Suy giáp và 6 mối nguy hiểm cần cảnh giác!

Cập nhật lúc 13:18 / 13.03.2020

Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe, thậm chí những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ “điểm lại” 6 mối nguy hiểm người bị suy giáp cần cảnh giác. Mời các bạn cùng theo dõi!

Nguyên nhân gây suy giáp

Tuyến giáp tiết 2 hormone chính là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4), tham gia điều hòa sự trao đổi chất, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một số cơ quan như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,... cũng như chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, chất đạm,... Suy giáp là hội chứng xảy ra khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, dẫn đến không sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Nguyên nhân gây suy giáp do đâu

Nguyên nhân gây suy giáp do đâu?

Nguyên nhân gây suy giáp phổ biến nhất là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch được ví như “hàng rào chắn” có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ dẫn đến hoạt động rối loạn, điều này cũng đồng nghĩa “hàng rào chắn” này bị phá vỡ, suy giảm, không còn đủ sức chống chọi với những tác nhân độc hại và nhận nhầm các tế bào, mô tuyến giáp là “khách không mời mà đến” nên sản xuất ra kháng thể tự sinh tấn công, phá hủy chúng, điều này làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp. Nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, các tế bào lành còn lại của tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, khiến cho cơ quan nội tiết này phình to ra và hình thành nên u bướu ở cổ (trường hợp này còn được gọi là bướu cổ do suy giáp). Vì thế, để kiểm soát tốt hội chứng suy giáp thì cần tác động vào “phần gốc” này.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến suy giáp còn có liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp trong thời gian dài. Ngoài ra, sử dụng một số phương pháp điều trị cường giáp như iod phóng xạ, dùng thuốc điều trị kháng giáp trạng hoặc phẫu thuật tuyến giáp và cũng dẫn đến suy giáp (còn gọi là suy giáp sau điều trị cường giáp).

>>> XEM THÊM: Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Câu trả lời có tại đây!

6 biến chứng nguy hiểm của suy giáp cần cảnh giác

Chuyên gia nội tiết cho biết, suy giáp là tình trạng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và cần được điều trị. Bình thường, vai trò của hormone tuyến giáp là "điều hòa các quá trình chuyển hóa trong cơ thể", nên những người bị suy giáp sẽ có các biểu hiện liên quan đến sự suy giảm chuyển hóa như: Trầm cảm, đau khớp, béo phì, vô sinh, bệnh tim, bướu cổ,… Nếu không được điều trị, các triệu chứng suy giáp sẽ tiến triển nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là có thể đe dọa tính mạng, bao gồm:

1. Khó thở, nuốt nghẹn, khàn giọng vì xuất hiện khối bướu ở cổ

Khi tuyến giáp cố gắng tạo ra đủ lượng hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, sự kích thích quá mức sẽ khiến tuyến nội tiết này phình to, dẫn đến bướu cổ, không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn chèn ép các cơ quan lân cận khiến cho người mắc khó thở, nuốt nghẹn, khàn giọng.

2. Nguy cơ dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ

Hormone tuyến giáp rất quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ. Vì vậy, trẻ sinh ra từ những người mẹ bị suy giáp mà không được điều trị có thể gặp phải các nguy cơ như: Dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển về thể chất,… Tuy nhiên, nếu những vấn đề này được phát hiện và giải quyết ngay sau khi sinh, đứa trẻ có thể phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.

3. Nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ

Các bác sĩ phụ khoa và bác sĩ nội tiết tại Trung tâm Y tế UCLA ở Santa Monica, California cho biết, sự thiếu hụt hormone tuyến giáp làm cho buồng trứng sản xuất ít progesterone hơn, do đó, phụ nữ bị suy giáp có thể không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên, ảnh hưởng đến thiên chức của người phụ nữ.

 Suy giáp làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ

Suy giáp làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ

Ngoài ra, tình trạng suy giáp cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới, theo đánh giá của nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm 2013 trên Frontiers in Endocrinology cho thấy, những người có tuyến giáp hoạt động kém thường giảm ham muốn tình dục và số lượng tinh trùng thấp. Điều này cho thấy, không chỉ phụ nữ mà ngay cả nam giới khi bị suy giáp cũng đều phải đối diện với nguy cơ vô sinh.

4. Các bệnh lý về tim mạch

Suy giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch do hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp – vốn là các cholesterol "xấu" (LDL-Cholesterol) – sẽ tăng cao khi tuyến giáp hoạt động kém. Việc có quá nhiều cholesterol “xấu” có thể gây ra xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Tình trạng suy giáp cũng có thể khiến dịch tích tụ xung quanh tim, làm tăng nguy cơ tràn dịch màng ngoài tim, khiến việc bơm máu trở nên khó khăn.

5. Tăng nguy cơ trầm cảm

Suy giáp không được điều trị sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, khiến người mắc có thể bị trầm cảm. Điều này xảy ra là do hormone tuyến giáp sản xuất quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong não – loại hormone giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Vì vậy, khi bị suy giáp, lượng hormone serotonin giảm xuống và gây tâm trạng chán nản, nếu không có biện pháp khắc phục sớm, người bệnh có thể rơi vào trạng thái trầm cảm.

 Suy giáp làm tăng nguy cơ trầm cảm

Suy giáp làm tăng nguy cơ trầm cảm

6. Xuất hiện chứng phù niêm

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của suy giáp, thậm chí sẽ đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Biểu hiện đặc trưng là thân nhiệt không ổn định, khả năng chịu lạnh kém, hay cảm giác buồn ngủ, sau đó hôn mê sâu và mất tri giác. Do vậy, nếu phát hiện ra các triệu chứng nguy hiểm trên thì nên đến ngay bệnh viện để được chữa trị khẩn cấp.

Các cách chữa bệnh suy giáp hiện nay

Nhiều người thắc mắc: Cách chữa bệnh suy giáp thực hiện như thế nào? Chuyên gia nội tiết cho biết, suy giáp thường phải điều trị suốt đời, do vậy, người mắc không được tự ý ngưng thuốc khi thấy cơ thể đã khỏe hơn trừ khi được bác sĩ đồng ý. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh để cơ thể được khỏe hơn như: Tập thể dục thường xuyên, xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đi ngủ và ăn uống điều độ, đúng giờ. Ngoài ra, việc bổ sung các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị suy giáp cũng là biện pháp được giới chuyên gia khuyên người mắc nên áp dụng, bởi tính an toàn của các thảo dược sẽ giúp ổn định bệnh lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

>>> XEM THÊM: 9 loại thảo dược dành cho người bị suy giáp

Kiểm soát các triệu chứng suy giáp hiệu quả bằng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Nguyên nhân chính gây ra suy giáp là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Vì vậy, bên cạnh việc khắc phục các triệu chứng như điều hòa thân nhiệt, ổn định trọng lượng cơ thể, ổn định nhu động ruột thì về lâu dài, cần phải tăng cường miễn dịch, chống sản xuất ra các kháng thể tự sinh, giúp điều hòa lại hormone tuyến giáp, làm ổn định nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương chứa thành phần chính hải tảo - một loại “siêu thực phẩm”, một vị thuốc quý có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống suy giảm bạch cầu, chống phóng xạ, giảm cholesterol máu, bổ sung lượng iod phong phú cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống độc tố, chống oxy hóa và thải trừ các gốc tự do, thúc đẩy quá trình ngưng kết tập tiểu cầu, có tác dụng cầm máu, chống khối u và ung thư,…

 Ích Giáp Vương - Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị suy giáp

Ích Giáp Vương - Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị suy giáp

Theo tây y, hải tảo là một loài thực vật biển chứa nhiều iod hữu cơ (iod liên kết dưới dạng phân tử với các hợp chất hữu cơ). Khi vào cơ thể, iod được giải phóng từ từ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể thay vì tập trung hoàn toàn ở tuyến giáp như iod vô cơ khác. Do đó, iod trong hải tảo có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng của tuyến giáp, vì thế tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây suy giáp (phần gốc) cũng như giúp duy trì các hoạt động bình thường khác của cơ thể.

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết xuất được trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, do đó giúp giảm các triệu chứng tăng cholesterol của bệnh nhân suy giáp. Ngoài ra, hải tảo cũng là thực phẩm rất giàu selen, một khoáng chất có tác dụng giúp chống oxy hóa, từ đó bảo vệ tuyến giáp khỏi các gốc tự do được sinh ra trong quá trình sinh tổng hợp hormone. Hơn nữa, selen còn là thành phần của enzyme iodothyronine deiodinase, có vai trò xúc tác quá trình chuyển đổi hormone T4 (tetraiodothyronine, thyroxine) thành T3 (triiodothyronine) là dạng có hoạt tính sinh học. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đề xuất người bệnh nên bổ sung khoảng 150µg iod và 55µg selen mỗi ngày. Do đó, sử dụng hải tảo sẽ giúp cung cấp lượng selen cần thiết cho cơ thể, góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát các triệu chứng suy giáp. Theo đông y, hải tảo có vị đắng, mặn, tính hàn, quy vào các kinh: Phế, tỳ, thận. Do có tác dụng nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt nên hải tảo giúp làm mềm khối u trong các trường hợp bướu cổ do suy giáp.

Khi hải tảo kết hợp với các dược liệu quý khác trong sản phẩm như cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem, magnesi, kali iodid càng làm tăng hiệu quả điều trị, giúp duy trì hoạt động bình thường và phòng ngừa suy giáp tái phát. Cụ thể:

- Cao khổ sâm nam: Vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát. Khổ sâm nam có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc giúp giảm độc tính của các chất độc gây nên tình trạng nhiễm độc giáp, điều hòa miễn dịch, từ đó, phòng ngừa suy giáp.

- Cao bán biên liên: Vị cay, tính bình, quy vào các kinh tâm, tiểu trường, phế. Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy, tiêu thũng giúp giảm độc tính của các chất độc cũng như thuốc điều trị suy giáp.

- Cao ba chạc: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Ba chạc có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tăng cường miễn dịch, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây suy giáp.

- Cao lá neem: Có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm trầm cảm, giúp cải thiện các triệu chứng của suy giáp, tăng cường hệ miễn dịch.

- Iod (dưới dạng kali iodid và chiết xuất hải tảo): Iod tham gia vào quá trình sản xuất hormone T3, T4 của tuyến giáp theo cơ chế tự điều hòa, giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, ổn định nồng độ hormone cho người bị suy giáp.

- Magnesi (dưới dạng magnesium lactate dihydrate): Là một phần quan trọng trong hoạt động của chức năng tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, tăng cường chức năng tim, ổn định huyết áp, giúp người bị suy tuyến giáp phòng tránh được biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

Như vậy, việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương là điều cần thiết, vừa có tác dụng bổ sung dưỡng chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, vừa giúp điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể, khắc phục căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ điều trị suy giáp hiệu quả, an toàn.

Để được tư vấn về tình trạng suy giáp, cường giáp, bướu cổ, basedow và sản phẩm Ích Giáp Vương, vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước cuộc gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12250880