GLTT tháng 10 chủ đề: "Làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận mạn?"
Trần Quang Đạt
Suy thận mạn là bệnh lý thận tiết niệu thường gặp ở người lớn và một tỷ lệ nhỏ mắc phải ở trẻ em do sự suy giảm dần dần độ lọc của cầu thận. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân như mắc các bệnh lý nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thận đa nang…hay do các yếu tố khác như môi trường, hóa chất, dùng thuốc độc với thận…
Các yếu tố nguy cơ gây suy thận mạn
Nếu biết được những nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ, người bệnh có thể phòng tránh được bệnh suy thận mạn bằng việc kiểm soát các nguyên nhân đó.
Theo thống kê, đái tháo đường là nguyên nhân chiếm vị trí thứ nhất trong các nguyên nhân gây ra suy thận mạn. Đó là do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn hệ thông lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Vì vậy, để phòng ngừa suy thận, cần điều trị từ yếu tố nguy cơ chính là kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường
Bên cạnh đó, tình trạng tăng huyết áp cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, tăng là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn. Chính vì thế, để phòng ngừa suy thận, kiểm soát tốt huyết áp là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý nguy cơ như sỏi thận, viêm cầu thận, thận đa nang… khi không được điều trị đúng cách đều có thể dần dần dẫn đến suy giảm chức năng thận và dẫn tới suy thận.
Ngoài ra các yếu tố như môi trường, dùng thuốc độc với thận… đều có thể dẫn đến suy thận. Vì vậy, tùy từng nguyên nhân mà cần phải có biện pháp phòng ngừa nguy cơ suy thận khác nhau.
Hãy phòng ngừa suy thận ngay từ những yếu tố nguy cơ
Tại sao phải phòng ngừa suy thận ngay từ những yếu tố nguy cơ
Khi thận đã bị suy, chức năng thận bị giảm dần, không hồi phục và ngày càng nặng theo thời gian. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, nếu không được điều trị thay thế, bệnh nhân sẽ bị tử vong do các biến chứng. Hoạt động của thận liên quan chặt chẽ với các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, khi chức năng thận suy giảm sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề như: tăng huyết áp, thiếu máu, rối loạn điện giải,… và nguy hiểm hơn là một số biến chứng gây tử vong do suy thận bao gồm: tai biến mạch máu não; nhồi máu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, dẫn đến sốc tim, rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền, suy tim cấp tính, phù phổi…; suy tim mạn tính không hồi phục; xuất huyết tiêu hoá; nhiễm khuẩn; tăng kali máu; nhiễm toan chuyển hoá; hội chứng urê máu cao…
Không những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, mà suy thận còn ảnh hưởng nặng nề đến cả kinh tế của gia đình, do phải điều trị lâu dài, liên tục với chi phí điều trị tốn kém. Do đó, việc phòng ngừa bệnh ngay từ khi mới có các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng
Để giúp quý vị được hiểu rõ hơn về vấn đề phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận mạn, chúng tôi có mời tới tham gia buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề ngày hôm nay là BSCKII Trần Quang Đạt- Nguyên Trưởng khoa châm cứu và các biện pháp không dùng thuốc - Đại học Y Hà Nội. đến tham gia giao lưu trực tuyến với chủ đề “Làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận mạn?”. Quý vị có thể gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vì vậy đừng quên để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00’ chiều thứ 5 ngày 13/10/2016 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.
Ích Thận Vương hân hạnh tài trợ chương trình này.
MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Giao lưu trực tuyến “Làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận mạn?”
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ BSCKII Trần Quang Đạt tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
Tôi vừa đi khám định kỳ thì được bác sĩ chẩn đoán mắc suy thận độ 1. Bác sĩ có kê cho tôi đơn thuốc và khuyên dùng thêm Ích Thận Vương. Xin hỏi, những người đã mắc suy thận rồi thì sẽ dẫn đến giai đoạn cuối đúng không? Tôi nên làm gì để làm chậm tiến trình suy thận?
Hữu Công( 14:19 / 13.10.2016 ) -
Chào BÁc sỹ. Tôi là nữ, 51 tuổi, siêu âm có sỏi thận trái 5mm, làm XN cho chỉ số ceatin máu là 286, cách đây 1 năm lần siêu âm thấy ứ nước thận trái độ 1, như vậy tình trạng thận của tôi có nguy hiểm không và phải điều trị như thế nào. Xin cảm ơn bác sỹ.
Nguyễn Thị Kim Chiến( 14:08 / 13.10.2016 ) -
Cho e hỏi e 21t đi tiểu đau rát và có mủ phải làm sau
ngô văn phuong( 11:10 / 13.10.2016 ) -
Cháu 22t hay bị sỏi tái phát, cháu mổ nội soi lấy sỏi niệu quản (1/3 trên) hôm 13/9 và đc bs đặt ống stend jj, mấy ngày gần đây cháu đi tiểu rất khó chịu nước tiểu đỏ có máu rất nhiều có lúc ra cả máu đông. Bụng cháu luôn có cảm giác căng tức, đau nhẹ nhưng lúc nào cũng đau. Hôm nay cháu đi tái khám nhưng bs chỉ cho chụp xquag thì ống stend jj ...
Hoàng Minh( 11:09 / 13.10.2016 ) -
con gái tôi 14 tuổi, cháu 45 kg, lớp 9, cháu đi tiểu xong vẫn muốn đi nữa nhưng không đi được. Đã khám ở BV nhi đồng và được chẩn đoán yếu thận, được kê thuốc tây y, uống theo chỉ dẫn của bác sỹ. Cháu không có bệnh lý gì khác. Hỏi xem nên uống thuốc như thế nào.
tranhoangluan( 10:34 / 13.10.2016 ) -
Tôi bị sỏi thân + thân đa nang. hai bên thận đều có sỏi. viên lớn nhất từ 10-12mm. Hiện nay hai bên thận (sau lưng) bị đau. Huyết áp 90-140. Xin hỏi hướng giải quyết như thế nào ạ
Nguyễn Văn Hóa( 10:23 / 13.10.2016 ) -
Tôi bị suy thận và đang phải chạy thận 3 lần/tuần. Tôi còn bị đau nhức xương khớp, mất ngủ, nám da mặt và ngứa. Những biểu hiện này liệu có phải do ảnh hưởng của quá trình chạy thận không? Hiện tại, tôi mới dùng thêm Ích Thận Vương để hỗ trợ điều trị và thấy cơ thể dễ chịu, ăn uống ngon miệng hơn. Xin hỏi, trong suốt quá trình chạy thận, tôi sử dụng thêm Ích Thận ...
Bùi chí thanh( 09:42 / 13.10.2016 ) -
Mẹ tôi bị tăng huyết áp, thời gian gần đây, mẹ tôi thấy người mệt mỏi, chán ăn, phù nhẹ ở chân, đi khám thì phát hiện bị suy thận giai đoạn 3. Xin hỏi, mẹ tôi đã phải chạy thận nhân tạo chưa và có thể dùng Ích Thận Vương để làm chậm tiến trình suy thận không?
Tuấn Tú( 09:41 / 13.10.2016 ) -
Anh trai tôi bị suy thận giai đoạn 4, phải chạy thận nhân tạo tuần/3 lần. 3 tháng trước, bác sĩ khuyên anh tôi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương và anh đã dùng từ đó đến nay. Hiện tại, anh tôi thấy người đỡ mệt hơn, ăn uống tốt. Xin hỏi, sản phẩm này có an toàn cho người suy thận giai đoạn cuối như anh tôi không và anh tôi cần kiêng khem những gì?
Thanh Tùng( 09:40 / 13.10.2016 ) -
Tôi (42 tuổi), gần đây tôi thấy có các dấu hiệu người mệt mỏi toàn thân, trí nhớ giảm và mất ngủ thường xuyên. Tôi đã đi khám, được chẩn đoán là bị suy thận độ 2. Bác sĩ khuyên tôi sử dụng Ích Thận Vương. Sau 2 tháng dùng, tôi thấy tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt. Xin hỏi, tôi dùng Ích Thận Vương lâu dài có ảnh hưởng gì không? ọ)
Hoàng Bình( 09:38 / 13.10.2016 )