Chủ đề tháng 4: Kết hợp trong uống ngoài bôi trong điều trị vẩy nến
Đặng Văn Em
Vẩy nến là một bệnh ngoài da do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, có liên quan đến yếu tố miễn dịch. Ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 6% tổng số bệnh nhân đến khám các bệnh về da liễu. Triệu chứng rất đặc trưng của bệnh này là các đám mảng đỏ, bên trên phủ các lớp tế bào da chết màu trắng, dễ bong, tạo thành các mảnh vụn giống như sáp nến. Những vùng da bị bệnh có giới hạn rất rõ với vùng da lành, thường xuất hiện ở trên da đầu và các vùng bị tì đè trên cơ thể như: khuỷu tay, lưng, mông, khuỷu chân... Ngoài ra bệnh có thể gây tổn thương đến móng, khớp. Bệnh hiếm khi gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến lao động, sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tuy hiện nay bệnh vẩy nến vẫn chưa có được phương pháp điều trị khỏi dứt điểm, nhưng với những tiến bộ trong nghiên cứu và điều trị bệnh vẩy nến, hàng loạt thuốc mới dùng đường uống và bôi ngoài da đã được nghiên cứu và ứng dụng với mục đích kiểm soát bệnh vảy nến, nhằm hạn chế thương tổn và kéo dài thời gian tái phát.
Vì vậy để chia sẻ với quý vị trong việc lựa chọn các thuốc, kem bôi để kiểm soát bệnh có hiệu quả chúng tôi có mời tới tham gia buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề ngày hôm nay là PGS.TS Đặng Văn Em- Chủ nhiệm Khoa da liễu- dị ứng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đến tham gia giao lưu trực tuyến với chủ đề ”Kết hợp trong uống ngoài bôi trong điều trị vẩy nến”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30’ chiều thứ 5 ngày 09/04/2015 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.
Kim Miễn Khang& Explaq hân hạnh tài trợ chương trình này.
XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN
Giao lưu trực tuyến ”Kết hợp trong uống ngoài bôi trong điều trị vẩy nến”
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Đặng Văn Em tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Thời tiết thay đổi tôi bị nổi những nốt vẩy trên đầu và người gây ngứa. Sau 3 ngày là tôi hết và da lại trở lại bình thường. Cho hỏi tôi có bị bệnh vẩy nến không? Cách điều trị ra sao?
Trần Ngọc( 13:17 / 09.04.2015 ) -
Chào bác sĩ.rnBa tôi bệnh vảy nến đã 3-4 năm rồi. Hiện tại dùng rất nhiều loại thuốc thoa ngoài da như Daivobate, Daivonex, Dexmovate... Sau khi sử dụng một thời gian thì thấy thuốc không còn tác dụng nữa.rn1. Xin hỏi bác sĩ là thuốc thoa ngoài da nên sử dụng trong vòng bao lâu là tốt nhất?rn2. Mình có thể sử dụng xoay vòng 3 loại thuốc được không?rn3. Tôi nghe nói là thuốc dùng cho vảy nến ...
Kim Tài( 12:06 / 09.04.2015 ) -
Xin chào bác sỹ! Tôi được biết bác sỹ và dược sỹ thường kê thuốc Corticoid cho những bệnh nhân bị vảy nến ( dạng uống và dạng bôi ngoài). Đây là một loại thuốc có tác dụng chống miễn dịch. Tôi có tìm hiểu về hoạt chất Immune Gamma thấy tác dụng của hoạt chất này trên da là :cải thiện viêm da dị ứng trên trẻ nhỏ, có hiệu lực chống eczama, vảy nến. Immune Gamma được coi ...
Ngô Thảo( 12:04 / 09.04.2015 ) -
Hiện giờ em có một đứa em gái 15 tuổi. Đi khám ở nhiều nơi người ta bảo bị bệnh vảy nến nhưng những nốt trên người của em gái không đỏ mà nó trắng như bệnh lang ben. Bác sĩ có thể giúp em, cho em lời khuyên nào không? Ở nước ta có thuốc gì chữa bệnh này không? Con gái mà cứ mọc đốm trắng nên em cũng tự ti, không dám đi ra ngoài, suốt ngày ...
NGuyễn Thị Hà( 12:04 / 09.04.2015 ) -
Tôi đã mắc vẩy nến 10 năm nay và đang phải dùng thuốc bôi corticoid, nếu không bôi thì rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ, có loại thuốc nào điều trị tận gốc vẩy nến không và tôi nên điều trị như thế nào?
Phan Ngọc( 12:03 / 09.04.2015 ) -
Người nhà tôi trên da khắp cơ thể có những nốt màu hồng đặc biệt là 2 cánh tay nổi rất nhiều. Những nốt này thường hay bong những vẩy trắng nhưng đặc điểm là không ngứa và sau đó không dùng thuốc gì thì tự mất, tuy nhiên thường xuyên tái phát. Tôi thấy người nhà vẫn khỏe mạnh nhưng nhìn thì thấy hơi mất thẩm mỹ tôi không biết tình trạng da như vậy là bị bệnh gì? ...
nguyễn thị loan( 12:01 / 09.04.2015 ) -
Thưa giáo sư tôi bị gàu nhiều ở da đầu, đã dùng nhiều dầu gội nhưng không khỏi, tôi nghe nói vảy nến làm gàu nhiều hơn thưa giáo sư có phảit thế không, trường hợp của tôi có phải gàu do bênh vảy nến không
Thu Hằng( 11:57 / 09.04.2015 ) -
Chào BS! Hiện tại tôi có triệu chứng như da màu đỏ, da tấy đỏ, xuất hiện vảy xốp, màu bạc. Những mảng này có thể gây ngứa và đau, đôi khi bị nứt và chảy máu. Không biết đây có phải triệu chứng bệnh vẩy nến không? Mong BS tư vấn
Hải anh( 11:37 / 09.04.2015 ) -
Bố em năm nay 54 tuổi, đã bị bệnh vảy nến thể mảng 15 năm nay, ngoài ra bố em còn bị cao huyết áp. Trong thời gian đầu khi mới bị bệnh, vảy nến chỉ xuất hiện ít ở khu vực da đầu, nhưng nhiều năm trở lại đây thì vảy nến xuất hiện ở toàn thân, bác sĩ có thể tư vấn là hiện giờ thuốc gì chữa vảy nến là tốt nhất, và cách giữ gìn như ...
Nguyễn Minh Thư - Hưng Yên( 11:37 / 09.04.2015 ) -
Em là nữ (23 tuổi), da đầu xuất hiện những mảng vàng, trắng rất ngứa. Khi bóc vảy ra có ít chất ướt, đau, da đỏ. Thường xuất hiện nhiều mảng màu vàng, dày ở vùng da đầu, mảng màu trắng, mỏng hơn tập trung nhiều ở 2 mái tóc, chân tóc ở trán. Gần đây, trên cơ thể em đặc biệt là lưng, cánh tay, chân, vùng xung quanh thắt lưng xuất hiện những đốm da có mảng trắng, ...
Phạm Thùy Linh( 11:27 / 09.04.2015 )
-
Thưa bác sĩ, bệnh vẩy có lây không? Các yếu tố dẫn đến phát bệnh hoặc kích thích bệnh phát triển mạnh là gì? Bệnh vẩy nến có thể khỏi hẳn hay người bệnh phải sống chung suốt đời?
Lê Anh( 13:46 / 09.04.2015 ) -
Tôi bị vẩy nến, đi khám bác sĩ cho dùng methotrexate, cyclosporin và bôi thuốc mỡ corticoid. Xin hỏi bác sĩ, các loại thuốc này khi dùng có gây tác dụng phụ gì cho cơ thể? Có sản phẩm nào giúp điều trị vẩy nến mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài?
Ngọc Vân( 13:44 / 09.04.2015 ) -
Cháu chào bác sỹ. Chị cháu bị bệnh vẩy phấn hồng và rất ngứa, bác sỹ cho cháu hỏi, chị cháu cần làm gì để có thể hạn chế và điều trị được bệnh à như trong sinh hoạt, ăn uống, và sử dụng thuốc gì ạ? và bác sỹ cho cháu hỏi, nguyên nhân bệnh do đâu và có lây lan không ạ? cháu chân thành cảm ơn bác sỹ
Nguyễn Thị Nga( 13:43 / 09.04.2015 ) -
Tôi mắc vẩy nến từ nhiều năm nay, gây thương tổn nhiều vùng trên da và đã được bác sĩ cho tiêm tĩnh mạch (Methylprednisolone) nhưng bệnh vẫn tái phát. Vậy tôi nên điều trị như thế nào để giảm bớt tình trạng bệnh?
Anh Vũ( 13:41 / 09.04.2015 ) -
Những thương tổn vẩy nến trên da ở vùng khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc,… khiến tôi luôn mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người, thậm chí tôi luôn phải mặc quần áo dài để che đi những mảng vẩy nến đó. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi các loại thuốc uống, thuốc bôi thích hợp để nhanh chóng khỏi bệnh?
Thu Trang( 13:41 / 09.04.2015 ) -
Tôi mắc bệnh vẩy nến từ nhiều năm nay. Bệnh gây mất thẩm mỹ và khó chịu vì trên da lốm đốm các đám màu đỏ, bề mặt có nhiều phiến vẩy trắng mịn. Nhiều người có thái độ e dè hoặc ngại ngùng khi tiếp xúc với tôi. Ngay cả tôi cũng sợ các phiến vẩy tróc ra bay đi khắp nơi sẽ lây cho người xung quanh. Xin hỏi, bệnh vẩy nến có lây không và tôi nên ...
Vân Khánh( 13:39 / 09.04.2015 ) -
Những biểu hiện nào có thể khẳng định mình mắc bệnh vảy nến? Khi có tình trạng da bong tróc có thể chỉ dùng dung dịch vitamin D bôi có khỏi không, vì sao bôi thuốc này trong điều trị vảy nến.
Lan Hà( 13:32 / 09.04.2015 ) -
Chào BS! Hiện tại tôi có triệu chứng như da màu đỏ, da tấy đỏ, xuất hiện vảy xốp, màu bạc. Những mảng này có thể gây ngứa và đau, đôi khi bị nứt và chảy máu. Không biết đây có phải triệu chứng bệnh vẩy nến không? Mong BS tư vấn
Hải anh( 11:39 / 09.04.2015 )