Chủ đề tháng 2: Phương pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo lúc 14h30 ngày 28/2/2013

Trần Văn Chất
PGS.BS
Trần Văn Chất

Theo Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn. Trong đó, có hơn 80.000 bệnh nhân suy thận mạn đã chuyển sang giai đoạn cuối khiến họ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống, gây tổn hại về sức khỏe và kiệt quệ kinh tế cho gia đình, xã hội. Mặc dù vậy,  mới chỉ 10% trong số đó đáp ứng với quá trình điều trị,  90% còn lại đều tử vong.

Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, chạy thận là chỉ định bắt buộc bệnh nhân cần tuân thủ. Bệnh nhân cũng cần được xác định có thể gặp các biến chứng do chạy thận lâu dài như: tụt huyết áp (20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (<1%). Bên cạnh đó, còn một số biến chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm như: hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết… Do vậy, bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần được chăm sóc đặc biệt và theo dõi điều trị chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa kết hợp với người nhà.

Kỉ niệm “ngày thế giới về thận”, chúng tôi  có mời PGS.BS. Trần Văn Chất – Nguyên chủ tịch Hội Thận học Hà Nộiđến tư vấn và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc về bệnh của các đôc giả về chuyên đề “Phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả cho BN chạy thận nhân tạo”. Quý vị có thể  gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30’ - 16h30' chiều thứ  5 ngày 28/2/2013 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

 XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN 

(Những câu hỏi chưa được trả lời trong thời gian diễn ra Giao lưu trực tuyến và gửi muộn sau thời gian trên sẽ được cập nhật trả lời và chuyển sang mục Hỏi đáp 24h)

Giao lưu trực tuyến: Phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả cho BN chạy thận nhân tạo”

 

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.BS Trần Văn Chất tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Tôi đi khám và được chẩn đoán đang bị suy thận giai đoạn 4 và bác sĩ nói phải chạy thận nhân tạo. Xin hỏi bác sĩ, chi phí cho mỗi lần chạy thận nhân tạo hiện nay là như thế nào? Nếu chạy thận nhân tạo 1 thời gian và bệnh đỡ hơn thì tôi có thể chuyển sang uống thuốc mà không phải chạy thận nữa không? Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt ra sao cho hợp lý?

    Thu Lý
    ( 11:56 / 26.02.2013 )
  • Chị gái em bắt đầu phải chạy thận nhân tạo từ 2 tháng nay. Em muốn hỏi bác sĩ, khi thay thận rồi thì cuộc sống có trở lại bình thường không và có phải chạy thận suốt đời không? Người nhà cần hỗ trợ và chăm sóc cho chị gái em như thế nào?

    Thanh Lan
    ( 11:40 / 26.02.2013 )
  • Tôi có người bạn đang phải chạy thận nhân tạo. Trong chế độ ăn uống bác sĩ dặn phải kiêng muối và kali nhưng bạn tôi lại rất thèm muối. Xin bác sĩ cho biết vì sao lại phải kiêng muối và kali?

    Hoàng Thanh
    ( 10:50 / 26.02.2013 )
  • Nhà tôi có người thân bị suy thận thời kì cuối. Bây giờ chỉ có thể chạy thận nhân tạo. Nhưng không được khả quan lắm. Mọi người có thể cho tôi hỏi nên chữa ở đâu không? Vì đang chữa ở bệnh viện chợ rẫy. Nhưng đông quá không có chỗ nằm, phải nằm ngoài hành lang. Với lại có nên ra nước ngoài chữa không? Qua tìm hiểu một số thông tin thì tôi có nghe nói bệnh ...

    Nguyễn Mai Phương
    ( 11:41 / 22.02.2013 )
  • Kính gởi PGS.BS !!rnMẹ tôi năm nay 61 tuổi, ngụ tại phường Phú Mỹ, Bệnh viện Chợ rẫy chỉ định chạy thận nhân tạo từ tháng 4 năm 2011 đến nay, 1 tuần chạy 3 lần, lúc mới chạy thận Bà 70kg, đến nay còn 56kg. Trong suốt quá trình chạy thận đến nay Bà mệt rất nhiều, huyết áp thường hay lên tới 22, ăn uống khó tiêu, hay ói ụa, dù rất hạn chế nước nhưng vẫn sưng ...

    Đặng Thị Minh Thu
    ( 17:14 / 19.02.2013 )
  • Thưa giáo sư..rnrn2 hôm nay cháu thật sự rất hoang mang vì quá ngu dốt trong việc tin và sử dụng thuốc tiêm Corticoid. Cháu rất mong giáo sư cho cháu cái nhìn đúng đắn trong tình trạng bệnh của cháu bây giờ..rnrnCháu tên Trang, năm nay 23 tuổi và chưa lập gia đình. Tiền sử gia đình nhà cháu có mẹ và bà ngoại bị bệnh viêm xoang và bản thân cháu cũng bị viêm mũi dị ứng. Sau ...

    Trần Minh Trang
    ( 16:43 / 25.02.2013 )
  • cháu xin chào giáo sư. cháu năm nay 22 tuổi, người cháu rất gầy nên cháu muốn tăng cân, nhưng cháu dù cố gắng ăn nhiều cũng không thể tăng cân được. xin giáo sư chỉ cho cháu vì saovà có cách nào để tăng cân không ạ? cháu xin cảm ơn!!

    nguyễn văn sơn
    ( 22:15 / 24.02.2013 )
  • chào bác sỹ, em 15 tuổi và chưa quan hệ tình dục với ai nhưng gần đây, ở đầu dương vật em lại có hiện tượng chảy một chất trắng nhờn,nhầy và một vài chất rắn cứng dính vào ở đấy . Khi tiểu em có cảm giác đau rát khó chịu, 1 năm trước em cũng bị như vậy nhung sau 4 ngày thì trở lại bình thường. Em xin hỏi bác sỹ là em bị bệnh gì ạ, ...

    Lục Gia Vinh
    ( 22:37 / 23.02.2013 )
  • em bị 3 căn bệnh: viêm gan siêu vi B, đa nan buồng trứng và suy giảm hệ miễn dịch (em bị nứt da rất nhiều và bi thâm tím thành từng đường dù em chưa mang thai lần nào) bác sĩ cho em hỏi là 3 căn bệnh trên có nguy hiểm gì không và điều trị như thế nào ạ.

    Phạm Thị Kim Hoàng
    ( 16:23 / 23.02.2013 )
  • Chào bác sĩ, cho em hỏi là bệnh suy giảm hệ miễn dịch là gì (tại trên da em bi nứt rất là nhiều bi thâm tim đi phòng kham tư nhân người ta bảo em bị suy giảm hệ miễn dịch cho làm xét nghiệm gì gì đó rất nhiều nhưng em chưa có thực hiện)không biết bệnh có nguy hiểm và có cần lam xét nghiệm điều tri không ạ.tại em thấy làm những xét nghiệm đó tốn ...

    Phạm Thị Kim Hoàng
    ( 16:16 / 23.02.2013 )
  • lúc trước trên thân dương vật của em có sưng đỏ và nổi mủ...rồi 4,5ngày sau nó bình thường trở lại, hiện tượng này lặp đi lặp lại vài lần...rồi cho tới nay không còn bị nữa. BS cho em hỏi: đó là dấu hiệu của bệnh gì ạ? em xin cảm ơn!

    hoang viet anh
    ( 14:59 / 23.02.2013 )
  • Chào BS. Tôi nam năm nay 28 tuổi cách đây khoảng 1 năm trở lại đây tôi thường bị đău rát vùng lưng thời gian đău vào khoảng 3 giờ sáng rất khó chịu chỉ khi tôi ngồi dậy đi lại thì cảm giác đău rát ít dần đi nhưng khi nằm suống lại đău lại. Tôi có đi khám thì kết quả chụp XQ cho thấy tôi bị cùng hóa đốt sống S1 và gai đôi mờ và cho ...

    Lê Thái
    ( 10:33 / 23.02.2013 )
  • chau năm nay 29 tuổi, lấy chông 3 năm, chưa có con. xét nghiệm prolactin của cháu chỉ số là 800, đồng thời chấu còn bị thoái hóa cột sống cổ, gai xuơng nên rất đau vùng vai gáy. Vậy cháu phải điều trị thế nào, nên điều trị cái gì trước, cái gì sau.Cảm ơn bác sỹ rất nhiều.

    ngô thị phượng
    ( 09:35 / 23.02.2013 )
  • chao giao su .nha chau co mot be trai 6 thang tuoi tung bi cum luc 2 thang sau 3 thang bi viem hong cap da duoc dieu tri khang sinh azi thromicin .va chau thieu cãni tu luc 1 thag tuoi va da duoc uong bo xung cãni va kem.hien tai chau khong chiu an bot dam nhung uong sua ngoai va bu duoc nhung it chay nhieu dai .thing thoang co ho .goi hoi nhung khong thay chau ...

    thai thi thanh loan
    ( 22:58 / 22.02.2013 )
  • Dạ em chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi 1 chuyện được không? Năm nay em 22 tuổi. Vừa rồi em bắt đầu có kinh nguyệt vào ngày 7/2 sau đó 5 ngày thì em có dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến hôm nay ngày 22/2 thì em có hiện tượng ra máu, ra ít chứ không nhiều, bác sĩ có thể cho em biết em đã gặp phải triệu chứng gì không? vì tính ra còn khoảng ...

    nguyen thu dung
    ( 21:43 / 22.02.2013 )

Số lượng người truy cập

12250904