Chủ đề tháng 8 số 2: Các bệnh nguy cơ dẫn đến suy thận

Nguyễn Nguyên Khôi
PGS.Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Nguyên Khôi

Suy thận được coi là biến chứng nguy hiểm và tốn kém nhất đối với bệnh nhân đái tháo đường. Thống kê cho thấy, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận, có tới 40% số bệnh nhân bị suy thận là do đái tháo đường. Đứng sau đái tháo đường, tăng huyết áp cũng là bệnh lý có nguy cơ cao dẫn tới suy thận (30% trường hợp suy thận xuất phát từ nguyên nhân này), ngược lại, trong đa số các trường hợp, tăng huyết áp lại là hậu quả của suy thận mạn.

Ở những bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận. Sau một thời gian dài làm việc trong tình trạng này, hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn, dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài. Dần dần, tổn thương thận ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein niệu ở nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần. Khi suy thận chuyển sang giai đoạn cuối, nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như urê, creatinin tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh đái tháo đường, đòi hỏi phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài.

Đối với tăng huyết áp, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới suy thận mạn. Theo lý giải của y học, trong bệnh tăng huyết áp, dòng máu dưới áp lực cao sẽ siết, xối mạnh và phá hủy các thành mạch máu, làm giảm lượng máu cung cấp đến các bộ phận, trong đó có thận. Huyết áp cao cũng có thể gây phá huỷ bộ lọc ở cầu thận. Kết quả, làm suy giảm chức năng của thận, khiến hạn chế việc loại bỏ những chất độc hại cũng như lượng nước dư thừa trong máu. Nước ứ thừa kết hợp với khả năng điều hòa huyết áp kém sẽ làm huyết áp càng tăng cao.

Bên cạnh tăng huyết áp và đái tháo đường, còn có rất nhiều các bệnh lý nguy cơ dẫn tới suy thận như: các bệnh lý tại thận (viêm cầu thận, sỏi thận…), lupus ban đỏ hệ thống, bệnh gút,…

 

Ảnh minh họa

Hiện nay số lượng bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường  ngày càng tăng cao là nguyên nhân chính làm tăng nhanh chóng số người suy thận. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ suy thận từ các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo  đường, các bệnh lý tại thận,….????

Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như phương pháp phòng ngừa, điều trị an toàn và hiệu quả, chúng tôi có mời PGS.TS Nguyễn Nguyên Khôi- Nguyên trưởng khoa thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai tham gia tư vấn trực tuyến với chủ đề " Các bệnh nguy cơ dẫn đến suy thận ". Quý vị có thể gửi câu hỏi về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30- 16h30 chiều thứ 5, ngày 29/8/2013 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

 

XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN  

CÁC CÂU HỎI CỦA ĐỘC GIẢ CHƯA ĐƯỢC GIÁO SƯ GIẢI ĐÁP SẼ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TRẢ LỜI TRONG MỤC HỎI ĐÁP 24H.

ÍCH THẬN VƯƠNG hân hạnh tài trợ chương trình này

 

Giao lưu trực tuyến: "Các bệnh nguy cơ dẫn đến suy thận"

 

 

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào giáo sư Khôi, bồ tôi năm nay 63 tuổi, gần đây đi tiểu , nước tiểu rất đục, vậy đây là bệnh gì, giáo sư tư vấn giúp tôi, xin cám ơn.

    Huỳnh Minh Đức
    ( 11:18 / 28.08.2013 )
  • Chào BS, tôi bị viêm cầu thận đã 1 năm nay. Cho tôi hỏi, nếu không điều trị kịp thời thì có dẫn tới suy thận không? Và tôi phải làm sao để điều trị viêm cầu thận hiệu quả và phòng ngừa suy thận? Cảm ơn BS.  

    Phạm Thanh Tâm
    ( 11:19 / 27.08.2013 )
  • Xin chào bác sĩ! Bé nhà tôi mới 16 tháng tuổi, cân nặng 10,5 kg. Bác sĩ chuẩn đoán cháu bị "Hội chứng thận hư không ổn định". Tôi không hiểu liệu có phải là bệnh "Viêm cầu thận không"? Khi bị viêm cầu thận thì cần phải kiêng những gì? Rất mong được sự tư vấn của bác sĩ, tôi xin cảm ơn!

    Vũ Thị Lan Anh
    ( 11:17 / 27.08.2013 )
  • Kính chào PGS, Thầy thuốc Nguyễn Nguyên Khôi, cháu năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân, bình thường cháu uống rất ít nước, có hôm còn không uống cốc nào, nhưng gần như ngày nào cháu cũng uống 1 cốc trà sữa trân châu. Gần đây cháu thấy phần thắt lưng cháu đau kinh khủng, có khi đau tới mức ko ngồi dậy nổi, cháu tim hiểu qua trên mạng thì hình như ...

    Hoàng Kim Huyền
    ( 15:29 / 26.08.2013 )
  • Ông nội tôi bị viêm cầu thận đã lâu. Mới đây, khi đi khám, bệnh đã chuyển sang suy thận giai đoạn 2. Xin hỏi bác sĩ, cách điều trị thích hợp cho trường hợp của ông tôi là như thế nào? 

    Thanh Tùng
    ( 10:05 / 26.08.2013 )
  • Tôi có tiền sử bị tăng huyết áp. Nhiều người nói tôi nên cẩn thận vì tăng huyết áp để lâu ngày có thể dẫn đến suy thận. Xin bác sĩ giải thích cho tôi biết như vâỵ có đúng không? Mỗi quan hệ qua lại giữa tăng huyết áp và suy thận là như thế nào? 

    Mai Thu
    ( 10:03 / 26.08.2013 )
  • kính chào phố giáo sư, tôi năm nay 57 tuổi, cao 1m64, nặng 51 kg, sức khỏe tốt, ít ốm đau. Gần đây tôi hay bị đi tiểu đêm, lượng nước tiểu thì rất ít, dù gần lúc đi ngủ tôi không có uống nước, có những lần đêm phải dậy tới 4 lần, sau khi đi tiểu tôi thấy rất khó ngủ, sáng dậy mệt mỏi, uể oải chẳng muốn làm gì. Phó giáo sư có thể cho tôi ...

    Nguyễn Văn Bàng
    ( 11:31 / 19.08.2013 )
  • Chào bác sĩ, xin cho tôi hỏi: tôi có em trai bị sỏi thận, đi xét nghiệm tại viện bạch mai thì được chẩn đoán là bị suy thận độ 2, tôi muốn hỏi suy thận có mấy cấp độ, như suy thận độ 2 của em trai tôi bây giờ thì đang ở giai đoạn nào? có biến chunwngs gì nguy hiểm không? mong bác sĩ tư vấn giúp em tôi phải điều trị như thế nào là tốt ...

    Nguễn Anh Quân
    ( 21:52 / 18.08.2013 )
  • bs ơi cho cháu hỏi cháu bị bệnh teo thận thì có thể dùng thuốc ích thận vương đc ko ạ

    đỗ việt việt
    ( 13:00 / 05.08.2013 )

Số lượng người truy cập

12249429