Chủ đề tháng 1 số 1: Phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn tuyến giáp

Trần Đình Ngạn
PGS.TS
Trần Đình Ngạn

Rối loạn tuyến giáp là bệnh nội tiết hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh có thể khác nhau tùy theo từng vùng, từng châu lục, song tại việt Nam, tỷ lệ này chiếm tới 4%. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng tiết ra chất nội tiết tố thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) có vai trò kích thích sự phát triển của tế bào và tổ chức tế bào tác dụng này đặc biệt quan trọng lên sự phát triển chung của toàn bộ cơ thể và hormone này còn tác dụng chuyển hóa ở khắp các bộ phận trọng cơ thể. Khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm, các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tuyến giáp như béo phì, suy nhược, trầm cảm, lo lắng, rụng tóc, rối loạn sinh dục, bệnh tim mạch… Do đó, nhận biết các vấn đề về tuyến giáp là rất quan trọng.

(Ảnh minh họa)

Nếu cơ thể thiếu hormone tuyến giáp sẽ dẫn đến mắc bệnh suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể chậm lại, làm cho suy nghĩ chậm lại, nói ít, ít vận động. Nếu dư hormone giáp sẽ dẫn đến bệnh cường giáp. Người bệnh có những triệu chứng ngược lại theo hướng tăng chuyển hóa như: dễ cáu gắt, ít ngồi yên, sụt cân, uống nhiều, tiểu nhiều cảm giác nóng nực, hay đổ mồ hôi.

Vì bệnh rối loạn tuyến giáp không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng vì thế việc phòng ngừa bệnh là tương đối khó. Để giúp cộng đồng hiểu rõ những lưu ý cần thiết để phòng bệnh tuyến giáp, phương pháp điều trị rối loạn tuyến giáp hiệu quả, quý vị hãy gửi câu hỏi bằng cách đặt câu hỏi vào ô ở phía trên ngay từ bây giờ hoặc tham gia giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30’ ngày 9/1/2014 với chủ đề “Phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn tuyến giáp” để được PGS.TS Trần Đình Ngạn - Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 103 tư vấn  và giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của quý độc giả.

 XEM CLIP TOÀN BỘ NỘI DUNG BUỔI GIAO L ƯU TRỰC TUYẾN  

CÁC CÂU HỎI CỦA ĐỘC GIẢ CHƯA ĐƯỢC GIÁO SƯ GIẢI ĐÁP SẼ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TRẢ LỜI TRONG MỤC HỎI ĐÁP 24H.

Ích Giáp Vương - Tăng cường sức khỏe tuyến giáp hân hạnh tài trợ chương trình này.

 

 

Giao lưu trực tuyến “Phương pháp chẩn đoán và điều trị rối loạn tuyến giáp

 


Nếu thấy thông tin hữu ích bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY để share bài viết này ủng hộ PGS.TS Trần Đình Ngạn tiếp tục thực hiện những chương trình tư vấn sức khỏe mới nhé!

Những chương trình tư vấn khác có thể bạn quan tâm:
NỘI DUNG TƯ VẤN
  • Chào PGS tôi siêu âm và xét nghiệm máu thì kết luận bị suy giáp, cường giáp giai đoạn 1. Nhưng theo tìm hiểu về bệnh thì tôi biết được hai kết luận đó trái ngược nhau. Như thế tôi hiểu có đúng không và làm thế nào để biết mình bị bệnh gì cho thật chính xác? Trường hợp của tôi có sử dụng được Ích giáp vương không?

    Thu Hương
    ( 17:16 / 09.01.2014 )
  • thưa bác sĩ . cách đây 6 tháng cháu  đi siêu âm tuyến giáp ,cháu bị nhân thủy phải kích thước 3mm 4mm .bác sĩ nói 6thang sau siêu âm lại vì có thể do tuổi dậy thì [năm nay cháu 15t] ,và hôm qua cháu lại đi siêu âm thì kích thước là ;4mm 3,6 mm .bác sĩ lại nói 6thang sau siêu âm tiếp.xin bác sĩ cho cháu hỏi liệu cháu có phải đi làm các xét nghiệm ...

    phạm thị bích liên
    ( 17:03 / 09.01.2014 )
  • Chào Giáo sư. Tôi bị cường giáp, bác sĩ dặn tôi có chế độ ăn giảm i ốt. Trong sản phẩm Ích giáp vương có thành phần i ốt, tôi có sử dụng được Ích giáp vương không? Mong GS tư vấn

    Thanh Tâm
    ( 16:56 / 09.01.2014 )
  • Xin hỏi GS mẹ em đã đi khám tại BV Nội tiết trung ương nhiều lần được chẩn đoán là bướu giáp nhân đơn thuần, đã được BS kê đơn uống Levothyrox vài tháng với 2 đợt điều trị như thế rồi nhưng bướu nhân vẫn không khỏi, vậy tại sao BS không mổ phẫu thuật cho mẹ cháu khỏi hẳn thưa GS. Kính mong GS giải đáp giúp em ạ

    Thu Anh
    ( 16:23 / 09.01.2014 )
  • Chào Bác sĩ, Tôi bị cường giáp đang điều trị thì có thai, trong thai kỳ chuyển sang thuốc PTU. Tôi sinh bé gái được 3.1kg trong lúc đó bệnh viện đang có chượng trình tầm soát suy giáp bẩm sinh cho bé, nhưng khi xuất viện thì không có giấy tờ nào cho biết bé đã được kiểm tra và kết quả thế nào. Hỏi thì người bệnh viện trả lời: "chắc không vấn đề gì nên không thấy ...

    Thủy trần
    ( 16:18 / 09.01.2014 )
  • Kính chào GS! Bố em bị ung thư tuyến giáp, vừa được phẫu thuật cắt bỏ, hiện nay đã 4 tháng, xin GS cho em hỏi, giờ em nên bồi bổ cho bố như thế nào, có cần hạn chế thức ăn chứa iod không ạ! Giờ có rất nhiều loại thực phẩm chức năng được bán trên thị trường, không biết có cho bố em uống được không ạ

    Hoài thu
    ( 16:15 / 09.01.2014 )
  • Xin chào PGS Trần Đình Ngạn, mẹ cháu đang bị basedown, cháu xem trên tivi hiện nay có một sản phẩm tên là Ích Giáp Vương có thành phần chính là hải tảo và Kali iod. Cháu không biết có dùng được cho mẹ cháu hay không? Nhà sản xuất khuyến cáo dùng được cả cho suy giáp lẫn cường giáp, mà hai bệnh này cháu thấy trái ngược nhau, cháu xin hỏi PGS có thuốc nào có công dụng ...

    Việt Anh
    ( 15:55 / 09.01.2014 )
  • Dạ, em chào bác sỹ ạ! Em tên Phước, sinh năm 1982 ở Hàm Tân- Bình Thuận, Em muốn hỏi bác sỹ về bệnh tình của em như sau: Em phát hiện và điều trị bệnh bướu cổ basedow vào năm 1998, em uống thuốc điều trị ở bệnh viện Chợ rẫy từ năm 1998 đến năm 2003. Năm 2003 em đi mổ bướu ở bệnh viện Bình dân ở Đà nẵng. 1 năm sau em trở lại bệnh viện Chợ ...

    PhuocPham
    ( 15:49 / 09.01.2014 )
  • Kính chào GS Trần Đình Ngạn, cháu đang bị bệnh cường giáp.Xin GS cho cháu hỏi tác dụng của Kali Iod đối với bệnh cường giáp như thế nào ạ? Cháu được biết bệnh cường giáp không được sử dụng Iod, tại sao KI lại được sử dụng trong điều trị cường giáp ạ?

    Văn Tự
    ( 10:41 / 09.01.2014 )
  • Bác sĩ cho cháu hỏi. Cách đây mấy tháng (7/2013) cháu có lên bệnh viện Hòa Hảo siêu âm tuyến giáp và coa kết luận : tuyến giáp bình thường, nền giáp cấu trúc echo dày, Thùy T có 1 hạt Echo dày KT5mm, bờ giới hạn rõ, không đóng vôi, không tăng sinh mạch máu . Kết luận cuối cùng Phình giáp đơn hạt thùy trái. Như vậy thì cháu có phải uống thuốc hay làm phẫu thuật gì ...

    Phan Thị Hiền
    ( 17:05 / 08.01.2014 )
1 2 3 Sau

Số lượng người truy cập

12120924