Chùa Kim Long (Thạch Thất, Hà Nội): Bệnh vẩy nến ảnh hưởng tới chất lượng sống như thế nào?

Cập nhật lúc 15:53 / 07.11.2014

Vẩy nến thường gây khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, việc điều trị còn nhiều khó khăn. Để nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, sáng ngày 6/11/2014, chùa Kim Long (Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe cho các tăng ni, phật tử tại chùa với chủ đề “Phòng ngừa và điều trị vẩy nến”.

Tham gia chương trình, trụ trì chùa đã mời dược sĩ Vũ Phương Thảo tới để tư vấn và cung cấp những kiến thức cần thiết về bệnh vẩy nến. Buổi tư vấn có sự tham gia của 240 tăng ni, phật tử. Vẩy nến được coi là bệnh lành tính, không lây nhiễm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.

Vẩy nến xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch, tức là một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì, khiến những tế bào này nhanh chóng bị chết đi. Một số nguyên nhân khác như: di truyền, tâm lý không ổn định, chấn thương, nhiễm khuẩn… cũng làm vẩy nến tái phát hoặc trầm trọng thêm.

Vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, đóng vẩy trắng đục, có giới hạn rõ với vùng da lành và thường xuất hiện ở rìa chân tóc, da đầu, vùng tỳ đè trên cơ thể,… Các vẩy trắng có nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như sáp nến, sau đó, lớp khác sẽ đùn lên thay thế. Vẩy nến khiến người bệnh luôn mặc cảm, tự ti, xa lánh những người xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, giao tiếp của bệnh nhân.

Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng vẩy nến khó điều trị vì hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Trong điều trị vẩy nến, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân các thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, nhưng hầu hết chỉ giúp cải thiện triệu chứng, bệnh dễ tái phát. Mặt khác, những thuốc này thường gây một số tác dụng phụ, đặc biệt là nhóm corticoid. Bệnh nhân mắc vẩy nến tình trạng nặng cũng có thể được áp dụng biện pháp quang hóa như chiếu tia UVB, UVA. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém chi phí và tăng nguy cơ dẫn đến ung thư da.

Đông đảo tăng ni, phật tử tham gia chương trình

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả lâu dài trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến mà không gây tác dụng phụ đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Trong đó, dẫn đầu cho sản phẩm đường uống là Kim Miễn Khang. Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến, ngăn chặn tái phát. 

Năm 2014, Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.

Ảnh minh họa.

Từ khi xuất hiện đến nay, Kim Miễn Khang đã mang lại tin vui cho nhiều bệnh nhân vẩy nến, điển hình là như bà Nguyễn Thị Kim Bình (Hà Nội). Mắc bệnh từ năm 1995, dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng bà vẫn thường xuyên bị ngứa ngáy, khó chịu do vẩy nến. Tuy nhiên, nhờ kết hợp uống Kim Miễn Khang và bôi kem dược liệu Explaq, đến nay, da bà gần như sạch vẩy, láng bóng, không còn vết thâm; hết ngứa và tinh thần thoải mái.

Kết thúc chương trình, đại diện chùa Kim Long đã gửi lời cảm ơn tới dược sĩ Thảo và hy vọng những buổi tư vấn hữu ích như thế này sẽ tiếp tục được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức về một số bệnh thường gặp, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương.

L.P

Nguyễn Thị Hà Anh

Số lượng người truy cập

12247275