-
Chào Bác sĩ, Tôi bị cường giáp đang điều trị thì có thai, trong thai kỳ chuyển sang thuốc PTU. Tôi sinh bé gái được 3.1kg trong lúc đó bệnh viện đang có chượng trình tầm soát suy giáp bẩm sinh cho bé, nhưng khi xuất viện thì không có giấy tờ nào cho biết bé đã được kiểm tra và kết quả thế nào. Hỏi thì người bệnh viện trả lời: "chắc không vấn đề gì nên không thấy giấy ???, về nhà theo dõi bé không theo kịp các bạn cùng lứa thì cho đi Nhi kiểm tra".rnNay bé được 2 tuổi tôi cho bé đi kiểm tra ở Hòa Hảo, kết quả thì trong mức bình thường, bác sĩ bảo sau này không cần kiểm tra nữa bé không bị ảnh hưởng bệnh của mẹ. Vậy nhờ Bác sĩ tư vấn giúp với kết quả xét nghiệm lúc 2 tuổi bé bình thường, nhưng sau này khi bé đến tuổi dậy thì có nguy cơ phát bệnh hay không ? Và ngay từ bây giờ tôi cần theo dõi và kiêng các loại thực phẩm nào không ? Bệnh cường giáp có nguy cơ chuyển sang ung thư tuyến giáp không vậy Bác sĩ. Tôi chân thành càm ơn Bác sĩ.
Thủy trần( 16:18 / 09.01.2014 )Câu hỏi của bạn có khá nhiều vấn đề. Thứ nhất, ở các quốc gia tiên tiến, người ta sẽ xác định các vùng bướu cổ địa phương, kiểm soát việc thiếu hụt i-ốt để dự phòng các trường hợp suy giáp ở trẻ sơ sinh. Cho nên, sau khi đỡ đẻ, người ta thường bấm vào gót chân đứa trẻ lấy máu và thấm vào giấy thấm đặc biệt để xét nghiệm định lượng hormon T3, T4 để xác định xem đứa trẻ có bị suy giáp hay không. Khi đó, người ta sẽ có những thuốc điều trị để chữa cho các bé bị suy giáp bẩm sinh.
Tôi nghĩ ở Việt Nam nên thực hiện công việc hết sức cần thiết này để tránh những gánh nặng cho gia đình và xã hội nuôi dưỡng những đứa trẻ phát triển trí tuệ và thể chất không hoàn thiện.
Tôi nghĩ nhà hộ sinh mà bạn sinh em bé đã thực hiện công việc một cách không chu đáo, khiến bạn phải bận tâm. Tôi nghĩ bạn lo lắng là một điều cần thiết ở mỗi người mẹ khi sinh con. Một đứa con khỏe mạnh, phát triển bình thường là điều mong muốn của bất kỳ người mẹ nào. Tôi khuyên bạn nên cho cháu đi kiểm tra lại để có kết quả chính xác nhất. Nếu mũi không gẫy, rốn không lồi, mặt không xị, 3 tháng biết lẫy, 9 tháng biết đi…đó là phát triển bình thường. Vì vậy bạn nên đưa đứa bé đi khám lại để có kết quả chi tiết, từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời nhất, đảm bảm tương lai cho đứa trẻ.
Câu hỏi cùng nhóm bệnh
- Xin chào bác sỹ, Cháu tên là Nam. Hiện cháu đang sống và làm viêc ở Hà Nội. Mấy ngày gần đây cháu thường bị đau đầu ù tai. Cháu đi khám bác
- Con chào bác sĩ ạ, Thưa bác sĩ, con năm nay 22 tuổi. Cách đây 10 ngày con ngủ dậy thì thấy tai bỗng bị ù và nghe kém hẳn, nhưng không đau nhức, không sốt, không có
- Xin các bác cho cháu hỏi: Mẹ cháu năm nay 60t. Mẹ cháu thường hay bị ù tai (hay có tiếng kêu vo vo trong tai) và đau đâu. Cháu đã cho mẹ đi khám chuyên khoa Tai-
- Bố tôi năm nay 78 tuổi, cụ rất khỏe mạnh và minh mẫn, thế nhưng cụ thường phàn nàn là luôn nghe thấy tiếng u u, vậy bố tôi bị bệnh gì?.
- Tai trái của tôi thời gian qua có hiện tượng o e, giống như tiếng ve kêu và tiếng côn trùng kêu về đêm, nhất là khi ở trong môi trường không gian yên tĩnh. Tôi đ&atild
- Tôi bị ù tai từ sáng hôm qua đến bây giờ. Tôi đã thử máy tai nhưng vẫn không có hiệu quả. Môi trường làm việc của tôi yên tĩnh nhưng phải tiếp xúc với má
- Chào giáo sư, em thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng nên thường xuyên phải nghe điện thoại, theo em được biết nghe điện thoại nhiều cũng có rnrnthể dẫn đến mất thính lực, em rất lo nhưng vì
- Chào GS. Tôi bị vảy nến ở vành tai nên rất ngứa thường xuyên phải gãi, vậy cho tôi hỏi bệnh này có ảnh hưởng đến tai không? Có làm ù tai không?
- Chào Bác sỹ. Em năm nay 32 tuổi. Cách đây 1 tháng em đi khám tai, kết quả bị viêm tai giữa mạn tính và thủng màng nhĩ phải, gẫy hệ xương con trong tai. Hiện tại em đang điều trị viêm
- Anh trai tôi năm nay 35 tuổi, sau một lần gặp tai nạn giao thông thì bị điếc đột ngột cách đây 3 tháng. Dù đã dùng máy trợ thính nhưng khả năng nghe của anh trai tôi khôn