Hỏi đáp 24h
  • Tôi thường xuyên bị đau ở ngón chân cái (bên chân phải) vào ban đêm và bây giờ lan rộng ra cổ chân (bên chân phải). Khi đi khám, kết quả nồng độ axit uric trong máu của tôi rất cao (13.30 mg/dl). Xin hỏi, có phải tôi bị gút không? Ngoài chỉ số nồng độ axit uric trong máu thì còn các dấu hiệu nào để chẩn đoán mắc gút là gì?

    Thế Văn
    ( 09:48 / 24.04.2013 )

     

     Nếu như theo mô tả của bạn, ở độ tuổi trên 40, là nam giới, vị trí đau khớp ở đây là  khớp đốt bàn ngón cái (1 bên hoặc 2 bên) thì theo thống kê có tới 70% bệnh nhân bị gút có khởi phát như vậy. Thứ hai là tính chất khởi phát rất đột ngột và thời gian từ lúc khởi phát tới khi đạt cường độ đau tối đa là vài ba giờ. Cơn đau hay xuất hiện sau các bữa ăn giàu đạm, uống nhiều rượu, bia. Mức độ đau dữ dội mà người ta nói là nếu như ai chưa bị gút thì chưa hiểu hết đến cảm giác đau. Đau kèm theo sưng, nóng, đỏ và phù nề tại các mô cạnh khớp. Kết hợp thêm chỉ tiêu là chỉ số axit uric trong máu tăng.

     

    Hiện nay, người ta căn cứ vào các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh như viêm khớp cấp tính, xét nghiệm thấy nồng độ axit uric trong máu tăng cao hoặc chọc dịch khớp thấy các tinh thể axit uric.

    Trường hợp của bạn, nồng độ axit uric trong máu của bạn gấp đôi so với bình thường (7mg/dl). Bạn nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Câu hỏi cùng nhóm bệnh

Số lượng người truy cập

12247162