Đau khớp ngón chân trỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Hầu hết ai gặp phải tình trạng này cũng đều bị sưng đau, tấy đỏ, thậm chí không thể thực hiện được các động tác đơn giản. Vậy nguyên nhân gây đau khớp ngón chân trỏ là gì và làm cách nào để kiểm soát cơn đau? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây!
Khớp ngón chân trỏ đau do những nguyên nhân nào?
Bàn chân, đặc biệt là ngón chân trỏ, là bộ phận chịu áp lực chính từ trọng lượng cơ thể. Đây cũng là vị trí tập trung nhiều các dây thần kinh với vai trò nâng đỡ cơ thể. Do đó, khi khớp ngón chân bị bào mòn, sụn khớp bị tổn thương gây viêm, khiến người bệnh rất đau nhức.
Ngón chân và bàn chân chịu nhiều áp lực nên dễ bị đau
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp ngón chân trỏ, trong đó phải kể đến như:
Do chấn thương
Cơn đau khớp ngón chân trỏ có thể là di chứng của tai nạn giao thông, tai nạn lao động, gãy xương, sau khi chơi thể thao,… Khi đó, người bị tai nạn có thể gặp tình trạng vỡ bao sụn chân, tràn dịch khớp gối, rạn xương,… Những tổn thương nhẹ có thể tự lành nhưng chấn thương nặng, không điều trị kịp thời sẽ để lại thương tật vĩnh viễn, gây đau nhức và suy giảm khả năng vận động.
Bệnh gout
Gout là bệnh mạn tính gây ra các triệu chứng sưng, đau dữ dội tại khớp. Nguyên nhân trực tiếp gây cơn đau gout là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép.
Đau khớp ngón chân là triệu chứng điển hình của bệnh gout. Khi bệnh gout xuất hiện ở khớp ngón chân trỏ sẽ có các biểu hiện như:
- Khớp ngón chân nóng, đau, đỏ, sưng phồng. Đau nặng nề hơn về đêm hoặc sáng sớm, khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Cơn đau dữ dội nhất là trong 2 ngày đầu, sau đó giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày. Khi cơn gout giảm, lớp da quanh ngón chân bị bong tróc và ngứa.
- Da hơi tím xung quanh khớp ngón chân, giống như bị nhiễm trùng.
- Nếu không có phương pháp kiểm soát tốt, bệnh sẽ tái phát với mức độ nặng hơn.
Bệnh gout là nguyên nhân gây ra phần lớn cơn đau khớp ngón chân
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh do hệ miễn dịch cơ thể tự tấn công các mô của chính mình. Khi mắc viêm khớp dạng thấp, các khớp xương của cơ thể nhanh chóng bị cứng, sưng tấy, gây đau đớn. Một số trường hợp nặng, người bị viêm khớp dạng thấp còn xuất hiện thêm các hạt cứng dưới da.
Nếu mắc viêm khớp dạng thấp kéo dài, bạn sẽ rất dễ bị cứng khớp, kèm theo đó là sốt cao, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, teo cơ,… Theo thống kê, viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân chủ yếu, chiếm đến 80% các trường hợp mắc phải triệu chứng đau khớp ngón chân.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp, phân hủy của sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn dẫn đến nứt, rách. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, gây cản trở vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
Thoái hóa khớp không chỉ tác động đến khớp ngón chân trỏ mà cả các khớp ngón chân khác, thậm chí vùng khớp gối, lưng, hông,… cũng đều bị ảnh hưởng.
Đau khớp ngón chân trỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân nên ngày càng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người mắc. Chính vì vậy, làm thế nào để giúp người bệnh giảm đau hiệu quả trở thành vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.
>>> Xem thêm: 5 thói quen khiến thoái hóa khớp gối càng thêm trầm trọng. Click ngay!
Làm gì để hạn chế cơn đau khớp ngón chân trỏ?
Chất lượng và năng suất lao động sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng ở những người bị đau khớp ngón chân trỏ. Để giúp bệnh nhân sớm hồi phục, cần áp dụng trị liệu đúng cách. Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị đau khớp ngón chân trỏ như:
Điều trị bằng thuốc tây
- Đau khớp ngón chân trỏ do chấn thương: Trường hợp đau nhẹ và vừa, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) sẽ giúp ngăn chặn cơn đau cho đến khi vết thương tự lành. Nhược điểm của nhóm thuốc này là có hại cho dạ dày và gan, do đó, không nên lạm dụng. Trường hợp nặng như gãy ngón chân, bệnh nhân cần được bó bột và sử dụng các thuốc kháng sinh, chống viêm để vết thương mau lành.
Trong những trường hợp đau khớp ngón chân trỏ nhẹ và vừa, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm sẽ giúp ngăn chặn cơn đau
- Đau khớp ngón chân trỏ do viêm khớp, thoái hóa khớp: Các chuyên gia y tế thường sử dụng chondroitin hay glucosamin để giúp bệnh nhân mau hồi phục. Ngoài ra, nhóm hoạt chất này cũng giúp các cơn đau nhức giảm bớt, ngăn chặn tình trạng viêm, thoái hóa tiến triển. Trong trường hợp đau, viêm nặng, các chuyên gia cũng sẽ chỉ định sử dụng các thuốc corticoid. Mặc dù giúp giảm đau nhanh chóng nhưng tiêm steroid có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Loãng xương, đái tháo đường, suy thận, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,...
- Đau khớp ngón chân trỏ do gout: Nếu gout là nguyên nhân gây đau khớp ngón chân thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tăng đào thải acid uric máu. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng, tránh các món ăn chứa nhiều đạm, nhân purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,…
Vật lý trị liệu
Song song với việc điều trị bằng thuốc là những bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện chức năng sụn khớp. Các bài tập giúp sụn khớp có thể phục hồi nhanh chóng như: Massage, vận động khớp, xoa bóp,...
Biện pháp tại nhà
Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau khớp mà nhiều người đang áp dụng và đem lại hiệu quả tích cực như:
- Cà tím: Đun cà tím lấy nước uống trước bữa ăn hoặc trộn cà tím với dầu oliu nguyên chất đắp lên chỗ đau nhức.
- Muối và gừng: Ngâm chân bằng nước muối và gừng từ 15 - 30 phút mỗi ngày.
- Ngải cứu: Rang ngải cứu với muối trong khoảng 5 - 7 phút sau đó cho vào túi chườm lên vị trí đau nhức.
Ngâm chân với muối và gừng giúp làm giảm cơn đau khớp ngón chân trỏ
Giải pháp thảo dược giúp cải thiện tình trạng đau khớp ngón chân trỏ
Đau khớp ngón chân trỏ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong các bệnh xương khớp. Theo thống kê, có khoảng 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 tuổi và 85% số người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp, gây ra không chỉ tình trạng đau khớp ngón chân trỏ mà còn ở rất nhiều vị trí khác trên cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh áp dụng những biện pháp trên, các chuyên gia y tế có xu hướng khuyên người mắc kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng này từ sâu bên trong. Tiêu biểu trong đó là sản phẩm có thành phần chính là màng vỏ trứng đã được chứng minh tốt cho người bị đau khớp ngón chân trỏ nói riêng cũng như các bệnh xương khớp khác nói chung qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Cụ thể:
- Màng vỏ trứng: Là nguồn kết hợp tự nhiên của collagen, glucosamine, chondroitin, axit hyaluronic khiến màng vỏ trứng trở thành một phương pháp điều trị tiềm năng cho chứng đau khớp và mô liên kết. Bên cạnh đó, màng vỏ trứng có tác dụng giảm đau, chống viêm, bổ sung chất bảo vệ sụn khớp, giúp làm giảm sự đau cứng khớp khi vận động.
- Glucosamin sulfat: Glucosamine là thành phần tự nhiên thiết yếu của sụn và dịch khớp, giúp tăng cường sản sinh các thành phần quan trọng nuôi cấy tế bào sụn, ngăn ngừa sự thoái hóa collagen trong tế bào sụn. Không những thế, glucosamin còn ức chế các phản ứng viêm, giúp ngăn chặn sự thoái hóa khớp, giảm đau, sưng và tăng khả năng vận động của khớp bị tổn thương.
- Chiết xuất nhũ hương: Nhũ hương giúp duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp và miễn dịch trung gian tế bào, đồng thời hỗ trợ giảm đau, chống viêm, làm tăng chất lỏng hoạt dịch, giúp khớp dễ dàng xoay chuyển.
Chiết xuất nhũ hương rất tốt giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm, giúp khớp dễ dàng xoay chuyển
- Methylsulfonylmethane (MSM): Có hiệu quả trong giảm đau do viêm. Đặc biệt, khi kết hợp cùng glucosamine, MSM giúp giảm sưng đau rõ rệt và bảo vệ sụn khớp hiệu quả.
- Cao dây đau xương: Đây là vị thuốc được sử dụng để chữa thấp khớp, tê bại các khớp xương, tai nạn gây tổn thương ứ máu, đau nhức, bong gân, sai khớp.
- Dimethylglycin: Giúp tăng sức bền và cải thiện sự phục hồi cơ bắp sau khi vận động gắng sức.
Với những thành phần trên, sản phẩm có thành phần chính là màng vỏ trứng giúp chống viêm, cải thiện triệu chứng sưng, đau khớp ngón chân trỏ hiệu quả. Hơn nữa, với thành phần từ tự nhiên, bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này trong thời gian dài mà không phải lo lắng về các tác dụng phụ.
Đau khớp ngón chân trỏ khiến người mắc gặp nhiều khó khăn khi vận động. Bên cạnh áp dụng những biện pháp điều trị kể trên, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là màng vỏ trứng để nâng cao sức khỏe xương khớp, bạn nhé!
Diệp Linh
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CỐTWELLS Dùng cho người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi, thoái hóa khớp THÀNH PHẦN CẤU TẠO Mỗi viên nén chứa: Cao Dây đau xương 175mg Chiết xuất Nhũ hương (Boswellia extract) 100mg Glucosamin sulfat 100mg (dưới dạng Glucosamine sulfate sodium chloride) Methylsulfonylmethane 100mg Dimethylglycine 50mg Màng vỏ trứng (eggshell membrane) 7,5mg
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CốtWells ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG - Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp. - Người thoái hóa khớp, người lao động nặng nhọc nguy cơ gây thoái hóa khớp. CÔNG DỤNG - Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp. Hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt. - Hỗ trợ giảm đau, mỏi khớp và nguy cơ thoái hóa khớp. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG - Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. - Nên uống trong bữa ăn hoặc sau khi ăn 1 giờ. QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: 2 vỉ x 10 viên BẢO QUẢN: Nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30ᴼC, tránh ánh nắng trực tiếp. SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI Sản xuất tại: Nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh 2 - Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế. Địa chỉ: Lô 38-2 Khu công nghiệp Quang Minh 1 - Thị trấn Quang Minh - Huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội. Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU Địa chỉ: 171 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Liên hệ tổng đài: 024.3775.7066 – 028.3977.0707, hotline (zalo/ viber): 0812.494.704 các chuyên gia sẽ tư vấn tận tình cho bạn. Để tri ân quý khách hàng và khẳng định hiệu quả sản phẩm, CốtWells có chương trình tích điểm - nhận quà, cụ thể, khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm, quý khách được tặng 1, tương ứng tiết kiệm 15%; Đồng thời nhãn hàng CốtWells cam kết hoàn tiền 100% nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. *Không dùng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. *Không dùng cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. |