GHI NHỚ NGAY: 4 giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm ai cũng phải THUỘC LÒNG

Cập nhật lúc 18:03 / 26.11.2020

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến nhất trong số các vấn đề về xương khớp, cột sống. Đặc biệt, bệnh đang trẻ hóa và ngày càng gia tăng mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc nhận biết sớm các giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ giúp người mắc có biện pháp cải thiện, phòng ngừa sớm, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

 hinh-anh-x-quang-thoat-vi-dia-dem

Hình ảnh X-quang thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Cột sống là cơ quan chính giúp cơ thể có thể đứng, xoay, nghiêng người linh hoạt, uyển chuyển. Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống, 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng, 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn). Đĩa đệm là bộ phận có khả năng đàn hồi tốt, giúp cột sống tránh được những chấn động mạnh, vận động linh hoạt theo nhiều hướng và giảm xóc. Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm lớp vỏ hay còn gọi là vòng sợi (bao xơ), ở giữa là nhân nhầy và sụn đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm được định nghĩa là tình trạng đĩa đệm bị nứt, rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì tại cột sống hoặc cũng có thể lan tỏa rộng sang các vị trí xung quanh. Vị trí phải cử động nhiều nhất như cổ, thắt lưng là nơi dễ bị tổn thương, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

 thoat-vi-dia-dem-la-gi

Thoát vị đĩa đệm là gì?

>>> XEM THÊM: Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả

Ghi nhớ 4 giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm

Thông thường, thoát vị đĩa đệm sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng chưa rõ ràng, người mắc có thể chỉ cảm thấy đau mỏi nhẹ vùng cổ hoặc lưng, nghỉ ngơi là hết. Cũng chính vì vậy mà hầu hết chúng ta đều không phát hiện được bệnh ở giai đoạn này. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Giai đoạn 2 (phình, lồi đĩa đệm)

Ở giai đoạn này, vòng sợi đã suy yếu, rách nhưng chưa hết chiều dày của vòng sợi, nhân nhầy vẫn được bảo toàn ở bên trong nhưng xô về một phía, nơi các vòng sợi bị rách, đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí trung tâm giữa 2 đốt sống. Triệu chứng thường gặp là đau nhức cục bộ tại nơi bị phình, lồi đĩa đệm. Thỉnh thoảng có các cơn đau dữ dội, đau lan sang 2 bên bả vai hoặc thắt lưng, lan xuống cánh tay hoặc chân. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này có thể chữa khỏi được.

Giai đoạn 3 (thoát vị đĩa đệm)

Ở giai đoạn này, vòng sợi đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau, chúng chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức dữ dội, tê bì, nhói, hạn chế vận động.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn này, phần nhân nhầy đã thoát ra lúc trước gây chèn ép lên cột sống sau một thời gian dài đã bị biến dạng. Phần vòng sợi đã bị phá vỡ, rách ở nhiều phía, xẹp xuống hoàn toàn, làm giảm đi chiều cao của khoang đốt sống và cơ thể. Người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau nhức dữ dội, mất khả năng vận động. Lâu ngày dẫn đến teo cơ, bại liệt vĩnh viễn. Điều trị khỏi là điều không thể, người bệnh có thể phải phẫu thuật để thay thế đĩa đệm hỏng bằng đĩa đệm nhân tạo. Tuy nhiên, việc này cũng có nhiều rủi ro đi kèm.

 4-giai-doan-thoat-vi-dia-dem

4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

>>> XEM THÊM: Giảm đau đớn do thoát vị đĩa đệm nhờ các bài tập dưới đây

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau. Căn cứ vào tình trạng và giai đoạn của bệnh mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng:

- Thuốc tây: Thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, corticoid đường tiêm,… giúp làm giảm triệu chứng tạm thời, không tác động vào căn nguyên. Hơn nữa, các thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, không nên lạm dụng.

- Vật lý trị liệu: Các phương pháp thường được áp dụng hiện nay là dùng tia laser, sóng cao tần, sóng radio, kéo giãn cột sống, dùng nhiệt,… giúp cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, phù hợp với các trường hợp thoát vị đĩa đệm đang ở giai đoạn 1, 2.

- Điều trị ngoại khoa: Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc có nguy cơ liệt. Tuy nhiên, cũng có nhiều rủi ro trong và sau phẫu thuật như: Nhiễm trùng, liệt do tổn thương tủy sống, nguy cơ tái phát,....

- Y học cổ truyền: Thường là châm cứu, bấm huyệt, massage làm giãn cơ, huy động máu huyết đến các khối cơ, kiện thận, điều tiết lượng máu, giảm đau nhức,… hiệu quả, an toàn không có tác dụng phụ.

- Bài thuốc nam: Các bài thuốc nam từ ngải cứu, xương rồng, cỏ xước, thiên niên kiện,... cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng do tính an toàn cao. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với các trường hợp thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1, 2.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược được bào chế với công nghệ hiện đại: Hiện nay, rất nhiều người tin tưởng sử dụng dòng sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh phối hợp với thiên niên kiện, nhũ hương, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cột sống, được bào chế với công nghệ hiện đại, chiết xuất tối đa hàm lượng dược chất có tác dụng trong dược liệu, dạng dùng dễ hấp thu, tiện dùng. Cách phối hợp độc đáo này không chỉ giúp làm giảm triệu chứng, kháng viêm hiệu quả, an toàn mà còn tác động vào căn nguyên gây ra thoát vị đĩa đệm (quá trình thoái hóa tự nhiên, thiếu dinh dưỡng cho đĩa đệm), từ đó ngăn chặn bệnh tái phát và tiến triển hiệu quả hơn.

Nắm rõ những thông tin bài viết đã nêu về cách nhận biết sớm, phương pháp điều trị sẽ giúp độc giả có được những kiến thức cần thiết để bảo vệ cột sống, cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn.

Thu Hương

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - viên nén Cốt Thoái Vương: Hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Cốt Thoái Vương là sự kết hợp giữa dầu vẹm xanh và các thành phần như: Cao thiên niên kiện, chiết xuất nhũ hương, glycin, MSM (Methylsulfonylmethane), canxi, magiê, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K2 có công dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp do khô khớp, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp. 

Đối tượng sử dụng: Thích hợp với người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp. 

 thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương 

Hướng dẫn sử dụng

- Ngày uống 4 – 6 viên, chia làm 2 lần; 30 phút trước khi ăn hoặc sau ăn 1 giờ.

- Mỗi đợt sử dụng nên kéo dài từ 3-6 tháng. 

Để tri ân quý khách hàng và khẳng định hiệu quả, nhãn hàng Cốt Thoái Vương đang có chương trình “Tích điểm - nhận quà”. Theo đó khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm trên hệ thống, quý khách được tặng 1 hộp, tương đương tiết kiệm 160.000 đồng. Bên cạnh đó, nhãn hàng Cốt Thoái Vương cũng cam kết hoàn lại 100% tiền nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. Chi tiết liên hệ: 024.7302.9996.

XNQC: 02496/2019/ATTP-XNQC

Thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế 

Trụ sở: Số 9 Lô A – Tổ 100 Hoàng Cầu – Phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam. 

Sản xuất tại: Nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh - Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu - AEROPHA

Địa chỉ: Số 171 Phố Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống thì hãy liên hệ tổng đài: 024.3775.7066 hoặc 028.3977.0707, Zalo/viber: 0812.494.704 để được dược sĩ tư vấn sớm nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Kiều Thị Mai Hương MKT1

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12223695
Nguyễn Quỳnh Trang
Vừa đặt hàng thành công
0974058xxx