời gian dài, có khoảng 80% bệnh nhân sỏi mật không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ như  đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, dễ nhầm với bệnh đau bao tử. Nhưng khi sỏi gây biến chứng thì các biểu hiện lại rất rầm rộ (đau, sốt, vàng da) và hầu hết các trường hợp phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì túi mật bị hoại tử, viêm phúc mạc mật, dò mật vào ống tiêu hóa, áp xe gan đường mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật

Mục tiêu trong điều trị sỏi là trả lại sự lưu thông của dịch mật và làm giảm các triệu chứng do sỏi gây ra. Nhưng điều trị nội khoa cần sử dụng thuốc dài ngày và chỉ thích hợp với một số loại sỏi, hạn chế lớn nhất trong điều trị là tác dụng không mong muốn của thuốc trên đường tiêu hóa làm gián đoạn quá trình điều trị đồng thời làm cho việc điều trị không hiệu quả. Phương pháp can thiệp ngoại khoa được đánh giá là phương pháp có hiệu quả vì ít xâm lấn và xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu. Tuy nhiên, vấn đề nan giải trong điều trị chính là tình trạng tái phát sỏi, các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ này chiếm từ 30-50%, trong vòng 3 – 5 năm trên tổng số bệnh nhân đã từng được điều trị.

Vậy điều trị sỏi mật và dự phòng tái phát sỏi như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu? Xin mời quí vị hãy cùng gặp gỡ và giao lưu với Thạc sỹ, Bác sỹ Dương Xuân Nhương - Bộ môn Nội tiêu hóa - Bệnh viện 103 Học viện quân y trong chương trìnhtư vấn sức khỏe với chủ đề “ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT SỎI MẬT SỚM" vào lúc 14h30 ngày 20/09/2012 trên Website : www.tuvansuckhoe24h.com.vn

Quý vị độc giả có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến.

XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN 

 

 

 

                    

 

                         


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ TS.BS Dương Xuân Nhương - tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • thưa bác sĩ! chồng tôi cắt túi mật vào tháng 9 năm 2011. sau khi cắt khoảng nửa tháng có hiện tượng bị đau quặn vùng thượng vị dạ dày, nếu nằm nghỉ khoảng 15 đến 20 phút thì đỡ. triệu chứng này xảy ra ba lần rồi dứt hẳn, nhưng bây giờ sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa xong, chồng tôi bị đau bụng và đi ngoài phân sống, xin nhờ bác sĩ giải đáp và cho hướng ...

    pham mai huong
    ( 11:59 / 17.09.2012 )
  • Cách phát hiện và phòng chống bệnh sỏi mật?

    hà đông
    ( 16:12 / 16.09.2012 )
  • Cách đây 1 năm tôi bị sỏi nhỏ túi mật. Mới đây siêu âm kiểm tra lại bác sĩ nói túi mật tôi bị teo. Xin Ths Nhương cho biết bệnh của tôi có nguy hiểm không? và vì sao túi mật lại teo, liệu tôi có bị chẩn đoán nhầm không?

    Nguyễn Thị Hoàng
    ( 08:46 / 16.09.2012 )
  • Tôi bị sỏi bùn đường mật cứ khoảng 6 tháng đến 1 năm lại phải nhập viện do nhiễm trùng đường mật. Tôi xin hỏi sỏi bùn có thể phát triển thành sỏi viên không? Và có cách nào để hạn chế tình trạng tái nhập viện không?

    Trần Văn Thắng
    ( 08:28 / 16.09.2012 )
  • Mẹ em vừa bị sỏi mật hôm qua và đang nằm viện chờ. không biết liệu mẹ em có bị sao không bác sĩ?

    nguyen thi lai
    ( 08:09 / 16.09.2012 )
  • Chồng tôi bị đau bụng dữ dội, uống thuốc giảm đau không khỏi, khi đi khám thì được biết bị sỏi mật 1,3mm. Xin hỏi bác sỹ viên sỏi lớn bằng đâu thì phải mổ ạ? Hoặc triệu chứng biểu hiện thế nào thì phải mổ? Xin trân trọng cảm ơn!

    Hà Thị Thanh Hương
    ( 19:09 / 14.09.2012 )
  • Toi bi soi mat phat hien cach day gan 1 nam luc dau kich thuoc 10mm, nhung thang vua roi di sieu am lai thi len den 16mm, nhung suc khoe van binh thuong vay xin hoi bac si toi co nen di mo som hay khong. Xin cam on bac si

    Vo thi Thu
    ( 14:46 / 14.09.2012 )
  • Mẹ tôi bị sỏi mật nhưng được đánh giá là sỏi bùn, thỉnh thoảng bị đau. Theo ý kiến của bác sỹ điều trị là chung sống với sỏi bùn và khi đau quá thì sẽ mổ. Nhờ Bs Dương Xuân Nhương tư vấn liệu có giải pháp tốt hơn không ạ?

    Lưu Lệ Quyên
    ( 13:36 / 14.09.2012 )
  • Xin chào bác sĩ Nhương. Tôi có băn khoăn mong được bác sĩ giải đáp là: tôi đi siêu âm bác sĩ nói ít dịch mật, điều này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của tôi. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    Bảy Duyên
    ( 11:10 / 20.09.2012 )
  • Chị tôi bị sỏi mật, có 1 lần đau quá phải nằm viện mấy ngày nhưng bs nói sỏi nhỏ không phải phẫu thuật, hiện sỏi vẫn còn và không có triệu chứng gì nữa. Giáo sư tư vấn giúp tôi tại sao sỏi nhỏ lại gây đau dữ vậy. Tôi biết có nhiều trường hợp sỏi to hơn của chị tôi nhưng họ chưa thấy đau bao giờ.

    Nguyễn Thị Lý
    ( 19:47 / 19.09.2012 )
  • Tôi năm nay 58 tuổi, bị sỏi túi mật (đường mật bình thường, không có sỏi) Tôi mới mổ cắt túi mật bằng phương pháp mổ nội soi cách đấy 2 tháng. Hiện nay, Tôi đã bình phục và ăn uống bình thường. Xin Bác sĩ cho biết trường hợp như của Tôi có thể dẫn đến nguy cơ tái phát sỏi không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.

    Nguyễn Văn Cương
    ( 18:10 / 18.09.2012 )
  • Chào bác sĩ, em năm nay 29 tuổi. cách đây 2 tháng em đi siêu âm thì đuợc chuẩn đoán là có sỏi ở mật kích thước cũng khá to 1.5mm rồi ah. Em muốn hỏi có cách nào để làm tan sỏi được không ạ, Trước đây em đã từng bị viêm sỏi mật và đã điều trị một thời gian. Cả ông ngoại và mẹ em đều bị sỏi mật, vậy bệnh này có di truyền đúng không ...

    Tạ Thu Trang
    ( 17:17 / 14.09.2012 )
  • Sỏi mật là gì? Làm sao để biết mình có bị sỏi mật hay không? Một số phương pháp chẩn đoán bệnh?

    phan thị dinh
    ( 23:27 / 08.09.2012 )

Số lượng người truy cập

12246054