Người bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ, đi bộ không? Xem ngay!

Cập nhật lúc 22:00 / 27.07.2021

Người bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ, đi bộ không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc thường xuyên đi bộ, chạy bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Tuy nhiên với tình trạng khớp gối bị thoái hóa thì người bệnh cũng cần cân nhắc về những bộ môn này.

Thoái hóa khớp gây ra biến chứng gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh mạn tính, thường tiến triển chậm. Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp có thể thúc đẩy sự hình thành của gai xương trên khớp gối dẫn đến bệnh gai khớp gối, đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm như: 

Đau nhức dai dẳng

Đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng kéo dài xuyên suốt quá trình bị bệnh. Càng ngày, các cơn đau càng nhiều hơn, nhức nhối hơn, dai dẳng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, vận động và tâm lý của người bệnh...

Gối bị biến dạng

Thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa, gối thường có hiện tượng sưng to, biến dạng, đau nhức.

 Hình ảnh khớp gối bị biến dạng

Hình ảnh khớp gối bị biến dạng

Không thể đi lại bình thường

Người bị thoái hóa khớp gối không thể đứng thẳng như bình thường, thậm chí đi có thể tập tễnh.

Teo cơ, liệt

Các cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững, cơ có hiện tượng bị teo, người bệnh rơi vào tình trạng liệt...

Người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở vùng khớp gối và cơn đau tăng dần lên mỗi khi hoạt động hoặc di chuyển, khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau. Đặc biệt, cứng khớp buổi sáng là tình trạng thường gặp khi ngủ dậy, người bệnh thấy các khớp của mình cứng, vận động khó, phải tập luyện gấp duỗi một lúc khớp mới vận động dễ dàng hơn. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút. Ngoài các triệu chứng trên, người mắc có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.

>>>XEM THÊM: Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ, đi bộ không?

Như vậy, thoái hóa khớp gối ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc, đặc biệt là việc sinh hoạt. Nhiều người thắc mắc không biết bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không.

Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ. Vì đây là một trong những động tác mạnh có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, khiến sụn khớp và các đầu xương bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra chạy bộ hoặc vận động mạnh còn kích thích những phản ứng viêm xuất hiện, khớp hư, bệnh nhân đau nhức nhiều và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Thay vào đó, người bị thoái hóa khớp gối có thể đổi bộ môn thể dục khác dễ dàng hơn như đi bộ. Có 3 điều cần lưu ý khi hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị thoái hóa khớp gối gồm: Rút ngắn khoảng cách đi bộ, khởi động làm nóng khớp gối trước khi đi bộ và duy trì thời gian đi bộ hợp lý.

Khởi động trước và sau khi đi bộ

Người bệnh bị thoái hóa khớp gối cần có một bước khởi động trước khi đi bộ. Bước này nên được thực hiện ít nhất 10 phút. Bởi việc khởi động trước khi đi bộ sẽ giúp bạn thư giãn cơ, làm nóng khớp gối, khớp gối linh hoạt dễ dàng hơn cho việc đi lại và hạn chế chấn thương.

 Đi bộ đúng cách giúp cải thiện thoái hóa khớp gối

Đi bộ đúng cách giúp cải thiện thoái hóa khớp gối

Khoảng cách đi bộ

Rút ngắn khoảng cách đi bộ là một lưu ý quan trọng cho người bệnh bị thoái hóa khớp gối. Bởi việc bước đi quá dài và đi quá nhanh có thể làm tăng áp lực cho khớp gối, kích thích một cơn đau cấp tính. Bên cạnh đó, càng đi lại, người bệnh sẽ càng có cảm giác đau nhức. Hãy bước đi với khoảng cách và tốc độ vừa phải. Tùy thuộc vào chiều cao, bạn nên giữ khoảng cách đi bộ từ một đến hai bước chân.

Thời gian đi bộ cho người bị thoái hóa khớp gối

Theo chuyên gia, người bệnh bị thoái hóa khớp gối không nên đi bộ quá 30 phút và không được đi quãng đường quá dài. Người bệnh cần chia nhỏ thời gian đi bộ và nên nghỉ ngơi tại chỗ ở mỗi đoạn đường.

>>>XEM THÊM: Dấu hiệu viêm khớp gối và cách cải thiện từ thảo dược

Cải thiện thoái hóa khớp gối từ sản phẩm thảo dược

Như vậy, người bị thoái hóa khớp gối nên lựa chọn một bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng bệnh của mình để quá trình cải thiện đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài việc tác động làm giảm những triệu chứng bên ngoài, thì việc cung cấp dưỡng chất cho sụn khớp, tăng cường khả năng vận động, điều hòa miễn dịch là điều quan trọng hơn cả. Bởi vậy, các chuyên gia xương khớp khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính hy thiêm giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp gối.

Hy thiêm có khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, chống tự miễn rất tốt. Vì thế không chỉ giúp đả thông kinh mạch, cải thiện triệu chứng viêm đau mà còn tăng cường năng lượng cho tế bào, bồi bổ cơ thể chống lại tình trạng đau nhức xương khớp và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Trong một chứng minh về hoạt động chống viêm và giảm đau tại chỗ của hy thiêm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Các hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm – gọi là kirenol có tác dụng kháng viêm và giảm đau tại chỗ đặc biệt hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa chất chống viêm, giảm đau thực vật cùng các vitamin, khoáng chất khác như: Bạch thược, nhũ hương, sói rừng, L-carnitine, boron... cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, chống mệt mỏi, suy nhược và ngăn ngừa bệnh viêm khớp gối tái phát. 

Sản phẩm được nghiên cứu tác dụng tại Hà Nội do TS. Đặng Hồng Hoa – Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E làm trưởng đề tài. Qua nghiên cứu thấy rằng, sản phẩm đã chứng minh những ưu điểm vượt trội như: Giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, bảo vệ các dịch mô khớp, giảm sưng, bớt đau, tăng cường vận động khớp, tránh dính và hủy hoại khớp. Đặc biệt, sản phẩm không gây tương tác với các thuốc khác, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh và an toàn khi dùng lâu dài.

 Cải thiện thoái hóa khớp gối hiệu quả từ thảo dược hy thiêm

Cải thiện thoái hóa khớp gối hiệu quả từ thảo dược hy thiêm

Trong bối cảnh hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo giúp hỗ trợ điều trị tình trạng thoái khớp gối, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên sáng suốt lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu khoa học cho hiệu quả tốt, sản xuất bởi công ty có thương hiệu lâu năm trên thị trường, được các chuyên gia đánh giá cao trong những hội thảo khoa học, được trao tặng các giải thưởng danh giá do người tiêu dùng bình chọn… mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa hy thiêm là một trong số ít sản phẩm thảo dược đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí này. 

Để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính là hy thiêm ngay hôm nay, bạn nhé!

Lê Hồng

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh – Linh nghiệm phương cho viêm khớp dạng thấp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh là sự phối hợp giữa các thành phần thảo dược như: Nhũ hương, sói rừng, bạch thược, hy thiêm và các axit amin khác như L-carnitine, muối magie, tiền hormone Pregnenolone,… giúp giảm và phòng ngừa viêm khớp, giảm sưng, giảm đau, tăng cường phục hồi vận động khớp. 

Công dụng:

Hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh hỗ trợ điều trị đau khớp gối hiệu quả 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh hỗ trợ điều trị viêm khớp gối hiệu quả

Đối tượng sử dụng:

Dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp.

Hướng dẫn sử dụng:

- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.

- Nên sử dụng thành từng đợt từ 2-3 tháng.

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ

Đặc biệt, để tự tin khẳng định chát lượng sản phẩm, nhãn hàng Hoàng Thấp Linh cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả.

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

ĐT: 024 38461530 * 028 62647169 

Số XNQC: 01399/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Nguyễn Hải Vân

Bài viết liên quan

Số lượng người truy cập

12248430