GLTT THÁNG 7 "Điều trị bệnh vẩy nến: Kết hợp trong uống ngoài bôi"

Trần Thị Thanh Nho
BS CK II
Trần Thị Thanh Nho

Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính, thường gặp và hay tái phát. Ở các nước Âu - Mỹ, tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến chiếm 1 - 2% dân số còn ở Việt Nam, tỉ lệ vẩy nến là 5 - 7% tổng số bệnh nhân da liễu đến khám tại các phòng khám da liễu.Với những triệu chứng điển hình thường gặp là xuất hiện mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau (từ vài milimet đến hàng chục centimet), nền cộm, thâm nhiễm, bề mặt phủ vẩy trắng như nến, khu trú một vùng hay rải rác khắp đầu mặt, thân mình, tay chân.

Bệnh vẩy nến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

Vẩy nến là bệnh phổ biến có tỉ lệ người mắc cao thứ 2 trong những người đến khám ở chuyên khoa Da liễu chỉ đứng sau bệnh viêm da cơ địa. Căn nguyên hay còn gọi là bệnh sinh của vẩy nến đã được nghiên cứu từ lâu song vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, ngày nay người ta cho rằng vẩy nến là bệnh ngoài da di truyền liên quan đến 1 gene lặn ở trên nhiễm sắc thể

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc... gen này được khởi động dẫn đến tăng sản tế bào biểu bì sinh ra vẩy nến.

Bệnh vẩy nến có nhiều thể khác nhau như vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể mảng, vẩy nến thể đồng tiền,… đó là những vẩy nến thể ngoài da, ít ảnh hưởng đến những chức năng khác trong cơ thể. Tuy nhiên một số thể khác như vẩy nến thể khớp, vẩy nến mụn mủ, vẩy nến thể đỏ da toàn thân,… ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác trong cơ thể như tim, thận, khớp, thậm chí có thể gây tử vong.

Bệnh vẩy nến ít gây nguy hiểm song lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hôi, quan hệ vợ chồng,.. Nhiều người bệnh vẩy nến, khi phát hiện bệnh cảm thấy shock và rất ngại ngùng, đặc biệt là khi nhận phải ánh mắt kỳ thị của những người xung quanh điều này có thể dẫn đến trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân vẩy nến mắc trầm cảm cao hơn hẳn so với người bình thường.

Kết hợp “Trong uống – Ngoài bôi” điều trị và dự phòng tái phát bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn, việc điều trị chủ yếu là dự phòng tái phát và điều trị triệu chứng. Người bệnh chỉ đi khám khi bệnh tình bùng phát, và khi triệu chứng bệnh được cải thiện thì người bệnh cần điều trị dự phòng để tránh tình trạng bệnh trở lại, nặng hơn và khó điều trị hơn. Liệu pháp “Trong uống – Ngoài bôi” có giúp điều trị cũng như dự phòng tái phát bệnh vẩy nến hay không?

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh vẩy nến tái phát? Phương pháp nào an toàn, ít tác dụng phụ được áp dụng trong kiểm soát bệnh

Để hiểu rõ hơn về bệnh vẩy nến cũng như giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả và đặc biệt là cách phòng ngừa bệnh tái phát, chúng tôi có mời BS CK II Trần Thị Thanh Nho  – BV Đa Khoa Trí Đức đến tư vấn, chia sẻ và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc liên quan của quý thính giả gửi về chương trình “Điều trị bệnh vẩy nến: Kết hợp trong uống ngoài bôi”. Quý vị có thể  gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên. Đặc biệt, quý vị sẽ có cơ hội giao lưu trực tiếp với chuyên gia, vị vậy đừng quên để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại trong thời gian diễn ra giao lưu trực tuyến vào lúc 9h45’ - 10h45' sáng thứ  3 ngày 18 tháng 7 năm 2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

 

MỜI QUÝ VỊ XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

 

 


Kim Miễn Khang và Explaq hân hạnh tài trợ chương trình này!

Hình ảnh BSCKII Trần Thị Thanh Nho tư vấn cho độc giả của website tuvansuckhoe24h.com.vn

Kết hợp trong uống ngoài bôi trị bệnh vẩy nến

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ BS CK II Trần Thị Thanh Nho tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • thưa bác sĩ tôi bị vẩy nến đã 20 năm do di truyền,thời gian đầu mới bị tôi có đi khám bác sĩ,nhưng lâu rồi tôi mua thuốc tự bôi dipprosalic khi bôi rất nhanh khỏi nhưng nhanh tái phát và tôi không uống thêm gì.vậy xin hỏi giờ tôi dùng kim miễn khang được kg có phải điều trị gì thêm nữa

    vũ hương
    ( 09:17 / 18.07.2017 )
  • Thưa bác sĩ, e đã khám ở bệnh viện da liễu tphcm đã chẩn đoán e bệnh vảy nến khớp, e uống thuốc đuợc một tuần rồi, e thấy vẩy nến trên da đầu e có giảm nhưng các khớp tay, chân vẫn còn sưng nhức, xin bác sĩ tư vấn giúp e phải điều trị thế nào để e hết sưng và đau các khớp.

    ngô tuấn
    ( 09:15 / 18.07.2017 )
  • bố tôi bị vãy nến rất nặng, đã đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, xin hỏi bác sỹ loại thuốc nào đặc trị vãy nến

    lê đình xuân
    ( 09:13 / 18.07.2017 )
  • Tôi bị vẩy nến toàn thân, nhiều nhất là ở lưng, chân và da đầu. Tôi đang dùng viên uống Kim Miễn Khang và kem bôi Explaq để hỗ trợ điều trị. Nhưng vì bệnh của tôi nặng nên dùng 1 tháng cũng khá tốn kém, hiệu quả thì cũng có, cảm nhận rõ rệt nhất là giảm hẳn ngứa và mềm da hơn, nhưng tôi rất sốt ruột. Xin hỏi, nếu tôi kiên trì sử dụng 2 sản phẩm ...

    Lan Vi
    ( 09:11 / 18.07.2017 )
  • Chào bác sỹ, tôi bị vẩy nến đã nhiều năm, trước đây chữa rất nhiều các loại thuốc tây, và có lúc khỏi lúc không, nhưng chỉ một thời gian xong lại bị tái phát. Gần đây tôi có đổi sang dùng các sản phẩm thảo dược, không dùng thuốc nữa – tôi uống thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và bôi kem Explaq. 3 tháng nay uống và bôi đều đặn 2 sản phẩm này thì tôi thấy ...

    Đỗ Mạnh Hùng
    ( 09:10 / 18.07.2017 )
  • Em bị khoảng 3 tháng nay nốt đỏ tròn tròn màu hồng bằng đầu ngón út nổi trên bề mặt da sau lưng ngay nách phải r nó dính lại Vs nhau thành 1 mảng to r nó lại lan ra cánh tây những nốt li ti tiếp cạo cạo trên những nốt đó thì tróc ra như da khô vụn nhưng k hết vẫn v k ngứa k đau

    Lê quang tuấn
    ( 09:09 / 18.07.2017 )
  • Mình bị viêm da tiếp xúc ở tay có bôi được kem Eczestop không?

    Anh Hòa
    ( 09:09 / 18.07.2017 )
  • Tôi bị những mảng vẩy tập trung nhiều ở vùng bụng, rất ngứa. Tôi đi khám ở bệnh viện da liễu, bác sỹ kết luận bị vẩy nến thể mảng và kê thuốc uống kết hợp kem bôi Explaq và thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Mới sử dụng hơn tháng nay, mà những vết tróc da của tôi đã giảm bớt rõ rệt, triệu chứng ngứa cũng giảm dần. Tôi rất mừng, xin hỏi bác sỹ tôi nên ...

    Vân Anh
    ( 09:08 / 18.07.2017 )
  • cho em hỏi bệnh vẩy nến có chữa khỏi không ạ.và có thể chữa ở đâu uy tín ạ.em cảm ơn

    Mai Anh Tú
    ( 09:07 / 18.07.2017 )
  • Chào bs Bs cho e hỏi e bị vẩy nến 8 năm rồi và đang định có thai, nhưng e đang sử dụng daivonex bôi người và đầu, z nếu e mún có thai có sử dụng đc thuốc bôi đó nữa k? Nên ngưng trước hay sau khi đã biết mang thai, e cảm ơn

    Linh Nhi
    ( 09:06 / 18.07.2017 )
1 2 Sau

Số lượng người truy cập

12223719