-
Chào bác sĩ!Tôi bị đục thể thủy tinh, có người khuyên là phải mổ sớm để mắt sáng đọc báo không cần đeo kính. Nhưng ở chỗ tôi sinh sống, một số người sau khi mổ đục thể thủy tinh được 1 năm, mắt đã mờ hẳn và còn nặng hơn khi chưa phẫu thuật. Đi khám mới biết bị đục bao sau, có người còn bị teo dây thần kinh thị giác. Vậy trường hợp của tôi nên có biện pháp điều trị như thế nào?
Nguyễn Văn Chí( 09:44 / 26.02.2013 )Thể thủy tinh là một trong những bộ phận quan trọng của con mắt. Để mắt có thể nhìn được bình thường, thể thủy tinh phải trong suốt và có tính đàn hồi để giúp mắt thay đổi điều tiết, nhìn xa cũng rõ mà nhìn gần cũng rõ. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, thể thủy tinh càng trở nên mờ đục, mất khả năng điều tiết. Đục thể thủy tinh cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra như bệnh đái tháo đường, do dùng một số thuốc, hoặc sau chấn thương. Khi thể thủy tinh bị đục, nó ngăn cản không cho ánh sáng đi vào trong mắt. Tùy theo mức độ đục mà bệnh nhân sẽ bị giảm thị lực hoặc hoàn toàn không nhìn thấy gì cả, chỉ còn phân biệt được sáng hay tối mà thôi.
Về mặt cấu tạo, thể thủy tinh có 2 phần cơ bản là bao thể thủy tinh (bao bọc ở phía ngoài) và nhân thể thủy tinh ở phía trong. Khi bị đục thể thủy tinh, đa số các trường hợp bị đục nhân bên trong. Cũng có những trường hợp bị mờ đục cả nhân và bao thể thủy tinh.
Để điều trị các trường hợp đục thể thủy tinh, đến nay, chỉ có một phương pháp duy nhất là phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ lấy bỏ phần nhân thể thủy tinh bị đục, sau đó thay thế bằng thể thủy tinh nhân tạo, đặt vào phần bao (vỏ) của thể thủy tinh. Nhờ vậy mà ánh sáng có thể đi vào trong mắt, hội tụ trên võng mạc, bệnh nhân lại nhìn thấy được. Tuy nhiên, sau một thời gian, phần bao thể thủy tinh còn để lại có thể bị mờ đục, làm cho bệnh nhân nhìn mờ trở lại. Với những trường hợp này, các bác sĩ có thể dùng laze để cắt phần bao bị mờ đục để bệnh nhân có thể nhìn lại được. Trường hợp teo gai thị như bác nêu thì hoàn toàn không liên quan gì đến việc điều trị bệnh đục thể thủy tinh. Hay nói cách khác là ngoài bị đục thủy tinh thể thì họ còn gặp phải một bệnh thứ 2 về mắt là teo gai thị.Với trường hợp của bác khi bệnh chưa tiến triển nặng, bác nên đến khám chuyên khoa mắt định kì để có hướng dẫn điều trị kịp thời.
Câu hỏi cùng nhóm bệnh
- Xin chào bác sỹ, Cháu tên là Nam. Hiện cháu đang sống và làm viêc ở Hà Nội. Mấy ngày gần đây cháu thường bị đau đầu ù tai. Cháu đi khám bác
- Con chào bác sĩ ạ, Thưa bác sĩ, con năm nay 22 tuổi. Cách đây 10 ngày con ngủ dậy thì thấy tai bỗng bị ù và nghe kém hẳn, nhưng không đau nhức, không sốt, không có
- Xin các bác cho cháu hỏi: Mẹ cháu năm nay 60t. Mẹ cháu thường hay bị ù tai (hay có tiếng kêu vo vo trong tai) và đau đâu. Cháu đã cho mẹ đi khám chuyên khoa Tai-
- Bố tôi năm nay 78 tuổi, cụ rất khỏe mạnh và minh mẫn, thế nhưng cụ thường phàn nàn là luôn nghe thấy tiếng u u, vậy bố tôi bị bệnh gì?.
- Tai trái của tôi thời gian qua có hiện tượng o e, giống như tiếng ve kêu và tiếng côn trùng kêu về đêm, nhất là khi ở trong môi trường không gian yên tĩnh. Tôi đ&atild
- Tôi bị ù tai từ sáng hôm qua đến bây giờ. Tôi đã thử máy tai nhưng vẫn không có hiệu quả. Môi trường làm việc của tôi yên tĩnh nhưng phải tiếp xúc với má
- Chào giáo sư, em thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng nên thường xuyên phải nghe điện thoại, theo em được biết nghe điện thoại nhiều cũng có rnrnthể dẫn đến mất thính lực, em rất lo nhưng vì
- Chào GS. Tôi bị vảy nến ở vành tai nên rất ngứa thường xuyên phải gãi, vậy cho tôi hỏi bệnh này có ảnh hưởng đến tai không? Có làm ù tai không?
- Chào Bác sỹ. Em năm nay 32 tuổi. Cách đây 1 tháng em đi khám tai, kết quả bị viêm tai giữa mạn tính và thủng màng nhĩ phải, gẫy hệ xương con trong tai. Hiện tại em đang điều trị viêm
- Anh trai tôi năm nay 35 tuổi, sau một lần gặp tai nạn giao thông thì bị điếc đột ngột cách đây 3 tháng. Dù đã dùng máy trợ thính nhưng khả năng nghe của anh trai tôi khôn