GLTT Tháng 1 số 2: LÀM SAO ĐỂ KIỂM SOÁT MỠ MÁU HIỆU QUẢ TRONG DỊP TẾT?""
Nguyễn Văn Quýnh
LÀM SAO ĐỂ KIỂM SOÁT MỠ MÁU HIỆU QUẢ TRONG DỊP TẾT?
Rối loạn lipid máu hay còn gọi là bệnh mỡ máu/mỡ máu cao là bệnh lý phổ biến, ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Theo Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ người bị rối loạn lipid máu ở Việt Nam chiếm tới 29,1% dân số. Tuy không trực tiếp gây tử vong nhưng đây lại là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm khác như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não….Trong việc phòng ngừa và điều trị rối loạn lipid máu thì chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, dịp Tết Nguyên Đán 2020 đang đến gần, đây là thời điểm của những buổi liên quan, tiệc tùng cuối năm, của những mâm cỗ ngày Tết, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị rối loạn lipid máu. Vậy làm sao để có dịp Tết Nguyên Đán trọn vẹn, không lo mỡ máu tăng cao?
Tất cả thắc mắc sẽ được PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh - Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 giải đáp trong 90 phút của chương trình Livestream Tư vấn giáo sư tháng 1 số 2 với chủ đề : “LÀM SAO ĐỂ KIỂM SOÁT MỠ MÁU HIỆU QUẢ TRONG DỊP TẾT?” được phát sóng trực tiếp lúc 14h30 ngày 16/1/2020 trên trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h (https://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn).
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu (máu nhiễm mỡ hay mỡ máu cao) được đặc trưng bởi sự thay đổi nồng độ lipid bất thường trong máu. 4 chỉ số mỡ máu bao gồm:
- Cholesterol toàn phần
- LDL-cholesterol
- HDL-cholesterol
- Triglycerid
Trong đó:
- LDL-cholesterol được coi là cholesterol xấu vì nó có thể gây ra mảng bám trong lòng mạch máu, từ đó gây xơ vữa động mạch.
- HDL-cholesterol được coi là tốt vì nó có thể giúp loại bỏ LDL-cholesterol khỏi máu.
- Triglycerid tăng lên khi lượng calo không bị đốt cháy và được lưu trữ trong các tế bào mỡ.
- Cholesterol toàn phần = LDL-cholesterol + HDL-cholesterol + 0,2 x triglycerid
Rối loạn lipid máu là tình trạng một hoặc nhiều chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường, cụ thể:
- Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L
- LDL-cholesterol > 3,3 mmol/L
- Triglyceride > 2,2 mmol/L
- HDL-cholesterol < 1,3 mmol/L
Bảng chỉ số mỡ máu
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu là gì?
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lipid máu rất đa dạng và thường bao gồm 2 loại: Nguyên phát (do các yếu tố di truyền) và thứ phát (do lối sống hoặc các bệnh khác gây ra).
- Rối loạn lipid máu nguyên phát:
Các yếu tố di truyền gây ra loại bệnh này. Chúng gây ra các đột biến gen hoặc tình trạng mỡ máu cao theo gia đình. Đây là yếu tố gây bệnh không thay đổi được.
- Rối loạn lipid máu thứ phát:
Đây là những nguyên nhân có thể thay đổi được. Chúng xuất phát từ các yếu tố như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện... Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu bao gồm: Béo phì, đặc biệt là béo bụng; Mắc bệnh tiểu đường, suy giáp, bệnh gan thận, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng rối loạn chuyển hóa, hội chứng Cushing, nghiện rượu, hút thuốc lá, tiêu thụ quá nhiều chất béo...
Béo phì là nguyên nhân gây rối loạn lipid máu phổ biến
Bình thường, lipid trong cơ thể được tạo ra tại gan bằng cách tổng hợp đường, đạm,… 20% còn lại đến từ nguồn thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Lipid được tổng hợp tại gan sẽ di chuyển theo máu đến tế bào, mô và thực hiện chức năng: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên tế bào, tạo ra các hormone.
Theo các chuyên gia, có thể ví gan, máu, tế bào và mô là 3 bình thông nhau chứa lipid. Nếu gan sản sinh quá nhiều lipid hoặc đường tiêu hóa hấp thu nhiều lipid từ thức ăn, quá trình vận chuyển lipid từ máu vào mô bị tắc nghẽn, hoặc quá trình tiêu thụ mỡ tại lipid tế bào ít thì lipid sẽ bị tích tụ, ứ trệ trong máu, khiến lipid máu tăng cao.
Rối loạn lipid máu và biến chứng nguy hiểm với sức khỏe
Rối loạn lipid máu khiến nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) tăng cao kết hợp với các yếu tố khác trong máu hình thành những mảng bám, tạo ra cục máu đông ngăn chặn máu tới các cơ quan trong cơ thể hoặc làm mạch máu bị vỡ ra. Hiện tượng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là một trong những biến chứng thường gặp của mỡ máu cao (chiếm khoảng 30%). Đây là hiện tượng xảy ra khi LDL-cholesterol (một thành phần mỡ máu) lắng đọng và bám vào thành động mạch, gây ra các mảng bám. Lâu dần, mảng bám dày lên và làm hẹp lòng mạch, khiến máu chảy qua khó khăn, từ đó gây biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim, tùy vị trí mạch máu bị tắc nghẽn, xơ vữa.
Xơ vữa động mạch là biến chứng thường gặp của rối loạn lipid máu
- Nhồi máu cơ tim: Tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim do máu nhiễm mỡ tăng đột biến trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15 - 20%. Tình trạng này do mạch máu đến tim bị xơ vữa, tim không nhận đủ lượng máu cần thiết, khiến mô tim tổn thương, dẫn đến đau tim, nhồi máu cơ tim.
- Ảnh hưởng đến gan: Mỡ trong máu cao sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu, có khoảng 50% số người bị gan nhiễm mỡ sẽ bị xơ hóa gan nếu không được điều trị kịp thời, trong số này, 15% sẽ biến thành xơ gan và 4% tiến triển thành ung thư gan.
- Đột quỵ: Ở Việt Nam, có 200.000 người mắc bệnh đột quỵ não mỗi năm và 50% trong số đó tử vong có liên quan trực tiếp đến bệnh mỡ máu cao. Đây là tình trạng nguy hiểm, xảy ra khi mạch máu đến não bị xơ vữa, hình thành cục máu đông chặn ngang mạch máu đến não, từ đó làm chết các tế bào não và gây đột quỵ.
Làm sao để kiểm soát mỡ máu hiệu quả trong dịp Tết?
Chế độ ăn uống, lối sống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh rối loạn mỡ máu cũng như làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Do đó trong dịp Tết, những người bị rối loạn lipid máu nên có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để giúp kiểm soát bệnh cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả, cụ thể:
- Chế độ ăn uống hợp lý:
+ Hạn chế cung cấp các chất béo qua chế độ ăn, đặc biệt là mỡ động vật, nên thay thế bằng dầu thực vật.
+ Tránh xa các đồ nướng, chiên, xào,…
+ Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
+ Nên ăn nhiều rau củ, quả và rau xanh, uống nhiều nước mỗi ngày.
+ Lượng tinh bột đưa vào cơ thể mỗi ngày cũng cần kiểm soát trong giới hạn cho phép.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý:
+ Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
+ Sinh hoạt hợp lý với một chế độ tập thể dục phù hợp với sức khỏe.
+ Bỏ hút thuốc lá.
Ngoài ra, người bị rối loạn lipid máu cũng nên sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, cụ thể là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.
Sản phẩm có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, vitamin B5,… giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, tăng cholesterol tốt (HDL-C), giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm tổng hợp mỡ ở gan, giảm lượng mỡ đi vào máu, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả rối loạn lipid máu.
Lipidcleanz không chỉ tác động vào quá trình tổng hợp, mà còn làm tăng vận chuyển lipid ở trong máu đến các mô đích. Đây được coi là phương án tối ưu, đưa lipid máu tăng cao đến nơi cần để sử dụng, giúp người bệnh không mệt mỏi, tăng cường các chức năng khác trong cơ thể. Sản phẩm còn giúp hỗ trợ giảm cân ở đối tượng thừa cân, béo phì.
Cơ hội giao lưu trực tiếp cùng chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh
Để hiểu rõ về bệnh lý rối loạn lipid máu, bạn đọc đừng bỏ lỡ 90 phút buổi tư vấn trực tiếp đầy thông tin hữu ích với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh trên Fanpage Tư vấn sức khỏe 24h lúc 14h30 ngày 16/1/2020 tới đây.
Quý vị có thể gửi câu hỏi về cho PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh bằng những cách sau:
1. Theo dõi và đặt câu hỏi trực tiếp (live stream) trên Fanpage chính thức của chương trình: http://www.facebook.com/tuvansuckhoe24h.com.vn từ 14h30 – 16h00 ngày 16/1/2020.
2. Theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30 – 16h00 ngày 16/1/2020 tại website: http://tuvansuckhoe24h.org.
3. Đặt câu hỏi trước cho PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh TẠI ĐÂY.
4. Cung cấp cho chương trình số điện thoại di động và tóm tắt nội dung bạn muốn hỏi để có cơ hội được kết nối trực tiếp bằng điện thoại với cho PGS.TS. Nguyễn Văn Quýnh
Nếu quý độc giả có những thắc mắc liên quan tới bệnh lý rối loạn lipid máu vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 18006304 (miễn cước cuộc gọi), hoặc Zalo/Viber: 0917 214 851/ 0975 284 017 để được chuyên gia tư vấn.
Mời các bạn xem video chương trình đầy đủ tại đây
Sản phẩm LIPIDCLEANZ hân hạnh tài trợ chương trình này!
Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!
Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
-
-
Tôi đi khám bảo hiểm, mỡ máu của tôi có triglyceride 3.4, vậy có cần uống gì không? Tôi 62 tuổi
Hồ thị bích ngọc( 22:51 / 20.01.2020 ) -
Thưa bác sĩ, cháu là nam 35 tuổi, làm nhân viên kinh doanh, cháu cao 1m62 và nặng 65 kg, cháu đi khám sức khỏe định kỳ thì chưa bị mỡ máu cao nhưng bị thừa cân, béo bụng. Cháu nghe nói béo như thế này thì rất dễ bị mỡ máu cao có đúng không ạ? Không biết triệu chứng mỡ máu cao là gì? Cháu nên làm gì để phòng ngừa bị bệnh này ạ? Cảm ơn bác ...
Hiếu( 15:23 / 16.01.2020 ) -
Chào bác sĩ ạ, mẹ cháu 52 tuổi, mới phát hiện bị máu nhiễm mỡ, có chỉ số triglycerid tăng cao, bác sĩ nói cần thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục. Vì mẹ cháu cũng có tuổi, nên cháu đang định mua sữa cho mẹ cháu dùng, vậy không biết bị máu nhiễm mỡ có nên uống sữa không ạ? Người quen khuyên cháu nên mua thêm Lipidcleanz cho mẹ dùng, không biết có được không ...
Hùng( 15:12 / 16.01.2020 ) -
Thưa bác sĩ, chồng cháu 28 tuổi, làm việc tại ngân hàng, nhưng do công việc nên chồng máu phải đi uống bia rượu, công việc lại áp lực, làm về muộn, toàn 8h tối mới về đến nhà, về lại mệt mỏi nên cũng không tập thể dục. Gần đây cơ quan cho đi khám thì bác sĩ nói chồng cháu thừa cân và có mỡ máu cao nhưng chưa cần uống thuốc. Cháu cũng lo lắng, không biết ...
Thúy( 14:51 / 16.01.2020 ) -
Thưa bác sĩ, bố cháu 65 tuổi, bị mỡ máu cao mấy năm rồi, cũng đã dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, nhưng bố cháu lớn tuổi nên nói mãi bố cháu mới chú ý ăn uống hơn được 1 chút. Không biết bị mỡ máu cao có nguy hiểm không? Cháu tham khảo biết đến sản phẩm Lipidcleanz, cháu có nên mua cho bố cháu dùng không ạ?
Nguyễn Thị Thùy( 14:46 / 16.01.2020 ) -
Thưa bác sĩ, mẹ cháu 57 tuổi, cách đây khoảng nửa năm trước mẹ cháu đi khám sức khỏe định kỳ thì bác sĩ nói mẹ bị mỡ máu cao, có cho thuốc về điều trị và dặn mẹ cháu giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ cháu có uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chú ý ăn uống hơn nhưng đi khám lại thì chỉ số mỡ máu vẫn không giảm là bao. Cháu ...
Hải Linh( 14:35 / 16.01.2020 )