Vẩy nến là bệnh khó điều trị, hay tái phát, chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám trong khoa da liễu tại các bệnh viện.
Đặc trưng của vẩy nến là những mảng hồng ban có vẩy trắng bạc, thường xuất hiện trên những nếp gấp hay vùng tỳ đè như: khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, chân, da đầu,... Các vẩy trắng có nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như sáp nến rơi lả tả.
Đến nay, các nhà khoa học đã tổng kết một số nguyên nhân gây bệnh và bùng phát vẩy nến, bao gồm: yếu tố di truyền (30- 40% trường hợp cha mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con); yếu tố tâm lý (stress); nhiễm khuẩn (yếu tố này thường thấy ở trẻ em, nhất là với vẩy nến thể giọt); dùng thuốc không đúng cách (thuốc kháng sốt rét tổng hợp),... Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm vẩy nến nặng thêm như: thay đổi thời tiết (trời lạnh và khô), chế độ ăn, dị ứng,…
Nguyên nhân làm bùng phát vẩy nến
Để điều trị vẩy nến, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa acid salicylic, phối hợp với corticoid, thuốc điều trị toàn thân như methotrexate, cyclosporine, alefacept, acitretin,... Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nên cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân mắc vẩy nến thể nặng cũng có thể được áp dụng biện pháp trị liệu ánh sáng như chiếu tia UVB, PUVA (quang hóa trị liệu). Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Bên cạnh đó, có thể áp dụng phương pháp đơn giản để giảm ngứa ở người bị vẩy nến là giữ ẩm da: đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa, ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm,…
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài đang là xu hướng lựa chọn của nhiều bác sĩ và bệnh nhân, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Với thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, hoạt huyết giảm đau, tiêu viêm giải độc, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,... Kim Miễn Khang có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát. Sản phẩm đã được các giáo sư, bác sĩ đánh giá cao tại nhiều hội thảo khoa học trên cả nước. Đồng thời, nghiên cứu về hiệu quả của Kim Miễn Khang đối với bệnh vẩy nến cũng đang được tiến hành tại bệnh viện Da liễu Trung ương và được rất nhiều bác sĩ, bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
Để ngăn chặn bùng phát vẩy nến, bên cạnh việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh nhân cần giữ tâm lý lạc quan, chủ động tránh một số tác nhân có thể khiến vẩy nến nặng thêm, đồng thời kết hợp sử dụng với một số loại thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.
Lê Dũng