Chủ đề tháng 10 số 2: Phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim do biến chứng bệnh mạch vành
Phạm Gia Khải
Nhồi máu cơ tim là tình trạng cơ tim bị hoại tử do không nhận đủ lượng máu nuôi dưỡng. Nguyên nhân chính là do cục máu đông hình thành hoặc mảng xơ vữa bị nứt, vỡ gây tắc nghẽn động mạch vành. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao (30%) bệnh nhân nhập viện, trong đó 50% chết ngay trong vòng một giờ. Ở ViệtNam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15-20%.
Với những người đang có dấu hiệu đau tim (đau thắt ngực) thì nhồi máu cơ tim là thường trực. Cần chú ý cơn đau thắt ngực điển hình: đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, số ít trường hợp vùng thượng vị; đau lan lên cổ, cằm và cánh tay trái kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực. Tuy nhiên nhiều trường hợp cơn đau tim đột ngột đến không báo trước ở những đối tượng có nguy cơ sau: Người có tiền sử nhồi máu cơ tim, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, stress, hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, người cao tuổi.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nhồi máu cơ tim – biến chứng bệnh mạch vành và có được cách phòng ngừa kịp thời nhất, vào lúc 14h30 ngày 30/10/2014 trên website tuvansuckhoe24h.com.vn chúng tôi có mời GS.TS Phạm Gia Khải tham gia giao lưu trực tuyến với chủ đề: “PHÒNG NGỪA NGUY CƠ NHỒI MÁU CƠ TIM DO BIẾN CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH”
Trân trọng kính mời độc giả cùng đón xem.
TPCN Vương Tâm Thống hân hạnh tài trợ chương trình này!
Giao lưu trực tuyến:
PHÒNG NGỪA NGUY CƠ NHỒI MÁU CƠ TIM DO BIẾN CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Phạm Gia Khải tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Xin chào giáo sư. Mẹ tôi 50 tuổi, đi khám tại bệnh viện tim mạch cho kết quả hẹp 30- 40% RCAII, LAD II, DIAG kèm theo đau thắt ngực. Xin hỏi giáo sư như vậy có nguy hiểm không?cảm ơn giáo sư
Vũ Mạnh Hoàng( 11:03 / 25.10.2014 ) -
Tôi tên Trần Phong, năm nay 54 tuổi. Tôi đã bị cao huyết áp đã 4 năm và điều trị đạt được huyết áp mục tiêu, ngoài ra tôi còn bị rối loạn nhịp tim: ngoại tâm thu thất và rung nhĩ và máu mỡ cao. Năm 2008 tôi đã chụp mạch vành kết quả âm tính. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi vẫn thấy có hiện tượng: tự nhiên cảm thấy hồi hộp rồi cảm thấy nặng ở ngực ...
Trần Phong( 10:59 / 25.10.2014 ) -
Thưa giáo sư cháu muốn hỏi hẹp tắc động mạch vành có phải là nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim hay không? làm thế nào để biết mình mắc bệnh này?nếu cháu đang ở nhà mà xảy ra tai biến thì có cách nào sơ cứu an toàn trước khi chuyển đến bệnh viện hay không? cảm ơn giáo sư!
Đỗ Thị hường( 10:50 / 25.10.2014 ) -
Chào giáo sư, huyết áp tâm thu của tôi luôn luôn cao hơn 90 mmHg liệu có hại không ạ, tôi thi thoảng có các hiện tượng đau thắt ngực, khó thở, không biết tôi có liên quan đến bệnh tim mạch không.Ngoài ra tôi cũng có thắc mắc xin giáo sư giải thích về bệnh tim to là như thế nào ạ? Tại sao lại như vậy và bệnh có nguy hiểm gì không, cần điều trị như thế ...
Phạm Hoài Thu( 10:37 / 25.10.2014 ) -
Tôi đã chụp động mạch vành năm 2012 kết quả có 2 nhánh hẹp 55%. Năm 2013 tôi lại chụp lại thì chỉ còn hẹp 45%. Xin Giáo sư cho biết mức độ xơ vữa có thể giảm đi được không hay kết quả chụp chỉ là tương đối. Đến năm 2014, tôi bị đau thắt ngực rất nhiều mỗi khi gắng sức. Vậy có cần phải chụp lại động mạch vành và tiến hành phẫu thuật ngay để kịp ...
Đinh Ngọc Anh( 17:51 / 24.10.2014 ) -
Mẹ cháu năm nay 48 tuổi bị bệnh hở van tim hai lá 2/4, huyết áp cao và gan nhiễm mỡ gần một năm nay. Giáo sư cho hỏi là có thể chữa khỏi cả ba bệnh trên hay không, với trường hợp bị hẹp hoặc hở van tim thì có cần phải phẫu thuật thay van để điều trị không hay chỉ cần dùng thuốc là khỏi vì mẹ cháu đã khám ở vài bệnh viện mà bác ...
Hoàng Kiều Oanh( 15:55 / 24.10.2014 ) -
Xin giáo sư cho tôi hỏi chú tôi 72 tuổi bị khít hẹp động mạch vành lên tới 93% từ năm 2001 nhưng do phần hẹp khít gần cuống tim nên không mổ nối cầu được. Sau đó chú tôi chỉ dùng phương pháp tập khí công và ăn kiêng, nay sức khỏe yếu đi nhiều. Giáo sư cho biết nây giờ chú tôi có thể phẫu thuật được không, xác suất thành công cao không? có thế duy ...
Nguyễn Hồng Tuyến( 10:24 / 23.10.2014 ) -
Tôi bị suy động mạch vành, đã khám và điều trị cách đây 3 năm. Hiện tại hàng ngày tôi vẫn uống các thuốc: amlodiphin, betaloc zook, thỉnh thoảng nitromilin 2,6mg. Xin cho biết cần bổ sung thuốc gì? cứ uống như vậy có được không
Nguyễn Anh Đường( 10:03 / 23.10.2014 ) -
Năm nay tôi 35 tuổi cao 1,65m cân nặng 54 kg, thời gian gần đây tôi thấy hay có hiện tượng đau thắt ngực trái rất nhiều,đôi lúc đau mà phải dùng tay đấm nhẹ mới cảm thấy đỡ đau hơn và hiện tượng này xảy ra liên tục. Tôi có thói quen rất xấu là hút thuốc lá và đôi khi có uống rượu bia. Qua tìm hiểu tôi nghĩ có thể là triệu chứng của bệnh tim mạch ...
Vũ Chiến( 16:02 / 22.10.2014 ) -
Cháu chào GS ạ . Cháu năm nay 21 tuổi , giới tính nam . Cháu cao 1 m65 nặng 82 kg . Khoảng 2 năm đổ lại đây cháu có thói quen uống rượu và uống khá nhiều + hút thuốc lá . Cách đây khoảng 1 tháng 20 ngày cháu có 1 cú sock lớn về mặt tinh thần nên cháu uống khá nhiều rượu , Sau hôm uống quá nhiều rượu đó là hôm (3/09) thì cháu ...
duong( 20:56 / 21.10.2014 )
-
Chào giáo sư. Tôi bị bệnh mạch vành cách đây 2 năm, ban đầu các bác sĩ điều trị có kê đơn cho sử dụng 1 số thuốc tây tuy nhiên gần đây do các cơn đau ngực của tôi tần suất nhiều, hay hồi hộp nhịp tim lúc nhanh lúc chậm. Theo bác sĩ nói bệnh của tôi tiến triển nặng hơn và phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tuy nhiên tôi vẫn băn khoăn về ...
Trần Văn Kiên( 10:10 / 21.10.2014 )