Các biến chứng thường gặp khi chạy thận nhân tạo lâu dài là gì?

Cập nhật lúc 13:38 / 13.03.2020

Chạy thận nhân tạo là “con đường sống” của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Đây là quá trình sử dụng máy chạy thận để lọc máu thay cho chức năng thận của người bệnh. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các biến chứng từ cấp tính đến mạn tính, xuất hiện sau nhiều năm chạy thận. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nội dung có trong bài viết dưới đây!

Chạy thận nhân tạo là gì?

Thận là cơ quan quan trọng có chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nhằm hạn chế các bệnh lý. Tuy nhiên, khi thận bị suy yếu thì khả năng lọc chất độc giảm xuống, dễ dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, suy thận là một trong số đó. Lúc này, thận bị tổn thương, thậm chí ngừng hoạt động khiến máu không được lọc và chất thải độc hại tích trữ trong cơ thể, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Khi bệnh diễn biến nặng, người bệnh cần phải sử dụng thiết bị y tế hỗ trợ chữa trị, trong đó có chạy thận nhân tạo.

 Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp sử dụng máy để lọc máu bên ngoài cơ thể bệnh nhân. Cụ thể, máu của người bệnh được rút ra từ mạch máu và đi qua một hệ thống lọc tổng hợp. Trong hệ thống lọc này, máu được “làm sạch” trước khi đưa trở lại cơ thể của người bệnh, gọi là “thận nhân tạo”. Chạy thận giúp người bệnh suy thận đào thải được lượng nước dư thừa, các độc tố, muối và một số chất thải tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp giữ lại một số dưỡng chất trong máu ở mức an toàn như: Natri, kali, bicarbonate. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị mà chỉ giúp người bệnh duy trì sự sống.

>>> Xem thêm: Bệnh nhân suy thận có nhất định phải chạy thận không?

Quy trình chạy thận nhân tạo được diễn ra như thế nào?

Quá trình chạy thận nhân tạo được diễn ra như sau:

Trước khi chạy thận nhân tạo

Việc chuẩn bị cho bệnh nhân lọc máu thường bắt đầu bằng việc tạo điểm tiếp cận mạch máu từ vài tuần đến vài tháng trước khi tiến hành lần chạy thận đầu tiên. Hiện nay, có 3 cách tiếp cận mạch máu, đó là: 

+ Bằng lỗ thông động tĩnh mạch.

+ Bằng ống thông nối động - tĩnh mạch nhân tạo.

+ Bằng cách đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm.

 Hình ảnh quy trình chạy thận nhân tạo

Hình ảnh quy trình chạy thận nhân tạo

Trong quá trình chạy thận nhân tạo

Trong quá trình chạy thận, 2 cây kim được đưa vào vùng tiếp cận mạch máu. Mỗi cây kim được nối với một ống đàn hồi gắn với máy lọc máu. Máu được lấy ra thông qua ống kim thứ nhất, đến máy chạy thận. Tại đây, chất thải và chất lỏng từ máu đi vào một chất lỏng làm sạch được gọi là chất thẩm tách (dialysis). Sau đó, máu được lọc sẽ trở lại cơ thể thông qua ống thứ hai. Tùy theo từng trường hợp, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ điều chỉnh tốc độ lọc máu và loại chất thẩm tách cũng như loại thuốc sử dụng.

Sau chạy thận nhân tạo

Sau khi hoàn tất quá trình chạy thận, hai cây kim được rút ra khỏi mạch máu. Kết thúc quá trình chạy thận, bệnh nhân có thể trở về nhà và sinh hoạt bình thường.

 

>>> Xem thêm: Thoát khỏi "án" chạy thận nhờ sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên

Một số biến chứng chạy thận lâu dài có thể gặp phải

Chạy thận nhân tạo là phương pháp giúp kéo dài sự sống cho người suy thận. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra các biến chứng từ cấp tính đến mạn tính. Những biến chứng thường gặp khi chạy thận nhân tạo xảy ra theo thứ tự tần suất như sau: Tụt huyết áp, chuột rút, nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau ngực, ngứa, sốt ớn lạnh. Cụ thể như sau:

Tụt huyết áp

Đây là phản ứng phụ thường gặp khi chạy thận nhân tạo, đặc biệt, nếu người suy thận đồng thời mắc bệnh đái tháo đường. Người chạy thận bị tụt huyết áp có thể dẫn tới một số tình trạng như: Khó thở, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Tuy nhiên, biến chứng tụt huyết áp trong chạy thận nhân tạo chủ yếu là do giảm thể tích máu khi rút dịch (siêu lọc) mà không đáp ứng đủ lượng huyết động bù trừ.

 Biến chứng chạy thận gây tụt huyết áp

Biến chứng chạy thận gây tụt huyết áp

Chuột rút

Hiện tượng chuột rút khi chạy thận hiện chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có bốn yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này như: Hạ huyết áp, giảm thể tích (trọng lượng của bệnh nhân thấp hơn trọng lượng khô), tốc độ siêu lọc cao (tăng cân nhiều giữa 2 lần chạy thận) và dùng dịch lọc có nồng độ natri thấp. Tất cả các yếu tố này sẽ khiến mạch bị co lại, làm giảm tưới máu cơ và gây rối loạn thư giãn cơ. Chuột rút thường xảy ra nhất khi huyết áp bị hạ thấp và tình trạng này vẫn kéo dài dai dẳng dù huyết áp đã được kiểm soát.

Buồn nôn và nôn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn và buồn nôn khi chạy thận nhân tạo, đa phần là do tụt huyết áp. Buồn nôn và nôn cũng có thể là triệu chứng sớm của hội chứng mất cân bằng. Ngoài ra, phản ứng màng lọc cũng có thể gây ra tình trạng này. Khi dung dịch lọc bị nhiễm bẩn hoặc nồng độ các chất không đúng (như natri, canxi cao) sẽ gây ra biến chứng buồn nôn và nôn lúc chạy thận nhân tạo.

Đau ngực, đau lưng

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo sẽ thường thấy đau thắt ngực nhẹ hoặc khó chịu ở vùng ngực (có thể kèm đau lưng). Biến chứng này hiện chưa rõ nguyên nhân là gì, do đó, phải chẩn đoán để phân biệt với nhiều yếu tố nguy cơ khác (ví dụ như bệnh tán huyết, thuyên tắc khí, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim).

Ngứa

Ngứa cũng là biến chứng chạy thận thường gặp, triệu chứng này có thể được thúc đẩy hoặc tăng nặng hơn do quá trình lọc máu.

Ngoài ra, khi chạy thận, người bệnh còn có biến chứng sốt và ớn lạnh. Biến chứng này ít gặp nhưng lại rất nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng: Hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết.

>>> Xem thêm: Người bị suy thận nên ăn trái cây gì là tốt nhất? Xem ngay

Ngăn ngừa nguy cơ suy thận phải chạy thận bằng sản phẩm thảo dược

Chính bởi vai trò quan trọng của thận cũng như hạn chế được biến chứng suy thận phải chạy thận, các chuyên gia khuyên người bệnh nên trang bị kiến thức, tăng cường công tác dự phòng để giảm thiểu tỷ lệ mắc cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, khi suy thận ở giai đoạn sớm, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia và có một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó, hãy tìm đến những giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung các thảo dược tốt cho thận, giúp phục hồi chức năng thận. Một sản phẩm ra đời chuyên dành cho thận, bảo vệ chức năng thận và hỗ trợ điều trị suy thận, đó là Ích Thận Vương có thành phần chính từ cây dành dành.

Nhiều sách đông y có ghi, cành và lá cây dành dành vị đắng chát, tính hàn, giúp chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành chứa nhiều hoạt chất, trong đó, crocin - một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các bệnh lý về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

Trong Ích Thận Vương, ngoài dành dành còn có nhiều thảo dược quý khác như đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, râu mèo, mã đề,… không chỉ giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận mà còn hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình bệnh, giảm nhu cầu lọc máu, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

 Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Đây là sản phẩm đã được khẳng định về chất lượng, giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài sự sống cho người đã chạy thận, hạn chế biến chứng của bệnh thận mạn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Ích Thận Vương chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

Sau 1 tuần: Người bị suy thận cảm thấy cơ thể đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái. 

Sau 4 tuần: Chỉ số creatinine chững lại và giảm dần. Người dùng không còn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu đêm ít hơn, ăn được, ngủ được, sức khỏe hồi phục dần 

Sau 3 - 6 tháng sử dụng: Chỉ số creatinine ổn định và trở về mức cho phép mà không gây mệt mỏi. Không còn các triệu chứng suy thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Người dùng ăn uống tốt, da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi.

Bạn nên sử dụng liều duy trì hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Để được giải đáp mọi thắc mắc những biến chứng khi chạy thận nhân tạo và đặt mua sản phẩm Ích Thận Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (Zalo/Viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12277752