-
Tôi năm nay 36, có triệu chứng cao huyết áp từ năm 16 tuổi. Sau đó lại bình thường, 10 năm sau thấy đau đầu đi khám thì bác sĩ cho biết huyết áp cao nhưng không điều trị. 9 năm sau nữa tức là năm 2011 huyết áp 150/100 bác sĩ có cho uống thuốc 1 thời gian thấy ổn định tôi bỏ không uống nữa. Đến tháng 10/2012 có điều trị ở trung tâm y tế huyện 10 ngày, lúc này huyết áp chỉ xuống 140/100. Tôi lại bỏ thuốc 1 lần nữa. Tháng 5/2013 huyết áp 170/100 xét nghiêm kết luận vô căn (Bác sĩ cho rằng đã quá cao ở tuổi này) và cho hướng điều trị với 5 loại thuốc hạ áp với lời căn dặn phải tuân thủ đúng hướng điều trị. Sau gần 2 tháng uống thuốc huyết áp dần ổn định có lúc 130/90 hay 120/80 tùy thời điểm đo trong ngày. Lần này tôi chắc chắn sẽ uống thuốc liên tục và có lẽ là suốt đời. rnBác sĩ cho biết, với huyết áp như vậy tôi nên đi bộ vào buổi sáng hay buổi chiều? thời gian đi bao nhiêu phút?Có nên chơi cầu lông hay bóng chuyền không?Và việc ngồi lâu với màn hình máy vi tính có nên không?rn
Phan Sinh Điệp( 16:47 / 19.06.2013 )Bạn rất chủ quan với sức khoẻ của mình, đã nhiều lần báo động về tình trạng tăng huyết áp. Bạn đã uống thuốc rồi lại bỏ thuốc. Bệnh tăng huyết áp có thể dẫn tới đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim và vô cùng nguy hiểm tới tính mạng. Có thể bạn nhầm vì không bao giờ kết hợp 5 loại thuốc huyết áp với nhau mà có thể trong các loại thuốc đó phối hợp tối đa là 4 loại thuốc. Đó có thể là kết hợp các loại thuốc khác như thuốc bảo vệ thành mạch, thuốc bổ,… Việc tăng giảm liều, kết hợp thuốc là do bác sĩ tim mạch chỉ định. Bạn cần uống thuốc đều đặn.
Thứ hai, không chỉ dùng thuốc, bạn cần thay đổi lối sống, luyện tập thể thao vừa sức và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, cai thuốc lá, không uống rượu bia,…
Bạn nên đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút và nên đi bộ nhanh (6-7km/ giờ). Nếu bạn chơi cầu lông hoặc bóng chuyền mà không cảm thấy mệt thì có thể chơi được. Bạn có thể tham gia các môn thể dục thể thao vừa sức khác.
Câu hỏi cùng nhóm bệnh
- Xin chào bác sỹ, Cháu tên là Nam. Hiện cháu đang sống và làm viêc ở Hà Nội. Mấy ngày gần đây cháu thường bị đau đầu ù tai. Cháu đi khám bác
- Con chào bác sĩ ạ, Thưa bác sĩ, con năm nay 22 tuổi. Cách đây 10 ngày con ngủ dậy thì thấy tai bỗng bị ù và nghe kém hẳn, nhưng không đau nhức, không sốt, không có
- Xin các bác cho cháu hỏi: Mẹ cháu năm nay 60t. Mẹ cháu thường hay bị ù tai (hay có tiếng kêu vo vo trong tai) và đau đâu. Cháu đã cho mẹ đi khám chuyên khoa Tai-
- Bố tôi năm nay 78 tuổi, cụ rất khỏe mạnh và minh mẫn, thế nhưng cụ thường phàn nàn là luôn nghe thấy tiếng u u, vậy bố tôi bị bệnh gì?.
- Tai trái của tôi thời gian qua có hiện tượng o e, giống như tiếng ve kêu và tiếng côn trùng kêu về đêm, nhất là khi ở trong môi trường không gian yên tĩnh. Tôi đ&atild
- Tôi bị ù tai từ sáng hôm qua đến bây giờ. Tôi đã thử máy tai nhưng vẫn không có hiệu quả. Môi trường làm việc của tôi yên tĩnh nhưng phải tiếp xúc với má
- Chào giáo sư, em thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng nên thường xuyên phải nghe điện thoại, theo em được biết nghe điện thoại nhiều cũng có rnrnthể dẫn đến mất thính lực, em rất lo nhưng vì
- Chào GS. Tôi bị vảy nến ở vành tai nên rất ngứa thường xuyên phải gãi, vậy cho tôi hỏi bệnh này có ảnh hưởng đến tai không? Có làm ù tai không?
- Chào Bác sỹ. Em năm nay 32 tuổi. Cách đây 1 tháng em đi khám tai, kết quả bị viêm tai giữa mạn tính và thủng màng nhĩ phải, gẫy hệ xương con trong tai. Hiện tại em đang điều trị viêm
- Anh trai tôi năm nay 35 tuổi, sau một lần gặp tai nạn giao thông thì bị điếc đột ngột cách đây 3 tháng. Dù đã dùng máy trợ thính nhưng khả năng nghe của anh trai tôi khôn