Suy giảm thính lực (hay điếc) là tình trạng bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trước thực tế đó, câu lạc bộ Thăng Long (Hà Nội) đã tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe cho hội viên với chủ đề “Phòng ngừa suy giảm thính lực ở người cao tuổi”vào sáng ngày 31/10/2014 vừa qua.
Tham gia chương trình, đại diện câu lạc bộ đã mời dược sĩ Vũ Phương Thảo tới để tư vấn cách phòng ngừa, nhận biết dấu hiệu và cách điều trị suy giảm thính lực hiện nay.
Chia sẻ tại buổi tư vấn, dược sĩ Thảo cho biết: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính lực do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa, hay bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng. Theo thống kê, điếc ảnh hưởng đến khoảng 1/3 số người trong độ tuổi từ 65 đến 74 và khoảng 1/2 số người từ 75 đến 79. Người cao tuổi bị suy giảm thính lực thường có khuynh hướng ngại tiếp xúc với xã hội, cảm thấy cô độc, trầm cảm và thậm chí tưởng rằng bị con cháu phân biệt đối xử. Điếc tai ở người già bắt đầu từ việc không nghe được những âm thanh tần số cao. Đặc biệt, người già không tự nhận mình bị điếc mà thường cho rằng người khác nói lắp bắp. Dần dần, việc giao tiếp với mọi người xung quanh đòi hỏi phải hết sức cố gắng.
Dược sĩ Thảo tư vấn cách phòng ngừa
suy giảm thính lực ở người cao tuổi tại chương trình.
Hiện tượng điếc ở người già phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, tiếng ồn, chế độ ăn, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, các yếu tố về di truyền, giới tính… giữ vai trò quan trọng trong việc gây suy giảm thính lực.
Về điều trị bệnh điếc bằng thiết bị khuyếch đại âm thanh (máy trợ thính) là chiến lược khả quan. Những thiết bị này giúp bệnh nhân điếc khắc phục các trở ngại khi nghe điện thoại, nghe radio, xem truyền hình hoặc nói chuyện trước đám đông. Tuy nhiên, máy trợ thính cũng có những hạn chế như: người bệnh cần thời gian để thích nghi, phải vệ sinh máy thường xuyên. Đặc biệt đối với người già, việc sử dụng máy móc rườm rà là điều rất phiền toái.
Đông đảo hội viên tham gia chương trình.
Bên cạnh việc dùng máy trợ thính, hiện nay, nhiều bác sĩ cũng như người cao tuổi đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, tiện lợi cho việc sử dụng để tăng cường thính lực. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Thính. Với thành phần chính là cây cối xay từ lâu đã được dân gian sử dụng hiệu quả trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý khác như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính có tác dụng bồi bổ can thận, giúp tăng tuần hoàn và tăng cung cấp ôxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm ở tai. Với những ưu điểm nổi trội đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp dùng cho người bị suy giảm thính lực hoặc phòng ngừa suy giảm thính lực, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Năm 2014, Kim Thính đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.
Tuy là sản phẩm mới nhưng rất nhiều người đã sử dụng Kim Thính hiệu quả, điển hình như chị Hà Thị Vân (Vĩnh Phúc). Từ năm 1999, chị thường xuyên nghe thấy âm thanh lạ trong tai, khiến chị mệt mỏi, khó ngủ. Mỗi khi bị ù tai, chị còn thấy chóng mặt, buồn nôn. Đi khám, bác sĩ nghi ngờ chị bị viêm xoang hàm. Mặc dù đã dùng thuốc theo đơn của bác sĩ hay uống thuốc nam, nhờ thầy cúng, thầy bói nhưng tình trạng bệnh của chị không thuyên giảm. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng dùng Kim Thính với liều 4 viên/ ngày chia làm 2 lần, chị thấy hiệu quả rõ rệt: hết ù tai, không còn âm thanh lạ réo trong tai, đỡ đau đầu, không còn buồn nôn, chóng mặt, người dễ chịu, thính lực cải thiện.
Kết thúc buổi tư vấn, các hội viên đã gửi lời cảm ơn tới dược sĩ Thảo và hy vọng những chương tình hữu ích như thế này sẽ tiếp tục được tổ chức trong thời gian tới nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho hội viên.
M.T