Chủ đề tháng 7 số 1: Phòng ngừa các biến chứng ở bệnh nhân gút
Nguyễn Văn Quýnh
Theo thống kê của Viện Gút từ năm 2007 đến năm 2012 cả nước có tới 22 ngàn bệnh nhân gút và đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Đặc biệt, trên 60 % số bệnh nhân gút đến khám và điều trị trong tình trạng đã bị gút mạn và 5 % bị biến chứng nặng do lạm dụng các thuốc điều trị gút.
Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu và gây lắng đọng muối urat tại các tổ chức như: khớp, thận, tim, mạch…. Cơn gút cấp có biểu hiện: rát bỏng, đỏ, đau khớp dữ dội…nhất là sau các bữa ăn giàu đạm và uống rượu bia. Khi bệnh gút không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong đó, các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân gút như:
Biến chứng tại khớp: Hủy hoại khớp, đầu xương, có thể dẫn đến tàn phế. Có hạt tophi bị loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm khớp, nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết…; Biến chứng tại thận: Sỏi thận, thận ứ nước, ứ mủ, suy thận…; Biến chứng tại tim, mạch: Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Hình ảnh bệnh nhân có hạt tophi ở bàn chân
Vậy làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gút một cách hiệu quả và an toàn là một vấn đề đang được rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân quan tâm.
Để hiểu rõ hơn về bệnh gút và cách phòng tránh các biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân gút, chúng tôi có mời PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh – Nguyên trưởng khoa A1 Viện 108 đến tư vấn và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc về bệnh của các đôc giả về chuyên đề “Phòng ngừa các biến chứng ở bệnh nhân gút”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30’ - 16h30' chiều thứ 5 ngày 17 tháng 7 năm 2014 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.
Hoàng thống phong - Hân hạnh tài trợ chương trình
XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN
CÁC CÂU HỎI CỦA ĐỘC GIẢ CHƯA ĐƯỢC GIÁO SƯ GIẢI ĐÁP SẼ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TRẢ LỜI TRONG MỤC HỎI ĐÁP 24H.
Giao lưu trực tuyến: “Phòng ngừa các biến chứng ở bệnh nhân gút”
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Tôi (40 tuổi) bị bệnh gút và ở ngón chân cái đã xuất hiện u cục sưng to và rất đau. Hiện tôi đang sử dụng thuốc Colchicin kết hợp cùng Hoàng Thống Phong được 1 tuần thì thấy đau giảm nhiều. Xin hỏi, tôi dùng Hoàng Thống Phong kết hợp Colchicin như vậy có được không? Nên sử dụng sản phẩm này như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
Thanh Lam( 12:30 / 07.07.2014 ) -
Chào Bác sỹ. Em sinh năm 1973. Em được phát hiện bị bệnh gout do đau ở bàn chân cách đân 11 năm. Sau đó em điều trị bằng cách uống 2 ngày 1 viên Allopurinol đều đặn. Trong suốt thời gian điều trị, không thấy có triệu chứng đau cấp xuất hiện. Em có các câu hỏi sau: - Cách điều trị như vậy có ổn không? Uống thuôc lâu dài như vậy có ảnh hưởng gì đến sức ...
Nguyễn Văn Quý( 17:43 / 06.07.2014 ) -
Ông tôi (65 tuổi) bị gút đã nhiều năm, hai năm trước phát hiện có dấu hiệu sỏi thận. Một năm nay ông tôi uống Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị gút. Hiện tại, bệnh gút của ông tôi không thấy tái phát nữa. Xin hỏi, ông tôi uống Hoàng Thống Phong lâu như vậy có được không? Có ảnh hưởng gì đến tình trạng sỏi thận của ông tôi không? Tôi xin cảm ơn GS!
Le Nam( 08:43 / 05.07.2014 ) -
Bố tôi (70 tuổi) đã bị gút 5 năm nay, mặc dù ăn uống kiêng khem song các khớp bàn ngón chân cái nổi nhiều cục u to nhỏ khác nhau và to dần theo thời gian làm đi giầy dép rất khó khăn và hạn chế vận động. Gia đình đã chữa nhiều năm nhưng đều chỉ giảm bệnh trong một thời gian, sau đó lại tái phát. Cách đây 3 tháng, bố tôi bắt đầu sử dụng thêm ...
Nguyễn Thị Lan( 08:41 / 05.07.2014 ) -
Xin chào giáo sư! cháu năm nay 32 tuổi, tôi làm nghề xây dựng thường xuyên phải theo công trình và làm việc ở độ cao. cháu bị gút đã hơn năm nay, nửa năm trước thì cháu có điều trị một số loại thuốc, sau đó bệnh giảm và cháu không điều trị nữa. gần đây cháu lại gặp tình trạng đau rút ở các ngón tay và ngón chân, sưng đau không làm việc được. hiện tại công ...
Lê Ba( 17:06 / 04.07.2014 ) -
Tôi (45 tuổi) bị gút với biểu hiện khớp bản ngón chân P sưng nóng đỏ, phù nề, đau dữ dội vào ban đêm. Tôi uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp sử dụng Hoàng Thống Phong được 4 tuần nay . Hiện tại khớp bàn ngón chân P hết sưng nóng đỏ đau . Xin hỏi tôi uống thuốc Hoàng Thống Phong lâu dài có được không? Cảm ơn giáo sư.
Hoàng Nam( 16:57 / 04.07.2014 ) -
Tôi (69 tuổi) bị gút đã nhiều năm nay. Trước đây, các cơn gút cấp tái phát liên tục, mỗi tháng từ 1-2 lần. Nhiều lần khi bị đau nặng, tôi phải dùng nạng để đi lại. Tôi đã đi khám và đang sử dụng thuốc giảm đau loại corticoid thì cơn đau có giảm song dừng thuốc bệnh lại tái phát và đau dữ dội hơn. Gần đây, tôi có uống thêm Hoàng Thống Phong thì trong 1 tháng ...
Lê Viết Hoàng( 16:54 / 04.07.2014 ) -
Tôi năm nay 57 tuổi, bị gút từ tháng 8/2013 với nồng độ axit uric trong máu là 475 micromol/lít. Sau 2 tháng sử dụng Hoàng Thống Phong, tôi đi khám lại thì có kết quả nồng độ axit uric trong máu giảm còn 425 micromol/lít. Xin hỏi, tình trạng bệnh của tôi đang ở mức nào? sử dụng Hoàng Thống Phong để điều trị lâu dài có tác dụng phụ gì không và làm sao để chữa trị triệt ...
Mạnh Linh( 16:52 / 04.07.2014 ) -
Cháu năm nay 33 tuổi đã lập gia đình và có một cháu trai gần 3 tuổi. Thời gian gần đây cháu chạy xe máy có cảm giác tê buốt ở bàn tay trái. Xin hỏi GS như thế có phải cháu bị bệnh Gút không? GS cho cháu biết cách nhận biết bệnh Gút và cách điều trị. Cảm ơn GS
Nguyễn Hường( 10:46 / 04.07.2014 ) -
Chào PGS, cháu năm nay 30 tuổi, bị gút 3 năm nay. Cháu ít uống rượu bia nhưng hay dùng thuốc lá. Hút thuốc lá quen rồi nên không bỏ được. Cháu đã dùng nhiều loại thuốc, cả thuốc tây lần thuốc lá nhưng vấn không thấy đỡ, nên bỏ thuốc gần năm nay. Thỉnh thoảng đang làm cháu lại bị đau rút ở ngón chân và ngón tay lại bỏ về. PGS có thể cho cháu lời khuyên cháu ...
Nguyễn Duy( 18:05 / 30.06.2014 )