Tụt lợi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng, viêm lợi, thậm chí là mất răng. Nhiều người đã lựa chọn giải pháp cải thiện từ thiên nhiên và cho hiệu quả tích cực. Tại sao vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này!
Tụt lợi là tình trạng như thế nào?
Tụt lợi là tổn thương răng miệng khá phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng này gặp thường xuyên ở những người trẻ. Các biểu hiện ban đầu thường không quá rõ ràng, khiến người mắc hay bỏ qua mà không có phương pháp khắc phục kịp thời. Biểu hiện điển hình là phần nướu quanh chân răng chuyển dần sang màu đỏ sẫm, mất dần độ liên kết, khiến chúng tụt sâu xuống và làm lộ phần chân răng.
Mặc dù có rất nhiều yếu tố dẫn tới tụt lợi, tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là sự thiếu hụt dinh dưỡng cho tế bào nướu, lợi, khiến chúng kém chắc khỏe, các mô liên kết lỏng lẻo nên không “giữ chặt” được chân răng, tạo điều kiện cho nhiều bệnh răng miệng khác như: Viêm lợi, viêm nha chu, tổn thương tủy,...
Tụt lợi là tình trạng như thế nào?
Nếu tình trạng tụt lợi không quá nặng, bạn có thể tự điều trị tại nhà thông qua việc cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cũng như hạn chế một số loại thực phẩm gây hại.
>> Xem thêm: Miệng hôi phải làm sao?
Ăn gì chữa tụt lợi?
Câu hỏi đặt ra là: “Nên ăn gì chữa tụt lợi?”. Để cải thiện tình trạng tụt lợi, người mắc nên ăn nhiều một số thực phẩm sau:
Chất xơ
Chất xơ có tác dụng làm sạch mảng bám và vết bẩn trong khoang miệng. Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tụt lợi. Một số thực phẩm nên ăn như: Bông cải xanh, xà lách, cần tây,… hoa quả tươi như: Bơ, chuối, táo, lê,…
Vitamin C
Ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi,… giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng chảy máu liên tục do tụt lợi.
Nha đam
Nha đam thường được dùng để làm đẹp, nhưng ít ai biết nguyên liệu này còn có tác dụng chữa tụt lợi. Có thể sử dụng nhánh nha đam bôi lên chỗ lợi bị tụt trong 3 – 5 phút mỗi ngày. Sau 2 tuần sẽ thấy nướu se lại.
Trà xanh
Trà xanh có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ mảng bám trên răng nhanh, đồng thời chứa catechin (chất củng cố mô nướu) nên giúp chữa tụt lợi. Khi bị tụt lợi, bạn có thể đun trà xanh lấy nước súc miệng mỗi sáng hoặc uống nước trà xanh thay nước lọc.
Mật ong
Mật ong có thể tiêu diệt những vi khuẩn vùng nướu, giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng tụt lợi. Cách thực hiện như sau: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, chấm mật ong lên vùng lợi bị tụt khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, súc miệng sạch lại với nước. Kiên trì áp dụng 1 lần/ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện.
Mật ong tốt cho người tụt lợi
Ngoài việc sử dụng một số thực phẩm tốt khi bị tụt lợi, bạn cũng nên hạn chế những món ăn sau đây để tránh tình trạng trầm trọng hơn:
Món ăn quá nóng hoặc lạnh
Thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc lạnh sẽ dẫn đến bỏng rát, lở loét, khiến tình trạng tụt lợi nghiêm trọng hơn.
Các loại thịt có sợi dài, khó ăn
Một số loại thịt dai như thịt gà, thịt trâu,… dễ bị giắt răng khi ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm, khiến tình trạng tụt lợi nặng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Người bị tụt lợi nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh quy, kem, nước ngọt,… để tránh kích thích nướu lợi.
Người bị tụt lợi nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường
>>> Xem thêm: Top 5 cách chữa hôi miệng tại nhà
Giải pháp khắc phục tụt lợi an toàn, hiệu quả nhờ thảo dược thiên nhiên
Các biện pháp nêu trên tuy có hiệu quả nhất định nhưng mới chỉ đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng mà chưa cung cấp chất dinh dưỡng cho nướu lợi - mục tiêu quan trọng giúp khắc phục tụt lợi tận gốc.
Bởi vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược vừa an toàn mà lại đạt được tất cả mục tiêu nêu trên. Tiêu biểu hiện nay là dung dịch nha khoa chứa thành phần chính là sáp ong trong cồn, kết hợp với các thảo dược quý như: Lá trầu không, vỏ chay, cùi quả cau, mang tới hiệu quả:
+ Giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tổn thương trong khoang miệng.
+ Nâng cao miễn dịch, tăng cường dinh dưỡng cho tế bào nướu răng, giúp chúng ngày càng chắc khỏe.
+ Giúp giảm đau, săn se nướu lợi, làm thơm miệng tự nhiên.
Cụ thể hơn, nghiên cứu tại Đức cho thấy, trong sáp ong chứa tới 210 vitamin, khoáng chất giúp kháng khuẩn, loại trừ những vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng - nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh răng miệng.
Sáp ong giúp ngăn ngừa tụt lợi hiệu quả
Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc cho kết quả, trong cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất như: Alcaloid, flavon, axit béo... giúp nuôi dưỡng các tế bào lợi, làm lợi săn chắc.
Sự phối hợp của các thảo dược trên đã tạo nên một công thức độc đáo, giúp tình trạng tụt lợi được khắc phục nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát. Sản phẩm còn được bào chế dưới dạng dung dịch đóng chai tiện dùng, thuận tiện khi mang theo.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cải thiện tình trạng tụt lợi. Bên cạnh chế độ sinh hoạt hợp lý, đừng quên sử dụng sản phẩm chứa sáp ong để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nhé!
Trang Linh
|