Chủ đề tháng 6 số 2: Phòng ngừa suy tim do các bệnh lý tim mạch trực tuyến từ 14h30 ngày 21/6/2012

Phạm Gia Khải
GS.TS
Phạm Gia Khải

Con người ta có thể sống thiếu một số bộ phận trong cơ thể như mắt, tay, chân nhưng không thể sống thiếu một trái tim. Điều này nói lên tầm quan trọng đặc biệt của cơ quan này trong cơ thể. Tuy vậy có rất nhiều nguy cơ đe dọa đến trái tim, đó là những tổn thương thực thể tại tim như: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng tim, hẹp hở van tim, tim bẩm sinh... Một số bệnh của hệ thống mạch máu (bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối…) đều có thể dẫn đến suy tim. Vì thế, các chuyên gia tim mạch đã nhận định rằng “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh về tim mạch”
Suy tim không có nghĩa là tim ngừng đập mà là khả năng bơm và hút máu của tim yếu đi không còn mạnh mẽ nữa, máu lưu thông trong cơ thể với tốc độ chậm chạp hơn, gây nên tình trạng mệt mỏi, ho, phù, khó thở… làm giảm hoặc mất hoàn toàn sức lao động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tim mạch.
Suy tim không chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị hiện nay nhằm giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Suy tim có thể thoái triển, ổn định nếu điều trị nội khoa hoặc ngoại một tối ưu, một số người có thể trở lại hoạt động bình thường. Bởi thế, chẩn đoán kịp thời bệnh rất quan trọng, chẩn đoán đúng và sớm mới mong có được kết quả điều trị tốt nhất.
Để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa sớm hội chứng Suy tim, kính mời quý vị hãy gửi câu hỏi về cho ban tổ chức ở ô đặt câu hỏi phía trên hoặc tham gia giao lưu trực tuyến trong chương trình
tư vấn sức khỏe vào lúc 14h30” chiều thứ 5 ngày 21/06/2012 trên website: www.tuvansuckhoe24h.com.vn với sự tham dự của PGS.TS Phạm Gia KhảiChủ tịch hội tim mạch học Việt Nam., Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch học Đông Nam Á.

XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN 

(Những câu hỏi chưa được trả lời trong thời gian diễn ra Giao lưu trực tuyến và gửi muộn sau thời gian trên sẽ được cập nhật trả lời và chuyển sang mục Hỏi đáp 24h)

  

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ GS.TS Phạm Gia Khải tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào giáo sư. năm nay cháu 41 tuổi cách đây 3 năm cháu được chuần đoán bị hẹp hở van 3 lá dẫn đến suy tim độ 2. Cháu đã được viện tim - Bạch Mai chỉ định nong van bằng bóng. Qua đọc báo cháu thấy nói dùng thốc Ích Tam khang có thể duy trì tốt để hạn chế suy tim phát triển. Vậy xin hỏi giáo sư bệnh của cháu có thể dùng thuốc Ích Tam Khang ...

    Nguyễn Thị Nhạn
    ( 13:30 / 08.09.2012 )
  • Thỉnh thoảng tôi bị đau tức giữa ngực, không lan xuống cánh tay hay cho nào khác. Bản thân ít nhậu, ít hút thuốc. Đi điện tim ở Hòa Hảo không phát hiện bệnh gì. Đau từng cơn một lúc rồi hết, lâu lâu mới bị đau. Tôi rất lo lắng, xin hỏi không biết tôi có bị bệnh gì không? Cảm ơn BS!

    Phan Bá Quyền
    ( 16:49 / 21.06.2012 )
  • Tôi bị hở van hai lá và van ba lá mức độ nhẹ. Bác sĩ đang cho tôi điều trị bằng Penicilline 1000.000 UI và thuốc Bipheras 02 viên/ngày kéo dài 1 tháng. Tôi muốn hỏi có thuốc nào điều trị ngắn hơn và chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý. Cảm ơn giáo sư.

    Lê Tuấn Anh
    ( 16:10 / 21.06.2012 )
  • Tôi bị đau vùng ngực trái, đau nhói từng hồi, đau âm ỉ. Đi khám, có đo điện tim chẩn đoán thiểu mạch vành, uống thuốc mà không bớt. Đi khám, xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm thì chẩn đoán hạ canxi huyết, uống thuốc thấy đỡ, ngưng uống lại đau. Vậy nên uống bao lâu, có nên uống canxi thường ngày không? Bệnh thiểu mạch vành và hạ canxi huyết có giống nhau không?

    Lê Xuân Dũng
    ( 15:54 / 21.06.2012 )
  • Tôi xin hỏi GS Pham gia Khai. Toi bị chuẩn đoán rung nhỉ hiện bác sĩ cho dùng VASTAREl nhung tôi không thấy co tác dụng Vậy tôi có thể dùng thuốc gì?

    PHAM
    ( 15:51 / 21.06.2012 )
  • Mẹ cháu năm nay 51 tuổi được bệnh viện tim mạch Hà Nội chẩn đoán (bị hẹp hở van hai lá). Dạo này mẹ cháu thường xuyên bị họ kéo dài không khỏi.rnXin bác sỹ tư vấn giúp.

    Nguyễ Thị Anh
    ( 15:50 / 21.06.2012 )
  • Gần đây tôi có được nghe nói về phương pháp tế bào gốc có thể điều trị được suy tim. Tôi thấy rất mừng nhưng cũng băn khoăn không biết ở VN có chỗ nào áp dụng chưa và có thành công hay không?

    Vũ Ngọc Phan
    ( 15:50 / 21.06.2012 )
  • Thưa BS con bị đau bả vai trái và khi thở nhói ra trước ngực. Vậy có phải con bi bệnh mạch vành không ạ. Con cảm ơn BS

    phan thị như thủy
    ( 15:50 / 21.06.2012 )
  • Chào giáo sư.Ba của tôi hiện nay hơn 60 tuổi,đang có những triệu chứng như khó thở, cảm giác đè nặng trên ngực...Theo tôi được biết đó là triệu chứng của bệnh tim mạch, cho nên bây giờ tôi muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về bệnh này, những biểu hiện, cách phòng và chữa trị.

    Nguyễ Mạnh Linh
    ( 15:47 / 21.06.2012 )
  • Thưa giáo sư.Thời gian gần đây tôi thường bị đau thắt ngực. Không biết có nguy hiểm không? Có phải tôi đang bị một loại bệnh gì đó về tim hay không? Tôi có nghe nói đến bệnh mạch vành có liên quan đến cơn đau thắt ngực. Xin giáo sư nói rõ về bệnh mạch vành và các triệu chứng của bệnh.

    Trần Thu
    ( 15:42 / 21.06.2012 )
1 2 3 4 Sau
  • Xin hỏi giáo sư, trong bệnh suy tim thì hiểu biết của người bệnh về chế độ ăn chế độ sinh hoạt rất quan trọng trong phòng biến chứng cũng như suy tim năng hơn, vậy đã có những thống kê nào đánh giá về hiểu biết và chế độ tập luyên của người bệnh chưa, và đã có những chương trình nào tư vấn kiến thức cho người bệnh chưa ạ, tôi rất muốn tham gia, vi tôi bị ...

    nguyen ba tam
    ( 11:58 / 08.02.2013 )
  • Cháu chào GS. Năm nay cháu 19 tuổi, cháu bị bệnh tim bẩm sinh. Năm lớp 6 cháu có đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là bị thông liên thất (6mm). Do lúc đó cháu đã nhập học nên không làm phẫu thuật được. Vậy bây giờ với bệnh tình của cháu thì nếu phẫu thuật có gây khó khăn cho việc mang thai và sinh nở sau này không ạ?. Cháu nghe nói về phương pháp bắn ...

    Lê Anh Thương
    ( 17:58 / 29.09.2012 )
  • Thưa Giáo sư cho biết:rn- Cách phân biệt stent thường với stent có tẩm thuốc.rn- Tôi bị cấp cứu do nhồi máu cơ tim và đã được đặt 01 stent ở động mạch vành (đầu tháng 06/2012). Chỉ sau một ngày đặt tôi đã cảm thấy bình thường. Vậy, nay tôi có thể thể dục chạy bộ được không? có thể chơi thể thao Tenis được không?

    Phạm Ngọc Hùng
    ( 22:25 / 29.06.2012 )
  • Cháu thường xuyên đau nhói ở lồng ngực, nhiều lúc cháu rất mệt và khó thở nhất là lúc làm việc nặng, có phải cháu bị suy tim không ạ?

    Từ
    ( 16:11 / 21.06.2012 )
  • Chào Bác sỹ.Khoảng 2 năm trở lại đây thỉnh thoảng ngực bên trái nhói đau, hay hồi hộp, tim đập nhanh, nói chuyện với người khác ấp úng không nói nên lời (thậm chí như người muốn khóc) những lúc như vậy không kiểm soát được suy nghĩ và lời nói. Tôi đã đi khám và chữa bệnh nhiều nơi nhưng chưa khỏi (đã khám Giáo sư Lê Đức Hinh). Từ 2 tháng trở lại đây biểu hiện đó giảm, ...

    Trần Tuấn Anh
    ( 16:06 / 21.06.2012 )
  • Tôi bị mạch vành, hiện nay thấy ho và mệt mỏi nhiều, tôi vẫn đang dùng thuốc tây? cho tôi hỏi dùng Ích Tâm Khang có được không?

    Lê Tấn Quê
    ( 16:04 / 21.06.2012 )
  • Tôi là nữ, 62 tuổi ,bị chuẩn đoán rung nhĩ, tăng lipid máu hỗn hợprnĐã điều trị hai đợt bằng : amiodanonernLipitor, zocor, fénoflexrn Tháng năm vừa rồi thử máu thì lipid máu va cholestérol đã trở lại bình thường. Hiện bác sĩ cho dùng liều duy trì là Vastarel ngày hai viên nhưng dùng thuốc này tôi thấy họng như bị vướng và thỉnh thoảng trong tình trạng bình thường vẫn thấy tim loạn nhịp, tóm lại tình trạng ...

    phanthitinh
    ( 15:44 / 21.06.2012 )
  • Chào giáo sư cháu muốn hỏi chế độ dinh dưỡng đối với người bị bệnh mạch vành.Cháu cảm ơn giáo sư ạ.

    Nguyễn Minh Tú
    ( 15:03 / 21.06.2012 )
  • Chào giáo sư. Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, huyết áp cao, thường xuyên phải dùng thuốc. Gần đây mẹ tôi thường hay đau thắt ngực, có phải mẹ tôi bị suy tim không?

    Trần thu Hiền
    ( 14:58 / 21.06.2012 )
  • Tôi bị suy tim từ đầu năm 2011, từ khi được điều trị bệnh tình đã thuyên giảm nhiều nhưng đêm ngủ vẫn phải kê gối rất cao mới dễ thở, Gs có thể giải thích điều này?

    Vũ Đình Qúi
    ( 14:58 / 21.06.2012 )
1 2 3 Sau

Số lượng người truy cập

12134411