Hỏi đáp 24h
  • Ông tôi (65 tuổi) bị gút cách đây 2 năm. Ba tháng trước, ông tôi thấy đau ở vùng bụng, buồn nôn, tiểu buốt (thậm chí có lần bị ra máu). Khi đi khám, bác sĩ cho biết ông tôi bị sỏi thận. Xin hỏi, bệnh gút và sỏi thận có liên quan gì tới nhau và làm sao điều trị song song cả hai bệnh?

    Phú Thịnh
    ( 09:44 / 26.04.2013 )

     Câu hỏi này gần giống câu hỏi trước. Bệnh Gút có thể là hậu quả của việc tăng nồng độ acid uric máu. Việc tăng nồng độ acid uric máu làm tăng , và tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu và lọc qua thận và khi vượt quá độ toan hóa của nước tiểu thì acid uric sẽ bị tủa sẽ làm lắng đọng, và tạo thành sỏi urat, và đặc biệt là sỏi urat này không chụp được bằng phim Xquang thường vì nó không cản quang, hoặc là phải bơm thuốc cản quang, hoặc là bây giờ có phương tiện tốt là siêu âm thì có thể phát hiện được sỏi urat.

    Và bệnh Gút thì hậu quả cuối cùng là dẫn đến sỏi thận, ngoài sỏi thận thì tình trạng nồng độ trong máu, nước tiểu cao, một số có thể tái hấp thu trở lại, có thể lắng đọng ở mô kẽ của thận làm cho tổ chức mô kẽ đó bị xơ hóa, làm cho các neuphron thận bị tổn thương, mất chức năng, và nếu giảm mức trên 70% số lượng neuphron ở mỗi cá thể thì sẽ dẫn đến tình trạng suy thận mạn tính và rất nhiều bệnh nhân bị Gút chết trong tình trạng suy thận mạn tính. Và trường hợp khác sỏi này có thể do cái khác hình thành sỏi, có thể là sỏi hỗn hợp oxalat và urat, có thể phát hiện bằng siêu âm. Và nếu như sỏi này gây ứ tắc nước tiểu có thể viêm đường dẫn niệu, viêm thận bể thận và hậu quả cuối cùng cũng có thể dẫn đến suy thận. Vậy nếu bệnh Gút mà có sỏi thì phải hết sức cảnh giác và phải đi kiểm tra ure, creatinin máu, các chỉ số đánh giá chức năng thận để phát hiện sớm tình trạng sỏi thận dẫn đến suy thân. Và điều chỉnh chế độ ăn, điều chỉnh nồng độ acid uric máu, chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu, làm chậm hay làm giảm nguy cơ dẫn đến suy thận mạn tính dẫn đến tàn phế và tử vong.

Câu hỏi cùng nhóm bệnh

Số lượng người truy cập

12247143