Hỏi đáp 24h
  • Cách đây 2-3 năm, em cảm thấy đau mắt và hay bị chảy nước mắt khi ra ngoài nắng, lên xe buýt hay tiếp xúc với gió và khói thuốc. Khi uống nước nhiều hơn bình thường thì mặt bị phù và mắt nhìn khó hơn. Khi đi khám thì bác sĩ nói em bị cận 0.5 diop.rnCách đây gần một năm, em phát hiện mắt mình nhìn vào vật gì cũng có đốm đen. Em đã đi khám tại Viện 103, bác sĩ chẩn đoán là triệu chứng ruồi bay của bệnh đục thủy tinh thể và kê đơn cho một vài loại thuốc. Em muốn hỏi việc điều trị bằng thuốc có hiệu quả không và bao giờ có thể mổ? Em cũng muốn hỏi nguyên nhân bị bệnh vì em chỉ mới 25 tuổi. Xin cảm ơn!

    Trần Thị Huyền Trang
    ( 16:55 / 06.03.2013 )

     Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ trong suốt, thành phần chủ yếu là protein và nước, thực hiện chức năng điều tiết để hình ảnh xuất hiện trên võng mạc. Một số rất ít trường hợp đục thủy tinh thể xuất hiện ngay khi sinh hoặc trong những năm đầu đời do sự thiếu sót enzyme mang tính di truyền, những chấn thương nặng nề của mắt, phẫu thuật mắt hoặc viêm bên trong mắt cũng có thể gây đục thủy tinh thể khi còn trẻ tuổi. Thủy tinh thể bị đục cũng giống như tấm kính bị mờ không nhìn rõ được bên ngoài. Nếu bị đục hoàn toàn, hình ảnh sẽ không vào được võng mạc, gây mù.

    Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều, đi ra nắng giữa trưa, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục. Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm, beta-carotene. Những yếu tố này được gọi là “chất chống oxy hóa” giúp “dọn dẹp” các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Về điều trị, có thể cải thiện sức nhìn bằng cách thay kính, dùng kính phóng đại, hoặc phẫu thuật. Quyết định phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào mức độ giới hạn thị lực mà bệnh nhân cảm thấy.

    Khi ra đường bạn nên đeo kính râm để bảo vệ mắt, thức ăn nên dùng những loại có tác dụng chống oxy hóa như: cam, chanh, bưởi cung cấp vitamin C, gấc, cà chua, đu đủ, những trái có màu đỏ hoặc cam cung cấp vitamin A, giá đậu xanh cung cấp vitamin E. Các chất chống oxy hóa sẽ làm cho tình trạng tổn thương (đục thủy tinh thể) ngừng lại chứ không thể phục hồi.

Câu hỏi cùng nhóm bệnh

Số lượng người truy cập

12248456