Chủ đề tháng 3 số 2: Giải pháp điều trị biến chứng thần kinh do Đái tháo đường từ ALA

Thái Hồng Quang
GS.TS
Thái Hồng Quang

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những biến chứng mạn tính xuất hiện sớm nhất, có thể xảy ra ngay tại thời điểm chẩn đoán ở người bệnh ĐTĐ typ2 hoặc sau 5 năm đối với người mắc ĐTĐ typ1.

Trong số các biến chứng do ĐTĐ thì biến chứng thần kinh được coi là một bệnh lý phức tạp nhất, bởi hệ thống thần kinh được trải dài khắp cơ thể, bao gồm các sợi thần kinh đan xen nhau nối não với cơ, da và những cơ quan khác. Chức năng của hệ thần kinh là điều tiết các hoạt động của cơ, cơ quan nội tạng và tuyến tiết… Nhờ đó, chúng ta mới có thể hoạt động, vận động và nhận biết được các cảm giác đau, nóng, lạnh… Tùy thuộc vị trí, mức độ tổn thương của dây thần kinh mà người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều các triệu chứng khác nhau. Nếu tổn thương thần kinh ngoại vi, có thể gặp đau, tê bì, châm chích, bỏng rát. Trong khi đó, tổn thương thần kinh tự chủ người bệnh sẽ gặp nhịp tim nhanh khi nghỉ, hạ huyết áp tư thế, chậm tiêu, nuốt nghẹn, nuốt khó, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cương ở nam giới, giảm ham muốn ở nữ giới…

Cơ chế gây biến chứng thần kinh ĐTĐ rất phức tạp nhưng bản chất là sự tích lũy đường sorbitol trong sợi thần kinh, kèm theo biến chứng vi mạch làm giảm cung cấp oxy và dưỡng chất; kết hợp với quá trình stress oxy hóa gây tổn hại các tế bào thần kinh. Những yếu tố này không chỉ đẩy nhanh tốc độ tổn thương sợi trục thần kinh, làm rối loạn dẫn truyền mà còn gây ra các cơn đau đớn dai dẳng.

Tại các nước châu Âu và Mỹ, từ những thập niên niên 80 của thế kỷ trước, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò quan trọng của acid alpha lipoic (ALA) trong điều trị biến chứng do ĐTĐ. Nó được xem là một chất chống oxy hóa siêu đẳng với ưu thế hoạt động được ở cả môi trường thân mỡ và thân nước, thấm tốt vào mô thần kinh, tăng nhập glucose vào tế bào, vì vậy mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện và làm chậm lại tiến trình biến chứng của tiểu đường, đặc biệt là biến chứng thần kinh.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, ALA chưa được sử dụng phổ cập trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị biến chứng do ĐTĐ. Trong khi đó, việc tầm soát biến chứng do ĐTĐ của chúng ta chưa tốt nên phần lớn biến chứng chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nên trầm trọng khó hồi phục hoặc bị nhiều biến chứng phối hợp. Đây là lý do chính khiến cho việc điều trị biến chứng do ĐTĐ nói chung, biến chứng thần kinh nói riêng còn gặp phải nhiều khó khăn và phức tạp.

Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Giải pháp điều trị biến chứng thần kinh do Đái tháo đường từ ALA” được thực hiện với sự tham gia của GS.TS Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết – ĐTĐ Hà Nội, hy vọng có thể cung cấp cho các quý độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích để giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng thần kinh do ĐTĐ.

Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức TẠI ĐÂY hoặc tham giao lưu trực tuyến vào lúc 13h30’ ngày 26/03/2015 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn

Thực phẩm chức năng HỘ TẠNG ĐƯỜNG hân hạnh tài trợ chương trình này.

 

Thực phẩm chức năng HỘ TẠNG ĐƯỜNG là sự kết hợp của acid alpha lipoic với nhiều thảo dược quý, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng của tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh…; hỗ trợ điều hòa đường huyết, giảm cholesterol máu, điều hòa huyết áp và chống oxy hóa.

Sản phẩm đã được đón nhận huy chương vàng giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014.

 

camera-buoi-giao-luu-truc-tuyen-dai-thao-duong

XEM TOÀN BỘ NỘI DUNG CLIP TRONG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN CÙNG GIÁO SƯ 


CÁC CÂU HỎI CỦA ĐỘC GIẢ CHƯA ĐƯỢC GIÁO SƯ GIẢI ĐÁP SẼ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TRẢ LỜI TRONG MỤC HỎI ĐÁP 24H.

tu-van-giao-su-trong-benh-tieu-duong

Giao lưu trực tuyến: "Giải pháp điều trị biến chứng thần kinh do đái tháo đường"

tu-van-giao-su-trong-benh-tieu-duong-2

MC Thu Thảo tặng hoa GS.TS. Thái Hồng Quang sau buổi tư vấn trực tuyến thành công tốt đẹp


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Thái Hồng Quang tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Dear bác sỹ, Mẹ cháu phát hiện bị tiểu đường cách đây 2 năm và mức đầu tiên khi phát hiện được là 7.1 rồi có uống thuốc như đã được kê đơn và mức tiểu đường vẫn duy trì dưới 7.5 thời gian gần đây mẹ cháu có bị mất ngủ và đi khám đo thì bị Áp huyết cao bác sỹ có thể tư vấn giúp cháu xem tình hình của mẹ cháu là bị sao không và ...

    Lưu Việt Tùng
    ( 14:28 / 26.03.2015 )
  • Mẹ tôi 68 tuổi bị tiểu đường 7 năm nay. Hiện đang tiêm Insulin ngày 2 lần (27UI/ngày). Gần năm nay, bà thường xuyên bị lúc táo lúc lỏng. Đợt bị táo bón có khi 5-6 ngày không đi đại tiện. Uống Duphalac ngày 2 gói nhưng không thấy tác dụng mấy, sau đó phải uống thuốc nhuận tràng mới xổ ra được. Xin GS tư vấn mẹ tôi phải làm gì để cải thiện tình trạng này?

    Lê Thị Quỳnh
    ( 14:28 / 26.03.2015 )
  • Tôi bị TĐ đã 15 năm, hiện chích 2 lần sáng và chiều ( 30 - 25 ) uống 2 viêng gluco 1000mg (trưa - chiều) cho hỏi loại TPCN nào phù hợ cho tôi trong việc hỗ trợ điều trị. Cảm ơn

    Minh
    ( 14:23 / 26.03.2015 )
  • Bố tôi bị tiểu đường đã 3 năm nhưng đường huyết dao động thất thường. Cách đây 1 tuần ông có đi khám sức khoẻ thì kết quả có thấy tăng huyết áp và albumin nước tiểu. BS nói nếu không điều trị tốt thì bố tôi có thể bị suy thận. Xin hỏi GS bố tôi phải điều trị như thế nào?

    Vũ Văn Minh
    ( 14:21 / 26.03.2015 )
  • Cháu đang có thai được 29 tuần và đang bị tiểu đường nhưng cháu không biết là có nặng hay không. Chỉ số đường huyết của cháu lúc đói là 10.7 mml/l; uống 75g glucose: sau 1 tiếng là:15.7mml/L, sau 2 tiếng là:20.6mml/L. Liệu mức đường huyết như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và con thưa BS?

    Lại Thị Hà
    ( 14:18 / 26.03.2015 )
  • Tôi bị tiểu đường khoảng 5 năm nay và đang dùng thuốc uống hạ đường huyết Diamicron kết hợp với TPCN Hộ Tạng Đường. Đường huyết của tôi khá ổn định và hiện cũng chưa gặp phải biến chứng gì. Cho tôi hỏi, tôi duy trì sử dụng Hộ Tạng Đường dài ngày có được không?

    Phạm Văn Hải
    ( 14:15 / 26.03.2015 )
  • Bố em bị bệnh tiểu đường (type 1) gần 6 năm rồi. Bố ăn uống kém, ngủ ít và hay mất ngủ nên hiện tại bố em rất gầy. Gần đây hay bố em thay đổi tâm tính, hay cáu gắt, buồn vui thất thường. Có phải do bệnh tiểu đường khiến bố em thay đổi như trên không ạ? Thường thì tiểu đường bao nhiêu năm sẽ bắt đầu có biến chứng?

    Nguyễn Ngọc Quang
    ( 14:10 / 26.03.2015 )
  • Tôi bị tiểu đường typ2 đã 4 năm nay. Hai chân tôi gần đây cảm thấy rất nặng nề, đi lại khó khăn, mỗi lần lên cầu thang phải lấy tay nhấc chân lên từng bước bậc một. Cho tôi hỏi tình trạng bệnh của tôi như vậy là bị sao?

    Trần Thị Lệ
    ( 13:59 / 26.03.2015 )
  • Bố tôi năm nay 70 tuổi, bị huyết áp cao 140/100mmHg, 10 năm nay, ông mới phát hiện tiểu đường được 1 năm, đi khám đường huyết 9,4 mmol/l lúc đói, HbA1C 7% thì có nguy hiểm không? Bố tôi cần phải làm gì để phòng tránh biến chứng?

    chị Hoa
    ( 13:45 / 26.03.2015 )
  • Tôi bị bệnh ĐTĐ đã 8 năm, nồng độ đường huyết duy trì ở 7,5 đến 8. Hiện nay tôi bị tê bì toàn bộ phía trước lòng 2 bàn chân. Tôi vẫn uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống bổ sung thuốc Vindermen nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm...Kính mong bác sĩ hướng dẫn điều trị. Xin trân trọng cám ơn.

    Nguyễn Anh Quân
    ( 13:20 / 26.03.2015 )

Số lượng người truy cập

12138055