Dân gian ta có nhiều bài mẹo trị mề đay được lưu truyền từ xưa đến nay, trong đó có lá hẹ. Cách chữa mề đay bằng lá hẹ rất phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, lành tính và có thể thực hiện nhiều lần. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.
Công dụng của lá hẹ trong chữa mề đay
Lá hẹ vị cay, tính ấm, hơi chua, không độc và có mùi hăng đặc trưng. Vì vậy, nó có tác dụng thanh độc, bổ dương, ôn trung, hành khí, cầm máu, tán huyết, tiêu đờm... Do đó, loại lá này hiệu quả trong các bệnh về viêm họng, ho, chảy máu, viêm da.
Tây y cũng đã chứng minh, lá hẹ có chứa vitamin B, các khoáng chất như sắt, niacin, canxi, đồng, pyridoxin... Chúng đều là những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động bổ trợ chức năng chuyển hóa chất và thanh lọc máu. Hoạt chất flavonoid và lưu huỳnh từ lá hẹ có hiệu quả ngăn chặn một số tác nhân gây viêm da, ung thư da. Các món ăn được chế biến từ lá hẹ có tác dụng đào thải độc tố, loại bỏ những chất thải cặn bã trong cơ thể.
Lá hẹ có thể giúp giảm ngứa, mề đay
Các cách chữa mề đay bằng lá hẹ nên áp dụng
Có rất nhiều cách trị mề đay bằng lá hẹ như tắm, uống nước hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác. Mỗi biện pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng và tùy vào từng mức độ bệnh cụ thể. Dưới đây là 4 cách dùng lá hẹ chữa mề đay được nhiều người sử dụng:
Cách 1: Uống nước lá hẹ
Không chỉ làm giảm các biểu hiện sẩn ngứa, sưng phù trên da, lá hẹ còn giúp thanh lọc cho cơ thể.
Chuẩn bị: 100g lá hẹ tươi + đường phèn.
Thực hiện:
- Lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, để ráo nước.
- Cho lá hẹ đun cùng 500ml nước, đun sôi thì để nhỏ lửa khoảng 20 phút.
- Cho thêm đường phèn tùy ý và uống khi nước còn ấm.
Cách 2: Tắm nước lá hẹ
Nước tắm từ lá hẹ có tính kháng khuẩn, chống viêm, thực hiện đều đặn hàng ngày vừa giúp vệ sinh vùng da bị mề đay, đồng thời ngăn chặn những tổn thương mới xuất hiện.
Chuẩn bị: Lá hẹ + muối hạt to
Thực hiện:
- Lá hẹ tươi đem rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 2-3 cm.
- Cho lá hẹ vào nồi đun cùng 2-3 lít nước trong 5-10 phút, thêm ít muối hạt.
- Đổ nước ra chậu hoặc pha thêm nước lạnh cho nguội bớt.
- Dùng trực tiếp nước lá hẹ đã nấu để tắm và rửa khu vực bị tổn thương.
Tắm nước lá hẹ vừa giúp giảm ngứa, vừa chống viêm hiệu quả
Cách 3: Chườm nóng lá hẹ
Với các trường hợp nổi mề đay do lạnh thì chườm nóng lá hẹ có thể giúp giảm triệu chứng bệnh đáng kể. Để tiến hành phương pháp này, bạn thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị: Lá hẹ + muối hạt to + khăn sạch.
Thực hiện:
- Đem lá hẹ rửa sạch và ngâm cùng muối, để ráo nước.
- Cho lá hẹ vào chảo đã làm nóng, thêm muối trắng và sao đều trong 3-5 phút.
- Cho hỗn hợp lá hẹ ra khăn sạch và chườm lên vùng da bị ngứa, mề đay.
Lưu ý: Nên để lá hẹ nguội bớt rồi chườm lên da, không nên đắp khi còn quá nóng sẽ gây bỏng và tổn thương da. Bạn có thể sử dụng cách này 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Cách 4: Nấu các món ăn với lá hẹ
Không chỉ là vị thuốc quý của dân gian, lá hẹ còn được dùng làm nguyên liệu trong một số món ăn như: Trứng rán lá hẹ, canh đậu phụ lá hẹ, chả giò lá hẹ... Các món ăn này không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, mà còn trị mề đay hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g lá hẹ, 2 bìa đậu phụ, 1 củ hành tím.
Thực hiện:
- Lá hẹ rửa sạch với nước muối loãng, cắt thành khúc 2-3 cm vừa ăn.
- Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông nhỏ, hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
- Phi thơm hành tím rồi cho nước vào đun sôi. Cho thêm đậu phù vào, đợi nước sôi lại thì thả nốt lá hẹ, đun đến khi chín là được.
Canh đậu phụ lá hẹ thanh nhiệt, làm mát cơ thể
Sản phẩm thảo dược – Giải pháp giúp đẩy lùi mề đay mẩn ngứa hiệu quả, an toàn
Mặc dù cách chữa mề đay bằng lá hẹ có thể giúp giảm ngứa, viêm nhưng chỉ phù hợp với những trường hợp mới mắc bệnh. Ngoài ra, biện pháp này cũng không thể tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây mề đay là do suy giảm chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào (hệ miễn dịch và sức đề kháng). Do vậy, bệnh mề đay sẽ rất dễ tái phát nếu có tác động từ môi trường ngoài.
Để cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa và hạn chế nguy cơ tái phát, các nhà khoa học đã kết hợp những nguyên liệu trong tự nhiên trên dây chuyền sản xuất hiện đại và cho ra đời một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Sản phẩm có thành phần chính là cao gan, chiết xuất từ gan động vật cùng cao nhàu và L-carnitine fumarate đem đến công dụng:
- Cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ (cao nhàu): Theo các tài liệu, nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giảm đau nên giúp giảm ngứa và kiểm soát triệu chứng rất tốt. Điều này đã đáp ứng được mục tiêu trước mắt trong điều trị dị ứng, giảm bớt sự khó chịu ban đầu cho người bệnh.
- Tăng cường chức năng giải độc (cao gan), thải độc (cao nhàu): Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa nhằm đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường năng lượng tế bào (L-carnitine fumarate): Đây là một acid amin giúp cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Nhàu tốt cho người bị mề đay
Như vậy, sản phẩm có thành phần chính là cao gan vừa giúp giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa ngoài da, vừa tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây bệnh là suy giảm các chức năng trong cơ thể, phòng tránh bệnh tái phát.
Trong bối cảnh trên thị trường có vô số sản phẩm được quảng bá giúp cải thiện mề đay mẩn ngứa, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sáng suốt lựa chọn sản phẩm có lịch sử phát triển lâu dài, đã được nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng tích cực, và thực tiễn nhiều người sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có đơn vị sản xuất uy tín với công nghệ hiện đại, được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường và trao tặng nhiều giải thưởng để việc sử dụng tối ưu nhất. Và sản phẩm chứa cao gan là một trong những giải pháp đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí này.
Trên đây là một số nội dung về các cách chữa mề đay bằng lá hẹ để bạn tham khảo. Thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể thao và sử dụng sản phẩm chứa cao gan ngay từ hôm nay để thoát khỏi cơn ngứa khó chịu, bạn nhé!
Thu Hương