Người mắc bệnh vảy nến thường tự ti về bản thân và phải chịu nhiều khó chịu trong cuộc sống. Đây là bệnh lý tự miễn và rất dễ tái phát trở lại. Tuy nhiên, nếu biết cách áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thuyên giảm bệnh đáng kể cũng như ngăn chặn tái phát hiệu quả. Vậy đâu là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị vảy nến, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến là bệnh tự miễn xuất hiện trên da. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch nhận diện nhầm các tế bào da là tác nhân ngoại lai cần đào thải. Do vậy, một chu kỳ tái tạo da ở người mắc vảy nến chỉ kéo dài từ 3 - 4 ngày trong khi bình thường là 28 - 30 ngày. Lúc này, các tế bào da không kịp chết đi mà xếp chồng lên nhau, tạo thành những mảng dày, đỏ và làm giảm tính đàn hồi vốn có của da. Khi vận động, các lớp tế bào này vỡ ra và chảy máu, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Mảng da bị vảy nến nứt ra và chảy máu khi vận động
Đây không phải là bệnh lây nhiễm nhưng nếu không được điều trị, tổn thương có thể lan rộng, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, thẩm mỹ và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Những tổn thương mà bệnh vảy nến gây ra không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe mà còn khiến cuộc sống của người mắc chịu ảnh hưởng nặng nề như:
- Tổn thương da: Da sưng đỏ, phủ vảy dày đặc, bong tróc thường xuyên khiến người mắc đau đớn, khó chịu. Nếu không có biện pháp chăm sóc da kỹ lưỡng, tình trạng viêm trên da sẽ tiến triển càng tồi tệ hơn, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng huyết, đe dọa tới tính mạng.
- Ảnh hưởng đến khớp: Các triệu chứng tê cứng, đau, nhức có thể xảy ra ở khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối,... khiến người mắc không thể hoạt động bình thường.
- Tâm lý bị tác động: Thực tế cho thấy, các trường hợp mắc vảy nến dễ bị người xung quanh xa lánh, khiến họ vốn đã tự ti về tình trạng tổn thương da của mình lại càng thêm xấu hổ. Điều này làm họ buồn bã, lo nghĩ quá mức, tăng nguy cơ trầm cảm, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn.
Tâm lý ngại ngùng, tự ti khi bị vảy nến
Có thể thấy, vảy nến khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu và áp lực từ cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
>>> XEM THÊM: Đã có thuốc chữa khỏi vảy nến hay chưa?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị vảy nến
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là nền tảng vững chắc cho sức đề kháng của bạn. Đây không chỉ là cách hỗ trợ điều trị vảy nến tích cực mà còn giúp ngăn ngừa bệnh ngay từ ban đầu. Bằng việc bổ sung những thực phẩm sau đây, bạn sẽ sớm nhận thấy sự cải thiện các triệu chứng vảy nến:
Thực phẩm chứa probiotic
Tiêu thụ thực phẩm chứa men vi sinh là cách tuyệt vời để hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ độc tố, giúp giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hãy tìm những thực phẩm hữu cơ hay được nuôi cấy như: Sữa chua, kefir (một loại nấm sữa), súp miso, tương nén,...
Thực phẩm giàu chất xơ
Bằng cách tăng lượng thức ăn giàu chất xơ, bạn có thể giúp cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tránh táo bón và kiểm soát tốt quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể. Hầu hết các loại trái cây, rau, đậu và hạt đều rất giàu thành phần này nên bạn hãy bổ sung thường xuyên trong bữa ăn.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Thực phẩm nhiều kẽm
Kẽm là nguyên tố thiết yếu để giữ cho làn da khỏe mạnh. Một số bằng chứng còn cho thấy, kẽm giúp giảm đau và sưng khớp cho những người mắc bệnh vảy nến. Thịt bò ăn cỏ, thịt cừu, hạt bí ngô, đậu xanh đều là những nguồn nguyên liệu chứa kẽm tuyệt vời.
Thực phẩm giàu vitamin A
Đây là hoạt chất quan trọng giúp giảm viêm, chữa lành da hiệu quả. Nguồn vitamin A bạn nên bổ sung bao gồm: Dưa đỏ, cà rốt, xoài, cà chua, cải xoăn,...
Các loại cá
Cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi là nguồn cung cấp vitamin D cũng như axit béo omega-3 tuyệt vời - chìa khóa để cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả. Ngoài ra, đây là loại protein hàng đầu cho người bị vảy nến thay vì thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa thông thường.
Một số loại thảo mộc
Các loại thảo mộc chứa rất nhiều chất kháng viêm và chống oxy hóa. Chẳng hạn như curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, được biết đến với đặc tính giảm viêm, chữa lành da hiệu quả. Một đánh giá khoa học năm 2012 cho thấy hiệu quả của thành phần này trong việc thay đổi hoạt động của yếu tố cytokine - đóng vai trò thiết yếu làm khởi phát và tiến triển các tổn thương trong vảy nến. Một số thảo dược khác cũng có hiệu quả tương tự, đó là: Tỏi, gừng, đinh hương,...
>>> XEM THÊM: Các loại thuốc điều trị vảy nến thường dùng là gì?
Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị vảy nến
Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính trên da, vì thế, để khắc phục tình trạng hiệu quả cần đạt được 2 mục tiêu chính: Trước mắt cần cải thiện nhanh các triệu chứng bong tróc da, ngứa ngáy, sau đó cần có biện pháp ngăn ngừa tái phát bằng cách tăng cường miễn dịch từ bên trong cơ thể (tác động đến phần gốc, nguyên nhân sâu xa gây bệnh). Chế độ ăn tuy có thể giúp khắc phục tình trạng bệnh nhưng cần thời gian lâu dài thì bạn mới nhận thấy sự cải thiện. Do đó, giới chuyên gia đưa ra lời khuyên nên sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, vừa đảm bảo an toàn mà còn đạt được tất cả những mục tiêu trên. Tiêu biểu là bộ đôi kem bôi dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang và Explaq cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả, an toàn
Sản phẩm Explaq có thành phần chủ đạo là chitosan - được chiết xuất từ các loại vỏ tôm, cua và những loài giáp xác khác, có vai trò truyền phát tín hiệu kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả, ngoài ra còn là yếu tố điều chỉnh sự phân bố dược chất, ổn định pH, dẫn dược chất đến đúng vị trí phát huy tác dụng. Khi phối hợp với các thảo dược quý như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi sẽ giúp tăng cường khả năng làm sạch da, bong sừng bạt vảy, dưỡng ẩm, làm mịn da, nhờ đó cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa tái phát và tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.
Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa của bệnh vảy nến.
Chitosan giúp kháng khuẩn chống viêm hiệu quả
Nắm được chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị vảy nến sẽ giúp cải thiện tình trạng một cách hiệu quả. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa vảy nến tái phát, bạn hãy sử dụng ngay bộ đôi “trong uống – ngoài bôi” Explaq và Kim Miễn Khang mỗi ngày nhé!
Nếu còn thắc mắc về bệnh vảy nến hoặc sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916.757.545 / 0916.755.060 (Zalo/Viber), tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800.6107 để được tư vấn cụ thể.
Hạ Vy