-
Bố tôi bị TBMMN đã mổ lấy các máu tụ ra (với tỷ lệ tử vong cao 90% trong khi phẩu thuât-BV Ninh Bình ) . Nhưng sau ca mổ 5 ngày .Bố tôi tỉnh lại ngồi dậy , đi được , ăn uống , nói chuyện bình thường ( rất bất ngờ ) .Nhưng sau 4 ngày sau ( 9 ngày sau phẫu thuật ) Bố tôi sốt cao lên 40 0C phải vào cấp cứu , hồi sức ( Bác sỹ báo bố tôi bị nhiễm khuẩn máu ) . Nguy cơ dẫn đến Viêm màng não Mủ ( khi xét nghiệm tủy ) . Bố tôi bất tỉnh liên tục 18 ngày thở máy oxy, sự sống phụ thuộc thần linh (trong giai đoạn này bác sĩ chủ yếu dùng kháng sinh đánh vào nguy cơ nhiễm khuẩn ). Ngày thứ 19 ( 28 ngày sau phẫu thuật) Bố tôi tỉnh dậy , và bắt đầu khôi phục nói , ăn , cử động các chi được .Với phác đồ thuốc kháng sinh , các dịch truyền cần thiết . Sau 30 ngày điều trị ( 58ngày sau phẫu thuật ) - Bác sỹ Báo bố tôi đã cơ bản ổn định , các chỉ số bình thường , có thể về nhà điều trị . Câu 1 : Xin bác sỹ cho em biết để tránh nguy cơ dẫn đến TBMMN lần nữa đột quỵ tại nhà .Em cần phải có phác đồ điều trị như thế nào là hợp lý .Câu2 : Các thiết bị máy móc , cần thiết để làm được theo phác đồ trên.Xin Bác sỹ trả lời dùm !Chúc các Bác Sĩ có sức khỏe dồi dào .Cám ơn bác sĩ nhiều
NINH VĂN HUYÊN( 12:39 / 01.05.2012 )Thứ nhất phẫu thuật là một trong 7 nguyên tắc điều trị tai biến mạch máu não. Khi chảy máu não dẫn đến máu tụ chúng tôi sẽ bàn với bác sĩ phẫu thuật có thể xem xét mổ để giải áp cho bệnh nhân. Chúng ta phải hình dung như thế này: sọ của chúng ta thì chật hẹp, khi bị chảy máu ra thì có một khối tổ chức máu tụ làm chèn ép tổ chức não, làm xê dịch tổ chức não và nếu không giải áp nhanh thì dễ tử vong nhưng không phải trường hợp nào cũng mổ được. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng nếu chảy máu ở sâu thì tỷ lệ điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật chết ngang nhau, nếu ổ đó lớn mà gần bìa não, khoan sọ hút ra giải áp được hoặc là chảy máu ở tiểu não, có nguy cơ đe dọa tụt kẹt não thì chúng ta phẫu thuật để lấy cục máu tụ ra. Bố của anh trong trường hợp các bác sĩ nội khoa và các bác sĩ ngoại khoa đã hội chẩn đi đến quyết định là giải áp để lấy cục máu tụ ra ,tránh chèn ép cho não. Trong quá trình mổ như thế thì tổ chức não bị phơi bầy ra bên ngoài thì yếu tố nhiễm trùng chắc chắn phải có, hơn nữa sau đó chúng ta phải đặt ống nội khí quản để thở máy, chúng ta phải xông tiểu, chúng ta đặt xông ăn, rất nhiều đường vào gây ra nguy cơ nhiễm trùng. Cho nên, trong quá trình mổ không ai muốn nhiễm trùng cho bệnh nhân, không ai muốn dùng kháng sinh cho bệnh nhân, rất tốn tiền, rất hại cho cơ thể nhưng trong trường hợp này bắt buộc phải dùng. Rất may là trường hợp bệnh nhân nặng như thế mà các đồng nghiệp của chúng tôi đã cứu sống được bệnh nhân, đó là một thành công. vấn đề bây giờ là điều trị như thế nào đó để đừng để tái phát. Điều trị để đừng tái phát này rất quan trọng, chúng ta gọi là điều trị cấp 2: xem bệnh nhân có tăng huyết áp không, nếu tăng huyết áp thì phải điều trị để khống chế huyết áp ở mức độ cho phép, tức là giữ cho huyết áp đừng cao quá 140 mmHg, mà tốt nhất là dưới 130 mmHg, đó là cái quan trọng nhất., Thứ hai tìm hiểu xem nguyên nhân chảy máu não là gì? có thể chúng ta khảo sát bằng trục mạch, để tìm xem có phình mạch không? phình mạch đó còn không? Nơi khác có không để chúng ta có thể can thiệp nội mạch nút Coin để phòng chảy máu tái phát, để phòng ngừa tái phát. , phòng xem bệnh nhân có bị đái tháo đường không, có tăng mỡ máu không, có những yếu tố nguy cơ tôi vừa trình bày ở trên không để tránh nguy cơ tái phát cho bệnh nhân. Ngoài ra vẫn phải tiếp tục đi khám định kỳ, hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị củng cố cho bệnh nhân. Ngoài việc điều trị thì một điểm quan trọng nữa là tập luyện, ăn uống. Ngoài chuyện thuốc men ra rồi thì ăn uống bồi dưỡng đủ sức khỏe để bệnh nhân đủ calo hoạt động hàng ngày. Tránh những thứ làm tăng mỡ máu, tăng đường máu và tập luyện hàng ngày cho bệnh nhân rất quan trọng, để phục hồi chức năng của cơ thể tránh teo cơ, tránh cứng khớp để bệnh nhân trở lại với cộng đồng thì cái đó vừa phải phối hợp giữa tìm hiểu nguyên nhân, dùng thuốc men, ăn uống tập luyện để phòng ngừa tái phát cho bệnh nhân
Câu hỏi cùng nhóm bệnh
- Xin chào bác sỹ, Cháu tên là Nam. Hiện cháu đang sống và làm viêc ở Hà Nội. Mấy ngày gần đây cháu thường bị đau đầu ù tai. Cháu đi khám bác
- Con chào bác sĩ ạ, Thưa bác sĩ, con năm nay 22 tuổi. Cách đây 10 ngày con ngủ dậy thì thấy tai bỗng bị ù và nghe kém hẳn, nhưng không đau nhức, không sốt, không có
- Xin các bác cho cháu hỏi: Mẹ cháu năm nay 60t. Mẹ cháu thường hay bị ù tai (hay có tiếng kêu vo vo trong tai) và đau đâu. Cháu đã cho mẹ đi khám chuyên khoa Tai-
- Bố tôi năm nay 78 tuổi, cụ rất khỏe mạnh và minh mẫn, thế nhưng cụ thường phàn nàn là luôn nghe thấy tiếng u u, vậy bố tôi bị bệnh gì?.
- Tai trái của tôi thời gian qua có hiện tượng o e, giống như tiếng ve kêu và tiếng côn trùng kêu về đêm, nhất là khi ở trong môi trường không gian yên tĩnh. Tôi đ&atild
- Tôi bị ù tai từ sáng hôm qua đến bây giờ. Tôi đã thử máy tai nhưng vẫn không có hiệu quả. Môi trường làm việc của tôi yên tĩnh nhưng phải tiếp xúc với má
- Chào giáo sư, em thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng nên thường xuyên phải nghe điện thoại, theo em được biết nghe điện thoại nhiều cũng có rnrnthể dẫn đến mất thính lực, em rất lo nhưng vì
- Chào GS. Tôi bị vảy nến ở vành tai nên rất ngứa thường xuyên phải gãi, vậy cho tôi hỏi bệnh này có ảnh hưởng đến tai không? Có làm ù tai không?
- Chào Bác sỹ. Em năm nay 32 tuổi. Cách đây 1 tháng em đi khám tai, kết quả bị viêm tai giữa mạn tính và thủng màng nhĩ phải, gẫy hệ xương con trong tai. Hiện tại em đang điều trị viêm
- Anh trai tôi năm nay 35 tuổi, sau một lần gặp tai nạn giao thông thì bị điếc đột ngột cách đây 3 tháng. Dù đã dùng máy trợ thính nhưng khả năng nghe của anh trai tôi khôn