Nổi mẩn ngứa khi gặp gió là biểu hiện thường gặp của bệnh mề đay. Ngoài các thương tổn trên da như ngứa, phát ban, mẩn đỏ, người mắc còn có thể gặp phải các triệu chứng khác đi kèm ở đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Vậy nguyên nhân gây ngứa khi gặp gió là gì và khắc phục ra sao?
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa khi gặp gió
Theo chuyên gia, nếu da xuất hiện các nốt mẩn ngứa khi tiếp xúc với gió (tự nhiên, quạt...) thì khả năng cao là bệnh mề đay. Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc, đặc trưng bởi những nốt mẩn đỏ, ngứa trên da. Nguyên nhân dẫn đến mề đay có thể do:
- Dị ứng thời tiết: Gió mang theo hơi nóng mùa hè hoặc gió lạnh lúc giao mùa đều là những tác nhân khiến da bị dị ứng, kích thích cơ thể sản sinh histamin tự do gây nổi mẩn ngứa, mề đay.
- Dị ứng với các tác nhân có trong gió: Gió mang theo nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi... Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây dị ứng.
Ngoài 2 yếu tố kể trên thì phần lớn người bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là do có tiền sử dị ứng và mắc các bệnh như: Viêm da cơ địa, sốt cỏ khô…
Mẩn ngứa khi gặp gió là gì?
>>> Xem thêm: Mẩn ngứa mề đay ở trẻ em
Khắc phục nổi mẩn ngứa khi gặp gió thế nào?
Có nhiều cách cải thiện ngứa, mẩn đỏ khi gặp gió, tùy vào mức độ ảnh hưởng mà nó gây ra. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:
Bảo vệ cơ thể trước những yếu tố kích thích
Cách tốt nhất để không bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là tránh tiếp xúc. Tuy nhiên, gió là yếu tố tự nhiên nên không thể loại bỏ, và vì thế, bạn cần hạn chế tiếp xúc một cách tối đa để cải thiện triệu chứng. Cụ thể:
- Cẩn thận khi vào nơi có gió lạnh đột ngột, ví dụ: Điều hòa, quạt mát.
- Che chắn kỹ trước khi ra ngoài, không để da tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh.
- Vệ sinh da, thay đồ khi vào nhà để tránh phấn hoa, bụi bẩn bên ngoài có thể dính trên quần áo và gây ngứa.
Mẹo dân gian
Để giảm nhẹ triệu chứng ngứa, nổi mẩn trên da do gió, bạn có thể sử dụng một vài cách như sau:
- Tắm nước ấm: Đây là một trong những cách giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu do mề đay mẩn ngứa trên da rất nhanh. Lưu ý, nên tắm ở nơi kín gió và có nhiệt độ vừa phải.
- Dùng bột yến mạch: Yến mạch có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da và giảm kích ứng đáng kể. Bạn chỉ cần lấy bột yến mạch pha với chút nước tạo thành hỗn hợp hơi sệt rồi bôi lên phần da bị nổi mẩn ngứa, sau đó rửa sạch lại. Thực hiện liên tục cho đến khi tổn thương giảm dần.
Bột yến mạch giúp làm dịu da và giảm ngứa
>>> Xem thêm: 3 cách giảm ngứa mề đay bằng lá kinh giới
Giải pháp thảo dược giúp giảm ngứa, mề đay và ngăn ngừa tái phát
Nhìn chung, nổi mẩn ngứa khi gặp gió thường là tình trạng mạn tính và hay bị tái phát. Để giải quyết tạm thời triệu chứng này, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc tân dược như kháng histamin, chống viêm corticoid... Tuy nhiên, các thuốc này chỉ giúp giảm ngứa đơn thuần mà không tác động vào gốc rễ gây bệnh và đi kèm với nhiều tác dụng phụ.
Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công một sản phẩm nguồn gốc thảo dược giúp điều tiết công năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường chức năng giải độc, thải độc, nâng cao sức đề kháng, qua đó cải thiện mề đay mẩn ngứa hiệu quả từ bên trong. Đó là sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cao nhàu.
Nhàu giúp giảm ngứa, mề đay hiệu quả
Nhàu có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, kích thích miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giảm ngứa, hạn chế hình thành sẹo. Đồng thời, nhàu tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc. Để nâng cao hiệu quả của nhàu, các nhà khoa học đã kết hợp thêm với cao gan giúp nuôi dưỡng tế bào gan khỏe mạnh, tăng cường chức năng gan, tăng giải độc, bổ máu. Sự có mặt của L-carnitine fumarate đóng vai trò cung cấp năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào khỏi sự tác động từ môi trường ngoài, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Như vậy, sản phẩm chứa cao nhàu không chỉ giúp giảm ngứa, mề đay trước mắt, mà còn tăng cường chức năng giải độc, thải độc, tăng sức đề kháng, phòng tránh tái phát.
Nổi mẩn ngứa khi gặp gió hay xuất hiện ở người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, muốn cải thiện bệnh lâu dài, hạn chế tái phát, chuyên gia khuyên bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cao nhàu mỗi ngày!
Thu Hương
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang – Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng Thành phần: - Cao gan: 250mg. - Cao nhàu: 120mg. - L-carnitine fumarate: 50mg. Công dụng: Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng do cơ thể mạn tính và cấp tính. Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang Hướng dẫn sử dụng: - Dùng 4 - 6 viên/ngày chia 2 lần. - Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. - Nên dùng 1 đợt liên tục từ 2 đến 3 tháng để có kết quả tốt. Để khẳng định chất lượng, cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, hiện nay, nhãn hàng Phụ Bì Khang triển khai chương trình cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả. *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |