GLTT tháng 11 số 4: Rối loạn miễn dịch gây ra các bệnh lý tuyến giáp

Trần Đình Ngạn
PGS.TS
Trần Đình Ngạn

Tuyến giáp là một cơ quan hình cánh bướm, kích thước khoảng 5cm, nằm phía trước của cổ. Mặc dù nhỏ, nhưng đây là một tuyến quan trọng trong hệ nội tiết, ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động không đúng chức năng sinh ra các bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp, bướu cổ đơn thuần, ung thư tuyến giáp… Tuy có nhiều triệu chứng đối lập nhau, điển hình nhất là trong bệnh lý cường giáp và nhược giáp, nhưng các bệnh lý tuyến giáp đều có cùng nguyên nhân là do rối loạn miễn dịch, tức là bệnh xảy ra do cơ thể sản sinh ra các kháng thể tự sinh chống lại chính các hoạt động của cơ thể mình.

Cơ chế miễn dịch trong các bệnh lý tuyến giáp

1. Đối với hội chứng suy giáp

Trong bệnh lý suy giáp, kháng thể tự sinh nhận diện nhầm những tế bào bị tổn thương của mô tuyến giáp (do nhiễm khuẩn, do yếu tố môi trường,…) là vật thể ngoại lai và tấn công, phá hủy chúng, làm suy giảm chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp. Từ đó dẫn đến nồng độ T3 (triiodothyronin), T4 (tetraiodothyronin) trong máu thấp, kích thích tuyến yên tăng tiết TSH (thyroid stimulating hormon). Dưới tác dụng kích thích của TSH, tuyến giáp sẽ phì đại ra.

Khi đó, người bệnh sẽ có biểu hiện giảm nhịp tim, giảm cung lượng tim và tốc độ tuần hoàn, giảm độ co cơ, giảm nhu động ruột, giảm tạo máu và thân nhiệt,… với một số biểu hiện như: mệt mỏi, tăng cân, da, tóc khô, khó tập trung,…

2. Đối với hội chứng cường giáp

Cơ thể sinh ra các kháng thể tự sinh giống với các chất chủ vận của TSH, dẫn đến cơ thể nhận diện nhầm những kháng thể này là TSH và kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormon T3, T4, khiến tuyến giáp phình to ra. Khi đó gây nên các triệu chứng như: rối loạn chuyển hóa thân nhiệt (da bàn tay ấm và ẩm ướt, da nóng), tăng cảm giác khát (uống nhiều, đi tiểu nhiều), nhịp tim thường xuyên nhanh, tăng nhu động ruột,...

Suy giáp gây mệt mỏi cho người bệnh

Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết i-ốt là một chất cần thiết cho hoạt động tổng hợp hormone của tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được iốt, mà chỉ hấp thu qua đường thức ăn. Không có đủ iốt, cơ thể chúng ta sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn tự miễn, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tuyến giáp.

Điều hòa hệ miễn dịch, chống tự miễn – Đẩy lùi bệnh lý tuyến giáp

Với những triệu chứng kể trên của các bệnh lý tuyến giáp thì mục tiêu điều trị là giúp điều hòa hoạt động tuyến giáp, làm ổn định nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể, đồng thời phối hợp điều trị các triệu chứng của bệnh: ổn định lại nhịp tim, điều hòa thân nhiệt, ổn định trọng lượng cơ thể, ổn định nhu động ruột. Tuy nhiên có thể thấy dù là cường giáp hay nhược giáp, đều có cùng 1 nguyên nhân gây bệnh là rối loạn miễn dịch. Và để điều trị tận gốc 2 bệnh này, cần phải lập lại hoạt động của hệ miễn dịch, chống tự miễn. Đồng thời, việc bổ sung i-ốt với liều lượng phù hợp có vai trò quan trọng trong điều trị hầu hết các rối loạn ở tuyến giáp.

Vậy làm thế nào để thiết lập lại hoạt động hệ miễn dịch, điều hòa chức năng tuyến giáp, từ đó có biện pháp để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất?

Để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi có mời PGS.TS – Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Quân Y 103, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim-Thận-Khớp và Nội Tiết bệnh viện Quân y 103 đến tư vấn và giải đáp tất cả những thắc mắc của các độc giả về chuyên đề “Rối loạn miễn dịch gây ra các bệnh lý tuyến giáp”. Quý vị có thể  gửi câu hỏi, thắc mắc về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00’ - 15h00' chiều thứ  5 ngày 16 tháng 11 năm 2017 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn.

TPCN Ích Giáp Vương hân hạnh tài trợ chương trình này.

Giao lưu trực tuyến: “Rối loạn miễn dịch gây ra các bệnh lý tuyến giáp”


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Trần Đình Ngạn tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Tôi được bác sĩ chẩn đoán là bị cường giáp, tim đập nhanh, thỉnh thoảng mệt mỏi đặc biệt khi căng thẳng, ít ngủ. Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì bị rụng tóc, sạm da. Tôi cần điều trị như thế nào?

    Hồ Tố Quyên
    ( 14:57 / 16.11.2017 )
  • Chào Bs Tôi bị biếu giáp nhân lành lành xin hỏi bs tại miền bắc những bệnh viện nào đã có phương pháp điều trị biếu giáp nhân bằng sóng cao tần. Tôi có thể dùng sản phẩm nào giúp làm tiêu nhân ko?

    Vũ Bích Việt
    ( 14:34 / 16.11.2017 )
  • Tôi bị cường giáp, đã mổ được 8 tháng. Vừa rồi tôi đi khám và làm xét nghiệm thì kết quả tôi có một nhân nhỏ ở tuyến giáp và chỉ số hormone tuyến giáp đều dưới ngưỡng bình thường. Xin hỏi, tôi phải điều trị như thế nào vì tôi mới mổ lần trước cách đây 8 tháng thôi? Có thể kết hợp điều trị nội khoa cùng với sử dụng Ích Giáp Vương để không phải phẫu thuật ...

    Hà Linh
    ( 11:38 / 16.11.2017 )
  • Bác sĩ cho em hỏi hiện tại em đang bị bệnh bướu cổ cường giáp (basedow). Em phát hiện bệnh vào đầu năm 2015 và bắt đầu điều trị. Em uống thuốc tây điều trị thì bệnh ổn định và bác sĩ cho ngưng thuốc. Cách đây 2 tháng các triệu chứng bệnh của em lại bị tái phát. Cho em hỏi, nếu điều trị thì bướu cổ của em có thể xẹp xuống không? Em thấy nhiều người đã ...

    Thanh Hòa
    ( 11:38 / 16.11.2017 )
  • Tôi (43 tuổi) được chẩn đoán ung thư tuyến giáp cách đây 3 tháng. Tôi được chỉ định điều trị bằng i-ốt phóng xạ 131 và uống kết hợp thêm Ích Giáp Vương. Đến nay, tình trạng của tôi đã tốt lên. Xin hỏi, tôi uống Ích Giáp Vương lâu dài có gây tác dụng phụ nào không?

    Kim Anh
    ( 11:37 / 16.11.2017 )
  • Tôi siêu âm tuyến giáp 2 bên thùy trái và phải đều có nhân, làm xét nghiệm máu thì phát hiện ra bị cường giáp. Bác sỹ có kê cho tôi uống thuốc tây nhưng tôi lo ngại tác dụng phụ. Vậy tôi phải làm thế nào thưa bác sỹ?

    Nguyễn đình quang
    ( 21:47 / 14.11.2017 )
  • Thưa bác sĩ, mẹ tôi bị bệnh bướu cổ, trong gia đình tôi, chị và em gái tôi cũng bị bướu cổ, em tôi còn bị cường giáp nhưng tôi và anh trai thì không có. Vậy xin hỏi bác sĩ, bệnh bướu cổ có di truyền không? Con gái tôi sau này có bị bệnh bướu cổ không? Mọi người trong gia đình tôi đều đã sử dụng Ích Giáp Vương cho hiệu quả rất tốt. Vậy, con gái ...

    Hòa Thành
    ( 13:19 / 14.11.2017 )
  • Em bị k giáp đã phẫu thuật cả 2 thùy tuyến giáp. Hiện nay hàng ngày em vẫn dùng thuốc mỗi ngày 1 viên. Cho em hỏi như vậy em có thể sinh con được không thưa bác sỹ?

    Lan Anh
    ( 13:17 / 14.11.2017 )
  • Em năm nay 14 tuổi, từ năm ngoái cho tới nay em và người thân nhận thấy cổ em bỗng to ra không bình thường. Thỉnh thoảng em cảm thấy khó thở và nghẹn ở cổ họng. Gần đây sau mỗi lần ngáp ngủ em còn hay bị ợ hơi thành tiếng to và bị liên tục phải 20 phút sau mới hết. Em rất lo lắng không biết có phải mình bị bướu cổ không? Em thấy có sản ...

    Ngọc Anh
    ( 13:15 / 14.11.2017 )
  • em có nốt giảm âm 6x6mm tại thùy trái tuyến giáp. Các chỉ số t3: 1,11; FT4: 17,8; TSH: 1,76. Các chỉ số của em như vậy là như thế nào ạ? Em có bị bệnh lý gì không thưa bác sỹ?

    Thu
    ( 13:13 / 14.11.2017 )
1 2 Sau

Số lượng người truy cập

12281507